BÀI HỌC KINH DOANH HAY KINH ĐIỂN, BÀI HỌC KINH DOANH

Bạn còn trẻ, muốn kinh doanh và đang tìm những bài học kinh doanh thực tế, cùng Sapo tham khảo các bài học kinh doanh thực tế và ý nghĩa phải biết trước tuổi 25 nhé.

Bạn đang xem: Bài học kinh doanh hay

1. Bài học kinh doanh từ mặt bằng và cây muỗng

Bài học kinh doanh đầu tiên đến từ một tiệm bán bún nọ khách rất đông và hầu như lúc nào cũng quá tải. Do chế biến ngon nên mặc dù trong hẻm số lượng khách lúc nào cũng đông đúc và luôn luôn trong tình trạng khách đứng chờ cho có bàn để ngồi. Nên mỗi lần mình tới đó ăn là cứ nghe bà chủ "kể khổ" về chuyện mặt bằng; muốn kê thêm vài cái bàn ra phía trước thì bị công an phạt vì tội lấn chiếm lòng lề đường, muốn mua hai cái nhà kế cạnh thì không có tiền mua (và có thể người ta không bán), muốn để bàn trên lầu thì không có chỗ ngủ nghỉ... Thế có phải là bài toán nan giải?

Nhưng lại có một vấn đề khác mà mình cho là nguyên nhân của vấn đề trên mà có lẽ là nhiều người cũng khó chịu với cái việc nhỏ như thế này mà không ai lên tiếng, hoặc có người lên tiếng nhưng bà chủ không chịu nghe. Đó là cây muỗng và đôi đũa, một loại muỗng nhỏ hơn bình thường cho nên số lượng thức ăn (có thể bún hay nước) đưa lên miệng nó ít, còn loại đũa nhựa cứ khiến bún trơn tuột, phải thực hiện nhiều lần mới đưa được cái cần phải đưa lên miệng, điều đó cũng gây cảm giác không thoải mái cho khách hàng.

Nhưng quan trọng ở đây mình muốn nói đến là thời gian. Thí dụ trung bình một người bắt đầu ăn và kết thúc là 10 phút, nếu tạo điều kiện "thuận lợi" hơn thì có thể học kết thúc sớm hơn, có thể mất 7 phút cho một tô bún. Và mỗi người kết thúc sớm hơn vài phút thì bàn ghế sẽ có chỗ sớm hơn, diện tích sẽ "nhiều" hơn. Kinh doanh thuận lợi hơn!

2. Bài học kinh doanh từ ý tưởng hay là cái tôi?

Một lần đọc báo tờ, thấy viết bài về một anh chàng du học sinh ở Singapore về nước khởi nghiệp, mặc dù chỉ mới 22 tuổi nhưng có những ý tưởng rất táo bạo, ý tưởng độc đáo đến nỗi đã thu hút được nhà đầu tư rót cho 7 tỉ để ... mở quán cà phê. Đọc qua bài báo thì hiểu rõ đó là chiêu đánh bóng để quảng cáo cho cái quán đình đám này chuẩn bị khai trương. Thôi thì với bản tính ham tìm tòi và học hỏi nên một thời gian sau mình có tới đó để tham quan và coi cho biết cái độc đáo ở chỗ nào.

Hôm đó không đông khách lắm, ngồi quan sát và cảm thấy không ổn tí nào, nên nói nhỏ với thằng bạn: Quán này chắc có thể đóng cửa sớm. Thằng bạn bảo em thấy bình thường mà, thế là mình mới chỉ ra vài cái cảm nhận ban đầu: Sàn của tầng một làm bằng kiếng, cho nên các cô gái mặc váy hay đầm có đi đứng hoặc ngồi thì nếu khách hàng ở tầng trệt ngước lên thì sẽ xảy ra sự cố "lộ hàng".

Cái thứ hai là nó quá ngột ngạt, bản thân cái quán nó không có sinh khí để thở rồi mà lại làm thêm một mô hình chiếc máy bay rồi để bàn ghế trong đó. Cái tiếp theo là nhân viên phục vụ quá tệ, họ tị nạnh nhau nên cứ đi tới đi lui nhưng làm không được việc...Sau này quán đó bán lại cho một tập đoàn máy tính. Bài học kinh doanh ở đây rất đơn giản, tuổi trẻ có tài là một chuyện nhưng cũng phải biết lắng nghe và tìm hiểu coi khách hàng cần cái gì chứ không phải là mình muốn gì!

*

Bài học kinh doanh từ ý tưởng hay cái tôi

3. Muốn làm gì phải hiểu rõ bản chất?

Một cái shop chuẩn bị khai trương bán cái walkman (máy nghe nhạc) khu tây ba lô. Tôi muốn phân tích lý do mô hình kinh doanh này sẽ không thành công bởi những lý do sau:

- Máy móc qua Việt Nam đã bị đánh thuế nên giá sẽ cao hơn bên đó, hoặc là một số bạn bên đó mua trả góp, chỉ cần bỏ ra một số tiền ít ỏi là sẽ có một cái máy nghe sau đó trả góp lần lần (một số nước chứ không phải là tất cả)

- Khi qua Việt Nam du lịch hầu như ai cũng đem theo ít nhất là một cái nên nhu cầu mua gần như không có.

- Qua Việt Nam tìm hiểu khám phá thưởng thức du ngoạn chứ không phải để... nghe nhạc

- Tây ba lô rất là "kẹo" cho nên vấn đề mua sắm họ tính toán rất kỹ, những mặt hàng không cần thiết hay giá mắc thì không bao giờ họ mua.

- Người ta nói buôn có bạn bán có phường, cho nên khách Việt Nam ra khu này phần lớn là tìm hiểu và mua tour du lịch chứ không ai có nhu cầu mua máy, nếu muốn mua họ sẽ tới những trung tâm, những con đường nổi tiếng có nhiều shop bán loại hàng hóa này...

Mặc bằng lúc đó họ thuê 8 triệu một tháng (hợp đồng 1 năm, trả tiền cọc trước ba tháng là 24 triệu) họ mướn hai nhân viên, một bạn trả 2 triệu một tháng (giá của năm 2007) tính tiền nhà, tiền nhân viên, tiền thuế, điện nước và chi phí phát sinh lặt vặt khác là 15 triệu một tháng. Họ bán 6 tháng chỉ được duy nhất... 1 cái, đúng ra là chủ nhà lấy hết tiền đặt cọc vì hợp đồng mới một năm, nhưng bà chủ tốt bụng thấy tội nghiệp quá nên kiu trả hết lại 24 triệu tiền cọc. Coi như sau 6 tháng họ lỗ khoản 90 triệu.

*

Bài học kinh doanh - muốn làm hiểu rõ bản chất

4. Khách hàng - ông là ai?

Câu chuyện cuối cùng là một cái shop mới khai trương khoảng chừng 2 tháng và hiện giờ cũng còn đang hoạt động. Theo mình shop đó giỏi lắm tồn tại chừng một năm là phá sản, chủ là một siêu mẫu có tiếng trong làng thời trang.

- Đoạn đường đó một chiều không thuận lợi lắm.

- Đối tượng khách hàng nhiều tiền thì họ có thể đi du lịch lòng vòng các nước Châu Á và mua bên đó vì bên đó rẻ hơn, thí dụ có mắc hơn thì cũng là hàng độc.

Xem thêm: Lưỡi Cắt Gạch Bàn Đẩy - Bàn Đẩy Cắt Gạch Giá Tốt T01/2023

- Khách hàng trung lưu hay ít tiền thì cũng không ghé đó mua vì giá nó mắc hơn nhiều so với các shop khác.

- Dựa vào sự nổi tiếng cũng không đúng, vì chủ nhân có bao giờ đứng đó bán hàng đâu mà khách tới đó sẽ gặp.

- Dựa vào mối quan hệ bạn bè cũng chưa chắc, trong những ngành có tính cạnh tranh cao thì chưa chắc mối quan hệ "ngầm" nó tốt hay xấu mà người ta tới mua để ủng hộ....

Điều cuối cùng mình muốn nói là: Khi kinh doanh bạn phải hiểu thật rõ bạn đang làm cái gì, khách hàng là ai và họ từ đâu tới? Những bài học kinh doanh rất đơn giản, thực tế, nhưng có lẽ chính vì đơn giản quá nên mọi người dễ dàng bỏ qua.

Thương trường khác với trường học ở chỗ trường học dạy bạn bài học sau đó mới cho bạn thực hành còn thương trường bạn phải thực hành rồi sau đó mới nhận ra được bài học cho chính mình. Người ta vẫn thường nói “Thương trường như chiến trường” bởi sự cạnh tranh khốc liệt ở đó, chỉ có thành – bại chứ không có lưng chừng. Vì thế, để “đứng vững trên thương trường” ngoài các kiến thức, kỹ năng được học qua trường lớp thì bạn cần trang bị cho mình những bài học kinh doanh được đúc kết từ xưa nay, từ đó rút ra kinh nghiệm cho bản thân. Đó là những bài học kinh doanh gì, hãy cùng cisnet.edu.vn tìm hiểu thêm nhé.


Chiến lược bán hàng online

1. Khái niệm về bài học kinh doanh

Kinh doanh là một ngành nghề dễ nhưng khó, dễ vì ai cũng có thể tham gia kinh doanh nhưng khó ở chỗ không phải ai cũng kinh doanh thành công và tất nhiên sẽ có nhiều sự thất bại, vấp ngã trên những dự án kinh doanh, và bài học kinh doanh là điều được rút ra từ “những lần ngã ngựa” để từ đó chúng ta học hỏi, tránh lặp lại sai lầm và tìm cho mình một hướng đi, tầm nhìn đúng đắn hơn.


*

*

*
Học hỏi kinh nghiệm từ những bài học kinh doanh

2. 6 bài học kinh doanh quan trọng được đúc kết từ cuộc sống

Bài học về sự kiên trì đến cùng: Đây có lẽ là bài học đầu tiên mà bất cứ doanh nào cũng nên học, bởi kinh doanh là một quá trình đầu tư, lên kế hoạch phát triển trong một khoảng thời gian nhất định chứ không thể gặp gỡ thành công ở một sớm một chiều. Kiên trì là cách bạn đối mặt với những khó khăn thời điểm đầu, kiên trì học hỏi, kiên trì hành động theo chiến lược, kiên trì đi đến thành công. Lưu ý rằng sự kiên trì của bạn phải đi đôi với chiến lược đúng đắn dựa trên nguồn phân tích thị trường cụ thể chứ không phải kiên trì với những dự định viển vông.
*
Kiên trì đi đến thành công
Bài học học hỏi từ thất bại: Kể cả thất bại của người khác hay của chính bản thân bạn, cũng đều mang đến những kinh nghiệm quý giá, từ đó làm nền tảng để đi đến thành công, bởi chưa ai thành công mà chưa từng thất bại. Các tỷ phú trên thế giới đều từng chia sẻ những câu chuyện thất bại của riêng mình, nhưng họ cũng nhấn mạnh rằng nếu không có những thất bại đó, có lẽ họ sẽ không phát triển được như ngày hôm nay. Thất bại không phải là thua cuộc, mà bạn đang làm sai cách ở thời điểm đó, chỉ cần nhìn nhận, sửa chữa và tiếp tục thì thành công sẽ mỉm cười.Bài học về việc chớp lấy thời cơ: Thời cơ rất quan trọng trong kinh doanh, một dự án có thể thành công hoặc thất bại một phần phụ thuộc vào thời gian triển khai, bạn cũng vậy, chỉ cần chớp được thời cơ ngay cả trong những lúc khó khăn nhất, tận dụng nó và biến thử thách thành cơ hội, bạn sẽ từng bước chạm đến giấc mơ thành công của mình.

Nhưng để nhận ra thời cơ đang đến, bạn phải đã và đang và sẽ cố gắng phát triển bản thân, phát triển doanh nghiệp của bạn từng ngày, đến một mức nhất định cơ hội mới chớm nở để bạn thử thách và nhận định vị trí của mình sau những cố gắng đã qua. Nếu chỉ mới kinh doanh, không học hỏi và cố gắng thì sẽ không có thời cơ nào đến với bạn cả.

*
Tìm kiếm và sử dụng nhân tài để thành công
Bài học về đổi mới tư duy và hành động: Thế giới ngày càng phát triển và tất cả mọi dự án kinh doanh ra đời đều để phục vụ nhu cầu ngày càng tăng của con người. Vì vậy nếu không thích nghi, đổi mới tư duy, hành động nghĩa là bạn đang đi lùi với nhu cầu thị trường, thị hiếu của người tiêu dùng, vậy khả năng cao là bạn sẽ “ngã đau” trên con đường kinh doanh này đấy. Việc cập nhật xu hướng, đổi mới vừa giúp bạn tăng lợi thế cạnh tranh vừa giúp bạn có cơ hội nhìn ra những điểm mới, những thị trường ngách từ đó vươn lên vị thế cao hơn trên thương trường. Hãy luôn chạy vì thế giới thay đổi mỗi ngày nhé.Bài học về trọng dụng nhân tài: Nhân sự luôn là yếu tố cốt lõi để tạo ra giá trị doanh nghiệp, nếu công ty sở hữu lực lượng nhân viên nhiệt huyết, sáng tạo, giỏi giang thì công ty sẽ có những dự án mang tính đột phá, đạt được nhiều thành công. Tuy nhiên rất nhiều doanh nghiệp chiêu mộ những nhân sự giỏi nhưng phải yếu kém hơn lãnh đạo để bảo toàn quyền lực và không tạo không gian cho họ phát triển hết tiềm năng, như vậy sẽ không có sự bứt phá nào cả.Bài học về niềm tin vào chính mình: Rõ ràng khi vừa kinh doanh, đa số chúng ta sẽ độc bước với rất nhiều khó khăn bủa vây, thay vì tìm cách khắc phục, vượt qua, một số doanh nhân lại nghi ngờ quyết định của mình, nản chí và dễ dàng thay đổi. Không tuân theo một mục tiêu cố định sẽ dễ mất phương hướng và không bao giờ đi đến thành công được.
*
Hãy có niềm tin vào quyết định của chính mình

Kinh doanh quả thật là một chuyện khó khăn và đòi hỏi nhiều sự cố gắng tuy nhiên nó không phải là chuyện không thể làm được. Nếu bạn có ý tưởng, có kếch hoạch cụ thể, hãy tự tin thử sức, phát huy hết khả năng của mình, học hỏi những bài học kinh doanh để tiếp thêm sức mạnh, nhất định bạn sẽ có những sự bứt phá trong sự nghiệp của mình. Chúc bạn thành công!

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

x

Welcome Back!

Login to your account below

Retrieve your password

Please enter your username or email address to reset your password.