Cách Dạy Con Tính Nhẩm Nhanh Trong Phạm Vi 10, Hiệu Quả Nhất

Khi bước vào lớp 1, nhiều trẻ không cảm thấy thú vị với các con số, đặc biệt khi học các phép tính cộng, trừ. Chính vì vậy, nếu các bậc phụ huynh nắm được cách dạy bé lớp 1 tính nhẩm nhanh sẽ giúp trẻ nuôi dưỡng tình yêu với môn toán. Hãy theo dõi bài viết dưới đây để “bỏ túi” cho mình những cách tính nhẩm cho trẻ lớp 1 ngay nhé!

Cách dạy bé lớp 1 tính nhẩm nhanh

1. Giúp trẻ phát triển cảm giác về những con số

Dạy trẻ tính nhẩm chính là phương pháp giúp trẻ rèn luyện tư duy về các con số. Phương pháp này không chỉ giúp trẻ kích thích sự tìm tòi, khám phá mà còn giúp trẻ nuôi dưỡng tình yêu với môn toán hơn. Các bậc phụ huynh có thể dạy trẻ lớp 1 tính nhẩm của người Nhật như sau:

Đầu tiên, cha mẹ hãy giúp con phát triển về những con số. Trước khi cho trẻ đi tìm hiểu các phép tính với khái niệm cộng, trừ, hãy giúp trẻ hiểu ý nghĩa của các con số và cảm giác về chúng.Có rất nhiều cách để rèn luyện và tạo cảm xúc cho trẻ với các con số.Nhờ vậy, bạn có thể áp dụng cách dạy trẻ học thuộcbảng cộng trừ đơn giản hơn.

Bạn đang xem: Cách dạy con tính nhẩm nhanh trong phạm vi 10

*

Bạn có thể dạy trẻ tính nhẩm thần tốc của người Nhật

Ví dụ, cha mẹ có thể hỏi trẻ có bao nhiêu cách khác nhau để tạo ra số 5? Trẻ sẽ trả lời rằng gồm có các cặp số: 0 và 5, 1 và 4, 2 và 3. Việc này sẽ giúp bé yêu kích thích tư duy, có thêm những hiểu biết về thực tế. Đây chính là bước tiền để để đưa ra các ví dụ trừu tượng khác.

2. Hướng dẫn con đếm cách 2 đơn vị

Cách dạy bé lớp 1 tính nhẩm nhanh khi đếm cách 2 đơn vị đó là cho trẻ đếm 2, 4, 6, 8.Những tập hợp số tăng dần sẽ giúp trẻ hiểu việc cộng thêm thì sẽ bỏ bỏ qua số tiếp theo. Còn trừ đi sẽ cho số trước đó, dần dần bạn sẽ tăng độ khó lên và cho trẻ đếm cách 5 số như 5, 10, 15.

3. Sử dụng dụng cụ để làm toán

Cha mẹ có thể sử dụng cách tính nhẩm cộng trừ nhanh bằng tay hoặc quy tính, bút. Để dạy trẻ làm các phép tính cộng, trừ. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể thêm vào tính trừu tượng cho phép tính bằng cách tưởng tượng ra những câu chuyện như: mẹ mua 6 quả cà rốt để ở dưới bếp, nhưng có một chú thỏ con đến và đã lấy mất 2 quả. Sau đó, nói con tưởng tượng xem còn bao nhiêu quả cà rốt?

4. Sử dụng câu đố

Cha mẹ có thể kết hợp những câu đố đơn giản hoặc chơi trò chơi về các phép tính cộng, trừ. Chẳng hạn đố nhanh trẻ 2+2 bằng mấy? 6-0 bằng bao nhiêu. Khi áp dụng các trò chơi và câu đố vào các phép toán, trẻ có thể vừa học, vừa chơi, giúp cho tinh thần thoải mái, không còn cảm thấy tẻ nhạt với các con số như trước đây.

5. Cho con tham gia các chương trình học toán trên mạng

Trẻ em thường nhanh chán khi thực hành cộng, trừ bằng cách phép tính thông thường. Chính vì vậy cách dạy bé lớp 1 tính nhẩm nhanh là cho trẻ tham gia vào các chương trình học bổ trợ trên mạng. Việc này sẽ giúp trẻ hứng thú hơn khi thực hiện các phép tính khô khan. Nếu cha mẹ có điều kiện thì hãy cho trẻ thực hành thường xuyên để trẻ hứng thú hơn với việc tính nhẩm các con số. Hoặc các bậc cha mẹ có thể cho trẻ tham khảohọc toán Sorobangiúp trẻ sở hữu não bộ thiên tài.

*

Cách dạy bé lớp 1 tính nhẩm nhanh là cho trẻ tham gia vào các chương trình học bổ trợ trên mạng

4. Cách tính nhẩm cộng trừ nhanh bằng tay

Việc tính nhẩm nhanh và chính xác sẽ giúp con yêu học tốt môn toán. Một trong những phương pháp giúp trẻ lớp 1 tính nhẩm nhanh mà không cần đặt bút đó chính là phương pháp Finger Math. Áp dụng phương pháp này, trẻ có thể cộng, trừ liên tiếp nhiều số với nhau, miễn là kết quả nhỏ hơn 100.

Phương pháp này rất đơn giản, không đòi hỏi trẻ phải tư duy quá nhiều. Theo đánh giá của các chuyên gia giáo dục, đây chính là phương pháp mang lại hiệu quả đối với tất cả các bé, đặc biệt là các bé học chậm và học yếu môn toán.

Cách dạy bé lớp 1 tính nhẩm nhanh chỉ bằng 5 bước

- Bước 1: Trước khi muốn bé tính nhẩm nhanh, bố mẹ cần tạo cho con những cách suy đoán khác nhau về một con số. Cụ thể: số 3 sẽ được tạo ra bằng 0 và 3 hoặc 2 và 1, hoặc 1,1,1. Với bước này, bé sẽ có thể trừu tượng hóa các số để thực hiện nhiều phép tính từ đơn giản đến phức tạp.

- Bước 2: Dạy trẻ đếm một chuỗi số chẵn và số lẻ. Nếu thực hiện phép cộng nghĩa là bé phải cộng thêm, còn phép trừ thì là bỏ đi một phần của số trước đó.

- Bước 3: Thực hiện các phép tính đơn giản bằng que tính hoặc ví dụ thực tế để bé tưởng tượng ra kết quả một cách dễ dàng. Ví dụ, có 5 con chim đậu trên cành, có một con bay mất thì trên cành lúc này còn lại mấy con chim?

- Bước 4: Chơi các trò chơi đố nhanh thông qua những thủ thuật thú vị như: thực hiện phép tính 5+5 bằng hạt đỗ hoặc 10-3 bằng những chiếc kẹo nhiều màu sắc.

- Bước 5: Tìm kiếm các chương trình hoặc phần mềm học tính toán bổ trợ trên Internet để trẻ cảm thấy việc học trở nên thú vị và hứng thú hơn rất nhiều.

Như vậy, trong bài viết trên, UNICA đã chia sẻ cho các bạn cách dạy bé lớp 1 tính nhẩm nhanh. Với những thông tin mà chúng tôi chia sẻ ở trên, chắc hẳn các bậc phụ huynh đã “bỏ túi” được những phương pháp dạy trẻ lớp 1 tính nhẩm hiệu quả. Bạn đọc quan tâm, mời tham khảo khoá học nuôi dạy con trên Unica để có được những cách, mẹo nuôi con phù hợp cho mình giúp bé khoẻ mẹ an tâm hơn.

Phép cộng trong phạm vi 10 là bài học cơ bản trong Toán học dành cho học sinh lớp 1. Với các mẹo sau, bố mẹ có thể hỗ trợ bé hoàn thành nhanh bài toán cộng trong phạm vi 10.

Đối với học sinh lớp 1, Toán học là bộ môn gây hứng thú nhất cho trẻ. Phép cộng trừ trong phạm vi 10 là bài học cơ bản nhất. Vậy làm thế nào để trẻ có thể học tốt bài học này mà không nhàm chán? Một số mẹo trong bài viết có thể giúp bé nhẩm nhanh và đưa ra đáp án chính xác.


3 lợi ích đến từ việc học Toán cho trẻ

Không tự nhiên bộ môn Toán học được đưa vào giảng dạy tại trường học. Đó là nhờ 3 lợi ích sau đây mà môn Toán đem lại cho trẻ:

Toán học là bộ môn thể thao dành riêng cho não bộ giúp kích thích sự phản xạ, sáng tạo và tư duy tốt hơn. Rèn luyện thói quen tập trung cao độ khi giải quyết một vấn đề bất kỳ. Từ đó, đưa ra phương án giải quyết vấn đề nhanh chóng và mang lại hiệu quả.

Đây là 3 lợi ích quyết định đến tương lai của trẻ. Do đó, nếu trẻ có niềm đam mê với môn Toán, bố mẹ hãy mạnh dạn đầu tư cho con. Những kinh nghiệm học được từ môn Toán sẽ giúp các con thành công khi trưởng thành.

Xem thêm: Khéo Tay Với 2 Cách Đính Hạt Đá Lên Áo Dài Màu Cam, (112)Cách Ủi Hột Xoàn Lên Áo

Đó là lợi ích có được từ việc cho con học Toán đúng cách và dạy đúng phương pháp. Với độ tuổi học lớp 1, trẻ còn bị phân tâm, nếu gây áp lực học tập và dạy sai phương pháp thì sẽ thế nào?


*

Tác hại của việc học Toán sai phương pháp


Và đây chính là tác hại của việc học Toán sai cách và gây áp lực cho trẻ:


Sợ học: Bố mẹ đừng tạo áp lực mà hãy từ từ khơi gợi óc tò mò khi trẻ vừa tiếp xúc với môn Toán. Học đúng trình tự, vừa sức. Nếu học nâng cao quá sức sẽ khiến trẻ nghĩ môn Toán rất khó, nhàm chán và bắt đầu trốn tránh môn học này. Thụ động, kém tư duy – sáng tạo: Học Toán là để tư duy, phân tích chứ không phải cái máy giải đề. Cho nên, bố mẹ hãy để con tự rèn luyện, hỗ trợ con khi cần. Ngại tiếp thu cái mới: Trẻ ở độ tuổi nào, bố mẹ hãy cho học kiến thức ở trình độ ấy. Nếu tiếp xúc trước hoặc học qua bài học mới dễ gây cho trẻ tâm lý ngại tiếp thu các dạng toán mới hoặc phép tính mới. Bắt bộ não làm việc quá sức: Tuyệt đối không để bộ não hoạt động quá sức cho việc học. Chỉ khi não bộ thoải mái mới có thể tư duy tốt và tiếp thu bài học nhanh.

Cách giúp trẻ tính nhanh phép cộng trong phạm vi 10

Khi hỏi “5 + 5 = ?”, các bé học qua có thể trả lời nhanh chóng đáp án bằng 10. Thế nhưng, với trẻ mới bắt đầu, làm sao để chúng hiểu được “5 + 5 = 10”? Bố mẹ hãy dạy cho trẻ những kiến thức nền tảng ngay từ khi bắt đầu nhé.

Chữ số: Là ký hiệu dùng trong Toán học. Mỗi số là một đơn vị. Ví dụ: chữ số 2 ký hiệu 2 đơn vị, chữ số 5 là ký hiệu cho 5 đơn vị. Phép tính cộng: Cộng là một phép tính dùng trong Toán học, cộng có nghĩa là thêm vào. 4 + 1 có nghĩa là 4 thêm 1. Tập đếm số: Tập đếm số từ 1 đến 10, đến nhảy số theo số chẵn và số lẻ để con có thể phân biệt. Nhờ dụng cụ hỗ trợ: Nếu con bắt đầu nhàm chán khi học, bố mẹ hãy nhờ đến các công cụ như que tính, viên bi, đồ chơi,… để tạo điều mới mẻ và thích thú khi học. Dùng mẹo tính nhanh: Bố mẹ hãy đưa ra những con số đặc biệt như 1 + 1 = 2, 2 + 2 = 4, 4 + 4 = 8,… để kích thích ham muốn học tập của trẻ.

4 dạng bài tập giúp bé học phép cộng trong phạm vi 10 tốt hơn

Sau khi đã dạy trẻ nắm rõ những kiến thức nền tảng về chữ số, bố mẹ hãy cùng con thực hành các dạng bài tập sau để nâng cao sự nhanh nhạy khi tính toán cho trẻ nhé!

1. Đếm số vật và điền vào ô trống

Với đồ vật bất kỳ: quả cam, chiếc bánh, cái nhà, cái xe,… hãy cho trẻ đếm và thực hiện phép cộng trong phạm vi 10. Sau khi có đáp án đúng, bạn hướng dẫn trẻ điền vào ô trống bên dưới.

Các dạng toán cộng trong phạm vi 10 này giúp con nhận diện được đồ vật, số lượng cũng như tổng đồ vật sau khi thực hiện phép tính.

“7 + 3 = 10” – Gợi ý bài đầu tiên và cho trẻ thực hành các bài tiếp theo

2. Kết hợp với số 0

Kết hợp số 0 với các dạng toán cộng trong phạm vi 10 giúp trẻ nhận diện số tốt hơn. Bố mẹ cũng có thể cho trẻ học phép cộng trong phạm vi 10 khi kết hợp các con số với số 0. Ví dụ: 0 + 5 = ?, 7 + 0 = ?, 10 + 0 = ?,…


Bài tập này giúp con nhận diện số 0 khi thực hiện phép tính cộng với 1 số bất kỳ trong phạm vi 10 đều bằng chính nó. Lý thuyết này rất tốt cho con khi học đến các bài tập nâng cao.

3. Điền vào ô trống

Dạng bài tập này rất quen thuộc khi con học phép cộng trong phạm vi 10. Điền số thích hợp vào ô trống giúp con có thể tính nhẩm nhanh chóng.

Điền vào ô trống số thích hợp

4. Viết phép tính thích hợp

Ngoài việc thực hiện phép tính đúng, với dạng bài tập viết phép tính đúng giúp con tăng khả năng quan sát hình ảnh và phán đoán nhanh nhẹn.

Còn rất nhiều dạng bài tập có thể giúp trẻ hoàn thành xuất sắc bài học phép cộng trừ trong phạm vi 10. Và bảng phép tính dưới đây sẽ giúp con làm quen nhanh hơn với phép cộng và trừ.

Cộng là thêm, trừ là bớt

Bảng phép tính cộng trừ trong phạm vi 10

Đối với học sinh lớp 1 trong đang trong độ vàng phát triển các kỹ năng về trí tuệ. Chính vì thế, bố mẹ hãy giúp con tự thiết lập các mục tiêu đạt được, trong đó có bảng phép tính cộng trừ trong phạm vi 10.

Bố mẹ hãy nhắc nhở, hỗ trợ con đọc bảng phép tính cộng trừ trong phạm vi 10 dưới đây 3 lần/ngày nhé. Việc lặp đi lặp lại bảng phép tính này giúp con ghi nhớ tốt phép tính cộng – trừ và có thể nhẩm nhanh đáp án bất kỳ lúc nào được ra đề.

1. Bảng phép tính cộng trong phạm vi 10

Các phép toán cộng trong phạm vi 10 lần lượt từ trái sang phải

2. Bảng phép tính trừ trong phạm vi 10

Học phép trừ trong phạm vi 10 lần lượt từ trái sang phải

Ngoài học Toán, bố mẹ hãy dành thời gian chơi đùa và thư giãn bên cạnh trẻ. Vì bố mẹ chính là động lực để học tập và cố gắng mỗi ngày.

Với các kiến thức căn bản và mẹo thông minh Marry
Baby đã đề cập, hy vọng bố mẹ và bé có thể học tốt bài học phép cộng trong phạm vi 10 này.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

x

Welcome Back!

Login to your account below

Retrieve your password

Please enter your username or email address to reset your password.