CÁCH HỌC GIẢI PHẪU HIỆU QUẢ, GIẢI PHẪU: HỌC GIẢI PHẪU NHƯ THẾ NÀO

Không chỉ sách dày và nhiều sách cần phải đọc(sách giao khoa của bộ môn, 3 tập sách của thầy Trịnh Văn Minh nữa).

Bạn đang xem: Cách học giải phẫu hiệu quả

Mà từng bài học đều dày từ 30 – 50 trang, và còn phải nhớ từng chi tiết trong đó nữa(từ nguyên ủy đến bám tận, rồi đường đi – mạch máu và thần kinh chi phối…)

Quá nhiều thứ cần phải xử lý với một “cái não” vẫn quen cách học thời cấp ba – ĐỌC ĐI ĐỌC LẠI, CHÉP ĐI CHÉP LẠI. (Kiểu như win 95 mà chạy phần mềm của win 10 vậy. Cứ đơ suốt).

LÀM SAO ĐÂY?

LÀM THẾ NÀO ĐỂ HỌC TỐT GIẢI PHẪU?

LÀM THẾ NÀO ĐỂ GHI NHỚ CÁC CHI TIẾT GIẢI PHẪU?

THẬM CHÍ, vì nó là môn sẽ thi nội trú khi tốt nghiệp Y6, nên “Có cách nào để GHI NHỚ NÓ ĐẾN Y6 KHÔNG?”

(Bạn cũng từng hỏi như vậy phải không?)

Các học viên mới của tôi, khi tham dự chương trình HUH (How to use your head), cũng liên tục đặt những câu hỏi như vậy.

Và đây là một vài gợi ý dành cho bạn:

Thứ nhất, cần “RÕ RÀNG TRONG TƯ DUY”.

Xét về tổng quan, các môn học trong trường y dược được phân thành hai “nhóm” lớn.

Một nhóm bao gồm các môn như Giải phẫu, mô phôi, giải phẫu bệnh … (được gọi là các môn hình thái học).

Nhóm còn lại liên quan đến cơ chế – lý luận (như sinh lý, sinh lý bệnh, bệnh học, dược lý …)

Mục tiêu ghi nhớ của các môn hình thái học được “nâng dần” theo sự tiến bộ của học viên:

Mức cơ bản: Nhớ được “tên” của chi tiết.Cao hơn: Nhớ được “vị trí tương quan” (đường đi, liên quan trên dưới trái phải trong ngoài)Cao: Nhớ được “tác động” của nó với hoạt động của cơ thể.

Nghĩa là, khi bạn bắt đầu học giải phẫu. Hãy đặt cho mình mục tiêu nhớ tên của chi tiết trước tiên.

Sau khi làm được việc đó rồi …

Ta mới tiến lên nấc thang tiếp theo … là nhớ vị trí tương quan của nó. Đừng vội bắt mình phải ăn hết cả con voi trong một bữa.

Bạn biết nên làm gì rồi đó:

“Ăn từng miếng một, nhiều bữa một”.

Ngày đầu tiên, các sinh viên y dược trong lớp học HUH cũng hoảng lắm.

Và họ cần tôi làm một vài thủ pháp để bình an trở lại.

“Tại sao ư?”

Hãy tưởng tượng mà xem, bạn từng thấy một người hoảng loạn chưa?

Họ chẳng còn suy nghĩ nữa, họ hành động theo bản năng.

Và những người đó sẽ học theo bản năng – ĐỌC LẶP ĐI LẶP LẠI.

Càng hoảng à càng lặp lại à càng không nhớ được.

Khi bình an, tâm trí sẽ sáng suốt để sáng tạo nhiều hơn.

Thứ hai, cần xây dựng “MỐC”.

Mốc là cái gì vậy?

GƯỢM ĐÃ!

Trước khi giải thích cho bạn: mốc là cái gì.

Xem thêm: Cổng thông tin điện tử cần thơ online, báo cần thơ online

Có phải, bạn muốn NHỚ NHANH VÀ NHỚ LÂU không?

Nếu tôi nói “Quả táo tầu”

Tâm trí bạn sẽ nghĩ tới hình ảnh gì?

Đúng rồi, một quả táo màu đỏ to như nắm tay hiện lên trong tâm trí bạn.

Thế tôi nói “Quả dưa hấu”

Tấm trí bạn sẽ nghĩ tới hình ảnh gì?

Đúng rồi, chính nó đấy, quả dưa hấu to tròn mọng nước. Bên ngoài vỏ xanh, bên trong đỏ hắc.

Đến tuổi này, chúng ta đã có khá nhiều trải nghiệm.

Và mỗi khi nhắc tới một cái gì đó (một từ ngữ nào đó), thì lập tức tâm trí ta sẽ xuất hiện những hình ảnh “liên quan”.

Cái hình ảnh “liên quan” đó tôi gọi nó là mốc.

Dĩ nhiên, hình ảnh đó chỉ là một phần của mốc thôi. (học viên HUH được dạy từng bước để xây dựng “tất cả” các loại mốc ghi nhớ).

Câu hỏi là …

“Bạn đã biết tận dụng những hình ảnh/ trải nghiệm trong quá khứ để giúp mình nhớ nhanh và nhớ lâu chưa?”

Một số bạn vẫn thường nhớ tên một người mới biết, bằng cách tìm xem có nét gì tương đồng với những người bạn trước đây không.

Đó là minh chứng cho việc ta đang dùng MỐC để ghi nhớ.

Và cách để nhớ giải phẫu cũng tương tự như vậy.

Dĩ nhiên, nhiều lúc ta cần biến đổi qua vài chặng.

Hãy tưởng tượng, chỉ cần sau 5 – 7 ngày tham dự HUH, bạn sẽ thành thạo các kỹ thuật biến đổi và xây dựng mốc đó.

Điều gì sẽ xảy ra nhỉ?

Bạn sẽ không còn phải lo lắng với môn giải phẫu nữa.

Không chỉ môn giải phẫu, mà còn …

Các môn hình thái học khác nữa (mô phôi, giải phẫu bệnh…)

“LÀM THẾ NÀO TÔI CÓ THỂ ĐĂNG KÝ HỌC HUH VẬY”

Rất may cho bạn!

Giờ đây HUH đã có thể học online.

Bạn có thể học bất kỳ đâu, bất cứ lúc nào.

Các bài giảng thêm (hướng dẫn hàng tuần) đều được ghi hình lại, và bạn có thể học đi học lại nếu muốn.

Y học cơ sở
Giải phẫu
Ký sinh trùng
Chẩn đoán hình ảnh
Y học chuyên ngành
Nội khoa
Ngoại khoa
Chuyên khoa lẻ
Tài liệu y khoa
Ebook
Tài liệu khác
Ngân hàng đề thi
Nội khoa
Bác sĩ nội trú
Tài liệu ôn thi
Khóa học Vip

Mình có nhận được khá nhiều yêu cầu của các bạn về việc làm thế nào để học tốt môn Giải phẫu. Thật sự thì Giải phẫu là một môn học không thể thiếu được đối với các bạn sinh viên Y. Giải phẫu là một môn học hay, nhưng nó cũng là một môn học rất khó đối với các bạn!

Mỗi người đều có những chiến lược, phương pháp học tập riêng của mình! Hôm nay mình cũng xin phép được viết một bài tóm tắt, gợi ý, một vài chia sẻ kinh nghiệm để học tốt môn Giải phẫu!

Mình chắc hẳn là có nhiều bạn khi đi hỏi kinh nghiệm làm sao để học tốt môn Giải phẫu, câu trả lời đầu tiên mà các bạn nhận được phần lớn sẽ là ” Cố gắng đọc và nhồi nhét… “. Nhưng đọc và nhồi nhét như thế nào cho hiệu quả! Mỗi người sẽ có những phương pháp riêng mà bạn cảm thấy phù hợp với mình nhất… Mình có một vài chia sẻ như thế này:

– Về mặt phương pháp, kinh nghiệm: Học như thế nào để dễ nhớ hơn. Kiến thức giải phẫu thì rất nhiều, thời gian học thì cũng hạn chế. Vì vậy bạn phải xác định rõ mục tiêu học của mình trước! Cái này thì tùy trường, tùy khoa có những mục tiêu, yêu cầu khác nhau. Việc bạn cần làm là xác định xem đâu là mục tiêu mình phải học, đâu là mục tiêu mình cần học, đâu là thứ mình nên đọc thêm… Không phải là học hết cả quyển sách, bạn không thể nhớ hết tất cả. Thay vì vậy, bạn phải tìm ra những thứ quan trọng nhất để nhớ! Những thứ này thì bạn hoàn toàn có thể hỏi các thầy cô của mình! Trong mỗi bài các thầy cô đều có nêu mục tiêu, bạn có thể hỏi đâu là mục tiêu quan trọng nhất mà các bạn cần phải nhớ kỹ…

*

Sau khi đã xác định được rõ mục tiêu thì các bạn bắt tay vào học. Học giải phẫu như thế nào! Theo kinh nghiệm của mình thì các bạn nên học theo nhóm 2,3 người. Ví dụ như sáng hôm sau học Giải phẫu thì buổi tối các bạn đọc trước bài 1 lần, có thể bạn chưa hiểu nhưng việc đọc trước đã tạo một ấn tượng cho bạn, sáng hôm sau học bạn sẽ rất dễ hiểu. Học giải phẫu lúc nào cũng nên có ít nhất 3 cái bút khác màu, vừa học vừa vẽ, học giải phẫu luôn luôn kèm quyển lý thuyết và quyển atlas bên cạnh. Như vậy thì các bạn dễ liên tưởng và dễ nhớ hơn! Khi đi học thực tập thì tùy trường, tùy cơ sở, tùy phần… mà các bạn sẽ được học trên mô hình, trên xương, trên xác… Các bạn nên đi sớm một chút để có thêm thời gian ôn lại bài hôm trước, xem qua bài hôm nay, xem thực tế và hình vẽ trong atlas nó như thế nào.Các bạn cũng nên thành lập một nhóm, tự ôn tập cho nhau giống như nhóm bạn mình làm như trong video sau!Link video:

Bạn nào quan tâm đến các video y học có thể theo dõi thêm kênh video y học sau. Mình vẫn đang tổng hợp, biên tập video cho kênh đấy. Link

Các bạn nên học theo nhóm 2,3 người, vừa liên hệ trực tiếp trên cơ thể, vừa có thể hỏi nhau, cùng nhau ôn tập. Khi ở nhà thì các bạn tự liên hệ các phần đã học với cơ thể mình, kết hợp với sách lý thuyết, atlas. Nói thì dài như vậy, nhưng nếu các bạn tập làm thử, đặc biệt là tự quay video ôn tập như trên thì sẽ rất dễ nhớ, nhớ lâu.

Ngoài ra các bạn cũng cần sắp xếp xem cái nào cần học trước, cần làm trước. Ví dụ như để chuẩn bị cho bài kiểm tra phần nào đó chẳng hạn… Ưu tiên theo sơ đồ sau:

*

Các bạn cần có một quyển vở riêng để ghi chép, vẽ lại. Hãy làm nghiêm túc, đừng nên vẽ ra tờ giấy rồi lại vứt ở đâu ko rõ. Bạn nên ghi chép, vẽ lại, dù có vẽ xấu nhưng nó cũng giúp bạn liên tưởng, nhớ lâu hơn! Sau này bạn cũng có thể xem lại, và cũng có thể lấy quyển vở đó để xây dựng đề cương Giải phẫu cho mình…

 

*
Học giải phẫu phải kết hợp với tưởng tượng, vẽ lại

– Về mặt công cụ hỗ trợ! Ngoài sách lý thuyết và atlas, các bạn có thể tham khảo các phần mềm atlas 3D cho điện thoại, cho máy tính… Như vậy thì sẽ dễ hình dung hơn, đối với các bạn ko có nhiều điều kiện về cơ sở vật chất.

Trên máy tính thì các bạn có thể truy cập trực tiếp vào 2 link sau!

http://www.theodora.com/anatomy/

http://www.zygotebody.com

Với điện thoại android thì các bạn có thể vào google play tìm các ứng dụng giải phẫu người 3D. Ví dụ như:

– Anatomy 3D Pro – Anatronica v2.05

– Google Body

– Ngoài những điều trên thì còn một công cụ nữa giúp các bạn học tập môn Giải phẫu tốt hơn! Hiện mình thấy trên facebook có khá nhiều nhóm cùng học tập Giải phẫu, các bạn có thể tham gia, cùng thảo luận, học tập! Việc học hỏi từ người khác sẽ giúp bạn rút ngắn khá nhiều thời gian cho việc đọc, việc học!

Đó là một vài điều mình muốn chia sẻ cho các bạn về môn giải phẫu! Hy vọng rằng nó sẽ giúp ích được phần nào cho các bạn!

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

x

Welcome Back!

Login to your account below

Retrieve your password

Please enter your username or email address to reset your password.