Cúm không chỉ gây khó chịu cho người bệnh mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe nếu không được điều trị tích cực. Vậy bị cúm uống thuốc gì? Điều trị cúm tại nhà sao cho đúng cách và nhanh khỏi? Đừng bỏ qua những thông tin hữu ích mà Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC chia sẻ dưới đây.
Bạn đang xem: Cảm sốt uống thuốc gì
1. Cúm là gì, có biểu hiện ra sao
Cúm là gì?
Cúm gây ra do các virus xâm nhập làm nhiễm trùng đường hô hấp. Virus cúm được chia thành các chủng A, B và C, trong đó, chủng A và B là thường gặp nhất. Virus cúm khi xâm nhập vào cơ thể người sẽ gây ra các bệnh viêm đường hô hấp cấp tính. Trong điều kiện thuận lợi, bệnh có thể lây truyền từ người này sang người kia một cách dễ dàng.Theo đó, chỉ cần tiếp xúc gần với người bệnh mà không đeo khẩu trang thì khi người bệnh ho hay hắt hơi là bạn đã có thể bị lây nhiễm. Ngoài ra, nếu chẳng may chạm vào những món đồ, vật dụng hay những nơi mà người bệnh đã tiếp xúc thì nguy cơ nhiễm bệnh cũng rất cao.
Cúm có thể gặp ở bất kỳ độ tuổi nào, nhất là trẻ em, người già,…
Những triệu chứng của cúm
Khi bị virus cúm tấn công, người bệnh sẽ bị sốt, ho, nhức đầu, chảy mũi, đau họng, bắp cơ - thậm chí là toàn thân cảm thấy mỏi. Những triệu chứng này rất phổ biến và dễ nhận thấy ở trẻ em. Ở một số đối tượng có thể có sốt, từ sốt nhẹ, sốt vừa đến sốt cao, rất cao, kèm theo đổ mồ hôi, toàn thân ớn lạnh, đặc biệt nhạy cảm với ánh sáng, khi tiếp xúc với ánh sáng thì bị chảy nước mắt.
Thời điểm giao mùa (từ mùa thu sang mùa đông) là lúc bệnh cúm bùng phát mạnh mẽ bởi thời tiết ẩm thấp là môi trường lý tưởng để các virus cúm phát triển. Chưa kể thời tiết lạnh thì hệ miễn dịch của con người bị suy yếu, dễ bị kích ứng.
Vì thế, trong thời điểm này, cần chủ động phòng ngừa cúm, nếu chẳng may mắc bệnh thì nên tìm hiểu bị cúm uống thuốc gì và điều trị làm sao cho nhanh khỏi để mau chóng hồi phục, tránh nguy hiểm cho sức khỏe.
2. Vậy khi bị cúm uống thuốc gì?
Bị cúm uống thuốc gì hẳn là thắc mắc của rất nhiều người. Nếu bạn cũng đang có thắc mắc tương tự thì có thể tham khảo những loại thuốc có thể uống dưới đây. Tuy nhiên, chúng tôi vẫn đưa ra lời khuyên là bạn nên tìm đến sự tư vấn của các chuyên gia để đảm bảo phương pháp điều trị là đúng cách, không gây tổn hại đến sức khỏe.
Trước tiên, người bệnh cần uống oresol để bù điện giải, kèm theo sử dụng các thuốc dưới đây để hỗ trợ điều trị.
Bị cúm có thể uống các loại thuốc hạ sốt, giảm đau, thuốc trị long đờm,…
Thuốc hạ sốt
Một trong những triệu chứng cơ bản của cúm là sốt. Lúc này, cơ thể sẽ gia tăng nhiệt độ để chống lại sự tấn công của virus cúm, và bạn có thể dùng thuốc hạ sốt để hạ nhiệt cho cơ thể. Có thể kể đến những loại thuốc như paracetamol, ibuprofen hoặc naproxen.
Lưu ý, không sử dụng thuốc hạ sốt aspirin vì thuốc có thể gây tác dụng phụ không mong muốn (hội chứng Reye, rất hại cho não và gan). Tác dụng phụ này đặc biệt nghiêm trọng với trẻ dưới 19 tuổi.
Viên ngậm trị ho
Với tình trạng ho khan, ho liên tục, kéo dài, đặc biệt là ho về đêm nhiều thì viên ngậm trị ho như Strepsils sẽ có tác dụng xoa dịu cơn đau họng, rát cổ, nhờ đó mà cắt giảm những cơn ho hiệu quả.
Thuốc xịt mũi
Thuốc xịt mũi, thuốc nhỏ mũi có thể làm sạch dịch nhầy ở mũi, giúp thông mũi và dễ thở hơn. Có thể xịt muỗi và nhỏ mũi nhiều lần trong ngày. Đây là một trong những thuốc an toàn, được sử dụng nhiều cho trẻ em.
Bị cúm uống thuốc gì thì cũng nên theo sự chỉ định của bác sĩ
Thuốc kháng virus
Trường hợp bị cúm lâu ngày và có nguy cơ gặp biến chứng nguy hiểm thì bác sĩ sẽ chỉ định dùng thuốc kháng virus. Lưu ý, thuốc chỉ được sử dụng theo yêu cầu của bác sĩ, bạn tuyệt đối không tự ý dùng.
Tóm lại, để trả lời câu hỏi bị cúm uống thuốc gì, bạn cần ghi nhớ: Có thể dùng những thuốc mà thành phần chủ yếu là giảm đau, hạ sốt (paracetamol).
Và đừng quên một điều là những loại thuốc này chỉ có thể làm giảm triệu chứng chứ đặc trị. Ngoài ra, nhưng chúng tôi đã nói, để tránh những tác dụng phụ không mong muốn, tốt nhất chỉ sử dụng thuốc khi có sự yêu cầu và hướng dẫn của bác sĩ.
3. Một số cách điều trị cúm tại nhà
Song song với uống thuốc đúng cách, bạn cũng cần áp dụng một số cách điều trị cúm tại nhà để bệnh nhanh khỏi. Vậy đó là những cách gì?
Khi bị cúm, cần được nghỉ ngơi, thư giãn tại giường
Nghỉ ngơi thư giãn
Khi bị cúm, bạn đừng cố gắng đi học hay đi làm bởi mọi hoạt động lúc này sẽ khiến cơ thể thêm suy nhược, tinh thần thêm mệt mỏi. Thay vào đó, hãy dành thời gian nghỉ ngơi, thư giãn và giữ tinh thần lạc quan, vui vẻ. Những việc này sẽ giúp hệ miễn dịch được cải thiện, nhờ đó mà cơ thể mau khỏe hơn.
Uống thật nhiều nước
Nếu bị cúm kéo theo nôn mửa và tiêu chảy thì cơ thể sẽ bị mất nước nghiêm trọng. Lúc này, hãy bù nước cho cơ thể bằng cách uống thật nhiều nước (nước lọc, nước trái cây) và ăn nhiều thức ăn loãng (cháo, canh, súp, phở).
Mặc quần áo thoải mái
Khi bị sốt do cúm, bạn cần mặc quần thoáng mát, thoải mái để cơ thể tỏa nhiệt dễ hơn. Tuyệt đối không mặc đồ quá dày hay mặc nhiều lớp quần áo vì sẽ khiến cơ thể bí bách, ngột ngạt, toát nhiều mồ hôi và mồ hôi không thoát ra ngoài được mà thấm ngược vào cơ thể, càng khiến bệnh trầm trọng hơn.
Giữ gìn vệ sinh cá nhân
Đây là việc làm hết sức quan trọng để bảo vệ sức khỏe bản thân và cho cả mọi người xung quanh. Theo đó, khi ho, hắt hơi, cần lấy tay che miệng và rửa tay ngay sau đó. Cùng với đó, tắm rửa và súc miệng thường xuyên để cơ thể luôn sạch sẽ. Khi ra ngoài, nhất thiết phải đeo khẩu trang để vừa phòng ngừa ô nhiễm không khí, vừa tránh lây bệnh sang người khác.
Đối với nhà ở, đặc biệt là phòng ngủ, phải thường xuyên lau chùi, quét dọn để không gian luôn sạch sẽ, thoáng mát. Có thể trang bị thêm máy tạo ẩm để không khí trong nhà không bị khô, nhờ đó, giảm được tình trạng viêm mũi, nghẹt mũi, ho,…
Hy vọng thông qua bài viết này, bạn đọc đã giải đáp được thắc mắc bị cúm uống thuốc gì và làm sao để điều trị cúm tại nhà nhanh khỏi. Nếu có vấn đề nào về sức khỏe cần được tư vấn, thăm khám, có thể đến Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC để được chẩn đoán và điều trị hiệu quả.
SKĐS - Nghẹt mũi, sổ mũi, ho v
E0; ngứa cổ họng - bạn c
F3; thể nhận ra đ
E2;y l
E0; những triệu chứng kh
F3; chịu khi bị cảm lạnh.
A0;Tuy kh
F4;ng c
F3; loại thuốc n
E0;o c
F3; thể "chữa khỏi" cảm lạnh, nhưng nhiều loại thuốc kh
F4;ng k
EA; đơn c
F3; thể l
E0;m dịu c
E1;c triệu chứng n
E0;y.
Người lớn trung bình bị cảm lạnh khoảng 2 đến 3 lần mỗi năm.
1. Triệu chứng của cảm lạnh
Cảm lạnh thông thường do virus gây ra. Virus xâm nhập vào cơ thể qua mắt, mũi, miệng và gây ra nhiễm trùng ở đường hô hấp trên. Các triệu chứng liên quan đến cảm lạnh thông thường bao gồm:
- Nghẹt mũi,
- Chảy nước mũi,
- Ho (cả ho có đờm và ho khan),
- Đau họng và hắt hơi.
Xem thêm: Tin học 12 : lý thuyết và lời giải bài tập tin học lớp 12 hay và chi tiết nhất
- Đôi khi, người bệnh cũng có thể cảm thấy mệt mỏi, đau đầu hoặc sốt nhẹ.
Có hơn 200 loại virus có thể gây cảm lạnh và hầu hết bệnh sẽ tự khỏi trong vòng 1 hoặc 2 tuần. Tuy nhiên, nếu các triệu chứng kéo dài hơn 14 ngày hoặc các triệu chứng khác phát triển (ví dụ như đờm có máu, khó thở, sốt cao thì cần được tư vấn y tế càng sớm càng tốt.
Cảm lạnh xảy ra thường xuyên nhất từ mùa thu đến đầu mùa xuân. Người lớn trung bình bị cảm lạnh khoảng 2 đến 3 lần mỗi năm. Trẻ em có thể bị cảm lạnh từ 8 đến 12 lần một năm vì khả năng phòng vệ của trẻ chưa phát triển hoàn thiện.
Một số yếu tố có thể làm tăng nguy cơ bị cảm lạnh như:
- Suy giảm hệ thống miễn dịch,
- Hút thuốc thường xuyên,
- Hoặc trẻ nhỏ dưới 6 tuổi.
2. Thuốc nào chữa cảm lạnh?
Không có loại thuốc nào có thể "chữa khỏi" cảm lạnh. Tuy nhiên, có nhiều loại thuốc không kê đơn (OTC) có thể làm dịu sự khó chịu do các triệu chứng do cảm gây ra. Các loại thuốc thường được sử dụng bao gồm:
-Thuốc thông mũi:
Các loại thuốc này có tác dụng gây co mạch, dẫn đến giảm sưng niêm mạc mũi, do đó giúp giảm khó thở và ngạt mũi.
Các thuốc thông mũi bao gồm pseudoephedrine, ephedrine và phenylephrine. Thuốc thông mũi có thể làm tăng huyết áp, nhịp tim và tăng sự tỉnh táo, dẫn đến khó ngủ nếu uống vào cuối ngày. Người có các bệnh lý bao gồm huyết áp cao và bệnh tăng nhãn áp trước khi sử dụng thuốc thông mũi cần có sự tư vấn của bác sĩ vì có thể cần phải có những biện pháp phòng ngừa đặc biệt.
Không nên sử dụng thuốc xịt và thuốc nhỏ mũi dài ngày để trị ngạt mũi, vì có khả năng gây "tắc nghẽn trở lại", một tình trạng mà nếu lạm dụng thuốc thông mũi có thể gây ra tắc nghẽn gia tăng.
Không nên sử dụng thuốc thông mũi dài ngày.
-Thuốc giảm ho:
Hầu hết các thuốc giảm ho đều ức chế phản xạ ho bằng cách tác động trực tiếp vào trung tâm ho ở hệ thần kinh trung ương. Các thuốc giảm ho bao gồm codeine, pholcodine và dextromethorphan. Codein có hiệu quả nhưng có thể gây táo bón, buồn ngủ và phụ thuộc. Hơn nữa, codeine được chống chỉ định cho tất cả trẻ em dưới 12 tuổi. Cũng nên tránh sử dụng codein ở thanh thiếu niên từ 12 đến 18 tuổi.
Pholcodine và dextromethorphan có xu hướng gây ra ít tác dụng phụ hơn codeine nhưng thuốc cũng có khả năng gây buồn ngủ hoặc lệ thuộc thuốc. Bệnh nhân không nên lái xe hoặc vận hành máy móc nếu cảm thấy buồn ngủ hoặc sự tỉnh táo bị suy giảm. Các thuốc giảm ho chứa dextromethorphan thường có sẵn dưới dạng thuốc không cần kê đơn.
Cần lưu ý, chỉ nên sử dụng các thuốc trên để điều trị ho khan. Nếu ho có đờm, nghĩa là ho ra chất nhầy, không nên dùng thuốc giảm ho này. Những người bị hen suyễn và COPD cần tham khảo ý kiến chuyên gia y tế trước khi dùng dextromethorphan.
-Thuốc long đờm:
Thuốc long đờm có tác dụng làm tăng tiết dịch trên đường hô hấp, làm tăng thể tích và giảm độ nhớt của các chất tiết trong đường hô hấp, từ đó giúp tống đờm ra khỏi đường thở dễ dàng hơn.
-Thuốc kháng histamine:
Thuốc kháng histamine có tác dụng làm giảm các triệu chứng như hắt hơi, sổ mũi, nhưng cũng có thể được dùng để giảm ho. Thuốc có thể được sử dụng trong các trường hợp ho vào ban đêm, đặc biệt là những cơn ho do chảy dịch mũi hoặc liên quan đến viêm mũi dị ứng.
Các chế phẩm trị ho và cảm lạnh hỗn hợp thường chứa thuốc kháng histamine như chlorphenamine và brompheniramine.
Bệnh nhân không nên lái xe hoặc vận hành máy móc, hoặc làm những công việc đòi hỏi sự tỉnh táo khi dùng thuốc kháng histamine. Thuốc kháng histamine cũng không nên được sử dụng để điều trị ho có đờm.
Những người bị bệnh phổi mãn tính, bệnh tăng nhãn áp hoặc khó tiểu do tuyến tiền liệt phì đại nên nói chuyện với bác sĩ trước khi dùng thuốc kháng histamine.
-Thuốc giảm đau, hạ sốt:
Paracetamol, aspirin và ibuprofen là những loại thuốc có thể được sử dụng để giảm sốt và đau nhức do cảm lạnh thông thường. Tuy nhiên loại thuốc này nên thận trọng khi sử dụng cho bệnh nhân suy gan. Paracetamol có thể gây tổn thương gan nghiêm trọng, thậm chí gây tử vong nếu dùng quá liều thuốc.
Cả aspirin và ibuprofen đều có thể gây kích ứng niêm mạc dạ dày và gây khó chịu cho dạ dày. Hơn nữa, aspirin thường không được khuyến cáo sử dụng cho trẻ em để điều trị cảm lạnh vì nguy cơ mắc hội chứng Reye. Vì vậy, aspirin không được khuyến cáo ở trẻ em dưới 16 tuổi trừ khi có chỉ định khác của bác sĩ.
Nhiều loại thuốc cảm phổ biến có chứa nhiều hơn một thành phần hoạt tính để kiểm soát nhiều triệu chứng cùng một lúc. Về lý thuyết, sẽ mang lại sự tiện lợi hơn. Tuy nhiên, điều này có thể khiến người bệnh vô tình dùng nhiều thuốc có cùng một thành phần hoạt tính một lúc, gây quá liều thuốc, dẫn đến các tác dụng phụ nguy hiểm.
3. Không dùng thuốc kháng sinh trị cảm lạnh
Dùng kháng sinh trị cảm lạnh là không cần thiết và có thể dẫn đến tình trạng kháng kháng sinh.
Thuốc kháng sinh là loại thuốc dùng để điều trị các bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn gây ra. Thuốc kháng sinh có khả năng tiêu diệt vi khuẩn trực tiếp hoặc ngăn chặn sự sinh sản của chúng. Cảm lạnh thông thường do virus gây ra, có nghĩa là dùng kháng sinh để điều trị cảm lạnh là vô ích, vì vậy không nên tự ý mua kháng sinh để trị bệnh.
Ngoài ra, việc dùng kháng sinh khi không cần thiết có thể dẫn đến tình trạng kháng kháng sinh. Đây là lúc vi khuẩn kháng lại tác dụng của thuốc kháng sinh và điều đó có nghĩa là các bệnh nhiễm trùng do chúng gây ra sẽ khó điều trị hơn trong tương lai.
ĐỌC THÊM
Phương pháp điều trị cảm lạnh chính là làm giảm các triệu chứng liên quan. Uống nhiều nước, nghỉ ngơi nhiều hơn và dùng thuốc làm giảm các triệu chứng có thể giúp người bệnh cảm thấy dễ chịu hơn.
4. Lời khuyên chung khi dùngthuốc trị cảm lạnh
- Cần nắm rõ tên và liều lượng cũng như các tác dụng phụ có thể xảy ra của các loại thuốc đang dùng. Dùng thuốc theo hướng dẫn liều lượng được ghi trên nhãn hoặc theo hướng dẫn của bác sĩ hoặc dược sĩ để giảm nguy cơ tác dụng phụ.
- Đọc kỹ nhãn thông tin thuốc hoặc tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ để hiểu rõ về thành phần hoạt tính của các sản phẩm này và các tương tác có thể xảy ra với các loại thuốc khác mà bạn đang dùng. Tránh dùng thuốc có chứa cùng loại hoạt chất để tránh quá liều hoặc trùng lặp tác dụng của thuốc.
- Nhiều loại thuốc cảm có thể gây buồn ngủ hoặc ảnh hưởng đến sự tỉnh táo. Không lái xe hoặc vận hành máy móc nếu đang dùng những loại thuốc này.
- Không uống rượu khi dùng thuốc vì nó sẽ làm tăng nguy cơ và mức độ nghiêm trọng của các tác dụng phụ của thuốc.
- Vì một số loại thuốc này có chứa caffein, nên tránh uống quá nhiều đồ uống cũng chứa caffein, ví dụ như trà, cà phê, coca cola, trong khi dùng các loại thuốc này.
- Uống thuốc vào cùng một thời điểm cố định mỗi ngày. Nếu bỏ lỡ một liều, hãy dùng càng sớm càng tốt hoặc bỏ qua liều đã quên và dùng liều tiếp theo theo chỉ dẫn. Không dùng liều gấp đôi.
- Nếu các triệu chứng xấu đi cần đến ngay các cơ sở y tế được được thăm khám và xử trí kịp thời.
- Phụ nữ có thai và đang cho con bú nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng thuốc.
Test nhanh phát hiện nhiều người đã tiêm vaccine từ phía Nam về nhiễm SARS-Co
V-2.