Hấp hôn là cách để người trong cuộc “làm mới” lại cuộc hôn nhân của mình, nhưng xung quanh việc hấp hôn cũng có nhiều chuyện khôi hài.
Bạn đang xem: Hấp hôn nghĩa là gì
Bạn đang xem: Hấp hôn nghĩa là gì
Cuộc sống chung dù tốt đẹp đến mấy cũng có lúc va chạm, nhàm chán. Vậy nên, hấp hôn là cách để người trong cuộc “làm mới” lại cuộc hôn nhân của mình, nhưng xung quanh việc hấp hôn cũng có nhiều chuyện khôi hài.

Trục trặc… hấp hôn
Cặp đôi hoàn hảo anh Hùng chị Thảo sống với nhau 20 năm vô cùng bình yên, vậy mà khi tiến hành làm lễ cưới sứ thì sóng gió lại nổi lên tứ bề. Anh là người đơn giản, ngay từ xưa, đám cưới anh chị cũng đã tổ chức gọn nhẹ. Lúc ấy, do “thấp cơ” hơn chồng (anh con nhà giàu, chị con nhà nghèo), nên chị Thảo không dám đòi hỏi. Đám cưới, dù gia đình chồng khá giả, nhưng cô dâu chỉ diện một chiếc áo dài, đội khăn đóng, không hề có cảnh “thay màu áo”.
Chị thèm được mặc chiếc soa-rê, đội vương miện nhưng với anh thì lại là chuyện tầm phào, là hào nhoáng bên ngoài không phù hợp với phong tục Việt Nam. Ngày xưa, chị nhịn, nhưng nay thì không, bởi chị cũng đường đường là một giám đốc, dưới tay có vài chục nhân viên. Vì thế, chị làm cuộc “khởi nghĩa” đòi quyền… thực hiện giấc mơ ngay trong đám cưới sứ.
Chiều ý vợ, anh phải mặc áo vét cho xứng lứa vừa đôi. Tuy là hấp hôn, nhưng chị đặt tiệc không thua gì đám cưới. Anh thấy danh sách khách mời dài dằng dặc, đã nhẹ nhàng nói vợ: “Em à, chỉ cần mời bạn bè thân tình”. Tới đây thì chị khóc. Thấy vợ rơi nước mắt, vả lại chưa bao giờ chị cãi anh nên anh cầm lòng không đặng, gật đầu cho qua.
Xong danh sách khách mời, chị yêu cầu anh nghỉ làm một ngày để đi chụp hình. Chụp trong studio anh đã ngại, chị còn muốn lôi anh ra ngoài đường. Trong lúc chờ xe, anh biến mất. Về đến nhà thấy chồng nằm thanh thản coi phim, chị gào lên, anh từ tốn nói: “Không hiểu em nghĩ sao mà làm vậy, già rồi chứ trẻ trung gì?”. Chị cãi: “Thế tôi mới cố… lần chót”. Hai vợ chồng không nhìn mặt nhau.
Ngày ra đứng chào hai họ, người anh cứng hơn khúc gỗ. Tới khi mọi người nói “hôn cô dâu đi” anh đứng như trời trồng, chị ôm anh hôn và nở nụ cười sung sướng. Còn anh sượng sùng, cố gắng chịu trận cho vợ toại ý.

Dù phải ép chồng, nhưng chị Thảo vẫn đạt được ý nguyện, còn chị Yến thì không. Chị tự nhận mình là người bạc phước nhất trong nhóm bạn bè, bởi năm nào chị cũng gợi ý làm đám hấp hôn nhưng anh lại “lờ lớ lơ”!
Chị tâm sự: “Phải chi gia cảnh khốn khó cho cam, đằng này chúng tôi đều thành đạt. Anh cho rằng tôi “sến”, rằng phú quý sinh lễ nghĩa… Theo anh, ngày hấp hôn chỉ cần gia đình là đủ, nhưng anh không nghĩ tôi còn có bạn bè, tôi đi dự đủ cả kỷ niệm đám cưới san hô, đám cưới lụa, đám cưới pha lê… của bạn bè, còn mình thì một chút gỗ cũng không (năm năm là đám cưới gỗ). Mỗi khi chúng bạn hỏi “chừng nào hấp hôn?”, tôi chỉ biết cười lắc đầu”.
Đầu xuôi, nhưng đuôi không lọt là cặp đôi anh chị Hưng – Nga. Họ chung sống với nhau từ khi nghèo rớt mồng tơi, chỉ có một xe đạp, nhà thì ở trọ. Có điều, họ hợp nhau vô cùng, mỗi năm, họ đều đi chụp hình vào dịp kỷ niệm ngày cưới và ước mơ nếu có tiền sẽ tổ chức lại lễ cưới linh đình để… “gỡ gạc”. Vì vậy, họ dự tính lễ hấp hôn của hai vợ chồng sẽ diễn ra tưng bừng như đám cưới.
Song, trước ngày đám cưới ngọc (30 năm) một tuần lễ, anh bị tai biến, toàn thân lạnh ngắt, lay mãi không tỉnh. Chị vừa khóc vừa gọi xe cấp cứu đưa anh đến bệnh viện. Nhờ bác sĩ tận tình điều trị, anh qua khỏi cơn ngặt nghèo, đi đứng lại như bình thường, nhưng phải hủy tiệc hấp hôn để tránh những xúc cảm lớn có thể gây tai biến lần hai. Tuy buồn và hụt hẫng nhưng chị Nga vẫn nén buồn làm vui, vì sức khỏe của chồng là trên hết.

Vợ chồng chị Thúy - anh Hưng kỷ niệm 10 năm bên nhau (đám cưới thiếc) khá suôn sẻ. Nhưng đến khi đãi tiệc, chị mới hãi hùng: đám bạn nhậu của chồng lừ lừ xuất hiện. Anh “đính chính” ngay với vợ: “Anh không mời, nhưng “giang hồ” một đồn trăm, tụi nó kéo đến…”. Thế là rôm rả “dzô dzô”.
Thoạt đầu, anh còn sánh vai vợ chào bà con, nhưng đến chỗ bạn bè thì anh “định canh, định cư”. Vợ vừa mở miệng định nhắc chồng uống ít thì anh đã khoát tay: “Anh tiếp khách chút, chục năm mới có ngày hôm nay mà em”. Chị ngậm ngùi, nhưng nghĩ đi nghĩ lại thấy cũng có lý. Tiệc tàn, mọi người về hết, đám bạn nhậu vẫn tưng bừng.
Chị mặc chiếc đầm hở ngực đi tới, đi lui không biết tính sao thì anh gọi lại: “Anh bê quà ra taxi, em cứ về nhà trước để anh “chiến đấu” cho tụi nó “chết hết” rồi về”. Ngại nhăn nhó làm xấu mặt chồng, chị ngoan ngoãn leo lên xe cùng đống quà. Ngặt một nỗi, nhà chị ở trong hẻm, tuy không xa mặt đường bao nhiêu nhưng vừa chạy rinh quà vào nhà, vừa phải nhờ hàng xóm giữ quà lúc đêm khuya khiến chị nguyền: “Không bao giờ tổ chức hấp hôn nữa”.
Xem thêm: Sữa Đậu Nành Và Mật Ong - Uống Mật Ong Với Sữa Đậu Nành Có Bị Làm Sao Không
Chuyện nhậu nhẹt chén chú chén anh của chồng mãi đến 20 năm sau ngày cưới chị mới gác lời nguyền để… tổ chức hấp hôn. Chị dặn chồng: “Lần này, dùng trà thay rượu uống với bạn”. Chồng chị chỉ biết giẫm chân... kêu trời!
Hấp hôn nồng ấm
Hai bác Kim - Thu không muốn tổ chức hấp hôn, dù hai bác lấy nhau tới nay đã đủ để tổ chức đám cưới vàng (50 năm). Các con, dâu, rể nhắc nhở ba má tổ chức đám cưới cho tụi con… chung vui. Hai cụ cười khì: “Già rồi bây ơi! Kỳ lắm!”. Không nói không rằng, các con hùn tiền âm thầm tổ chức. Đến ngày cần hai cụ xuất hiện, chúng đem xe đến chở hai cụ thẳng vào nhà hàng.
Vừa nhìn thấy dòng chữ “Mừng đám cưới vàng cha Kim - mẹ Thu”, hai ông bà cảm động không nói được tiếng nào. Sau khi quẹt nước mắt, hai “diễn viên chính” nhanh chóng nhập vai. Sau đám cưới vàng, lũ con sợ bị cha rầy nên “đeo bình hơi lặn mất tăm”. Lúc này, bác Thu mới làm “nội gián”: “Cha bây mừng hết biết, ngày nào cũng hỏi có phim chưa, có hình để coi chưa”.

Không tổ chức đám cưới rình rang, nhưng kỷ niệm cưới năm nào, hai vợ chồng anh chị Hà – Phương cũng hấp hôn. Theo bạn bè nhận xét thì họ là… sam, đi đâu cũng có nhau. Ngày còn nghèo, hai vợ chồng đi một xe đạp, chở nhau vòng vòng phố phường.
Khi mệt thì ghé nhà người bạn uống ly trà nhạt. Kỷ niệm năm đầu tiên sau ngày cưới, hai vợ chồng đạp xe đi ngắm sông, uống cà phê. Từ đó, đi chơi xa trở thành mục tiêu mỗi dịp kỷ niệm ngày cưới. Sau này, kinh tế khá giả, hai anh chị sắm hẳn mô tô, mỗi lần đến kỷ niệm ngày cưới là đi một tỉnh nào đó.
Do phương tiện ngày càng hiện đại nên tiệc hấp hôn đường dài của hai vợ chồng ngày càng xa. Mới đầu là Đồng Nai, kế đến Vũng Tàu, xa hơn nữa Đà Lạt… rồi tiến thẳng ra miền Trung.
Chị cho biết: “Mỗi lần đi xa cùng nhau, chúng tôi càng gần nhau hơn, được anh ấy quan tâm chăm sóc và thấy mình vẫn đẹp trong mắt chồng, tôi hạnh phúc vô cùng”. Năm nay, hai vợ chồng lên kế hoạch “Bắc tiến”, nhưng do sức khỏe không cho phép anh tự lái xe nên họ sẽ sử dụng tàu lửa ra Bắc rồi đi Sapa và vịnh Hạ Long.

Kỷ niệm ngày cưới là thời điểm có ý nghĩa để vợ chồng nghĩ về nhau, hâm nóng hôn nhân… Những ai đã cùng bạn đời đạt được cột mốc đó, xin hãy trân trọng, đừng vì những chuyện nhỏ nhặt mà làm mất đi hình ảnh đẹp trong mắt nhau.
Hấp hôn là cụm từ khá quen thuộc nhưng lại vô cùng xa lạ đối với giới trẻ. Bởi lẽ hấp hôn là một hoạt động dành cho những cặp vợ chồng. Vậy hấp hôn là gì? Làm thế nào để tổ chức một buổi lễ hấp hôn thành công? Hãy cùng chúng tôi theo dõi bài viết dưới đây nhé!
Giải thích hấp hôn là gì?
Hấp hôn là gì?
Hấp hôn là một hoạt động “làm mới” lại hôn nhân của những đôi vợ chồng lâu năm. Và có rất nhiều lý do để họ tổ chức hấp hôn, nhưng chủ yếu là vì đám cưới của họ có thể đã không được tổ chức vẹn toàn và đầy đủ các nghi thức vì điều kiện khó khăn nào đó. Sau này khi đã tích lũy đủ tài chính, thì để bù đắp cho người mình thương nên lễ hấp hôn sẽ được tổ chức để “hâm nóng” cuộc hôn nhân.
Vậy việc hấp hôn có thể hiểu đơn giản là buổi lễ tri ân và gửi gắm tình cảm giữa vợ chồng với nhau. Bởi vì sau này khi già đi, thì người luôn bên cạnh mình cũng chỉ là người vợ, người chồng “đồng cam cộng khổ”. Do đó bạn có thể dành trọn tình cảm và sự yêu thương chân thành của mình thông qua việc tổ chức hấp hôn.
Thực tế một buổi lễ hấp hôn không nhất thiết phải tổ chức linh đình như buổi lễ đám cưới. Đó có thể chỉ đơn thuần là một bàn ăn lãng mạn chỉ riêng 2 người. Ngoài ra rất nhiều cặp đôi còn hấp hôn bằng việc cùng nhau đi du lịch hoặc cùng khám phá những địa điểm mới. Mục đích chính là để cả 2 càng thêm gắn kết với nhau hơn.
Lý do nên tổ chức hấp hôn là gì?
Rất nhiều người vì cho rằng cuộc sống hôn nhân của họ đã quá bền vững nên không nhất thiết phải tổ chức hấp hôn. Tuy nhiên họ không biết lúc nào cả 2 sẽ gặp phải “sóng gió” và những tình huống có thể khiến rạn nứt tình cảm. Do đó việc hấp hôn sẽ giúp mối quan hệ vợ chồng được hàn gắn và “chăm bón” mỗi ngày.
Kết nối tình cảm
Sau cuộc hôn nhân, cả 2 người sẽ phải quay quần với cuộc sống với nhiều lo lắng về cơm áo gạo tiền. Đặc biệt khi có con nhỏ thì cuộc sống càng bận rộn hơn và có thể khiến những cặp đôi không còn đủ thời gian để dành cho nhau. Lúc này mối liên kết giữa họ có thể bị rạn nứt và nguội lạnh. Đây cũng chính là một trong những nguyên do khiến cuộc hôn nhân đổ vỡ.
Gắn kết tình cảm vợ chồng
Chỉ có những người biết quan tâm và lo lắng cho đối phương phương thì mới biết cách hâm nóng tình cảm, đồng thời giữ cho cuộc hôn nhân được bền vững. Và hấp hôn là cơ hội để 2 vợ chồng có khoảng thời gian riêng tư ở bên nhau, không cần lo nghĩ về những bộn bề trong cuộc sống.
Sắp xếp lại mục tiêu
Bất kì ai cũng đều sẽ có những hoài bão và ước mơ tiêng. Nhưng đôi lúc cuộc sống quá khó khăn sẽ dập tắt đi mục tiêu của bạn. Chính vì thế hấp hôn sẽ giải pháp tốt nhất để bạn nhanh chóng quay trở lại với mục tiêu ban đầu.
Bởi vì hấp hôn chính là lúc để bạn dành thời gian để thư giãn và nghỉ ngơi bên cạnh người bạn đời. Cả 2 sẽ cùng nhau trò chuyện, tâm sự và trao đổi về những vấn đề trong cuộc sống. Từ đó bạn sẽ nhanh chóng nhớ lại những mục tiêu và định hướng ban đấu. Đồng thời biết cách sắp xếp sự ưu tiên cho công việc, gia đình.
Hoài niệm
Trong thời gian hấp hôn, cả 2 vợ chồng sẽ ngồi bên nhau để ôn lại những kỉ niệm vui buồn đã qua. Đồng thời tâm sự về vấn đề công việc, cuộc sống. Đôi khi việc hoài niệm sẽ cho vợ chồng biết được đối phương quan trọng đến nhường nào. Bởi vì cả 2 chắc chắn đã phải trải qua nhiều khó khăn thì mới bước đến cuộc hôn nhân. Do đó việc hoài niệm cũng là để bạn biết cách trân trọng đối phương nhiều hơn.
Kinh nghiệm để tổ chức một buổi hấp hôn lãng mạn
Tổ chức lễ hấp hôn
Sau khi đã biết được hấp hôn là gì? Thì có lẽ bạn đang nóng lòng muốn thực hiện ngay một buổi hấp hôn dành cho người thường. Do đó bạn có thể tham khảo một số kinh nghiệm sau đây để buổi lễ được thành công.
Chuẩn bị chu đáo
Dành một khoảng thời gian để lên kế hoạch cho một buổi hấp hôn hoàn hảo. Từ chủ đề, chi tiết cho đến những việc nhỏ cũng phải thật chu đáo. Ngoài ra nếu không biết phải làm gì thì bạn có thể liên hệ với dịch vụ tổ chức sự kiện và nhờ họ chuẩn bị cho một buổi tiệc chỉnh chu.
Chọn địa điểm thích hợp
Điểm tổ chức hấp hôn còn tùy thuộc vào quy mô cũng như chủ đề mà bạn mong muốn. Chẳng hạn nếu bạn chỉ hấp hôn 2 người, thì bạn có thể làm tại nhà hoặc một nơi nào đó mà cả sẽ sẽ đến để du lịch. Còn nếu bạn muốn mời thêm người thân, bạn bè chứng kiến buổi lễ hấp hôn thì bạn có thể tìm đến nhà hàng hoặc một không gian ngoài trời rộng rãi thoáng mát.
Như vậy tick.edu.vn đã cung cấp đầy đủ thông tin cần thiết thông qua nội dung trên. Mong rằng bạn đọc đã có thể biết được hấp hôn là gì.
20 Tháng Mười Một 2021Khái niệm hấp hôn thường phổ biến ở các nước phương Tây. Thường hấp hôn được các cặp vợ chồng kết hôn lâu năm tổ chức. Vậy rốt cục hấp hôn là gì? Các cặp đôi cần làm gì để có một buổi lễ hấp hôn lãng mạn, nhen nhóm lại ngọn lửa tình yêu.
Hấp hôn là gì?
Đối với phong tục người Việt Nam chắc hẳn khái niệm hấp hôn còn khá xa lạ. Vậy hấp hôn là gì? Nếu như tuần trăng mật để kỷ niệm, bồi đắp tình cảm cho các cặp đôi mới cưới. Thì hấp hôn chính là thời điểm để các cặp vợ chồng bên nhau lâu năm “hâm nóng” lại cuộc sống hôn nhân của mình. Thường sẽ được tổ chức cho các cặp vợ chồng sống đầm ấm, hạnh phúc bên nhau.
Đây cũng là thời gian để nhìn lại những chuyện cả hai đã cùng nhau trải qua trong cuộc sống vợ chồng. Để nhận ra người bên cạnh mình nhiều năm liền chính là người phối ngẫu thích hợp nhất.

Hấp hôn là giai đoạn để các cặp đôi hâm nóng tình cảm
Hấp hôn có thực sự quan trọng trong cuộc sống vợ chồng?
Nhiều người sẽ nghĩ chuyện quan trọng nhất cuộc đời chính là kết hôn. Còn hấp hôn có cũng được không có cũng không sao. Tuy nhiên, cha mẹ rồi cũng sẽ mất đi. Con cái cũng sẽ dần trưởng thành có gia đình riêng và rời khỏi tổ ấm. Những người bạn dù có thân đến mấy rồi cũng sẽ có cuộc sống của riêng họ. Không ai có thể mãi ở bên bạn đến cuối cuộc đời.
Chỉ có người vợ/ người chồng sẽ là bạn đời cũng là người gắn bó sâu sắc nhất suốt cuộc đời. Đã là vợ chồng sẽ cùng nhau san sẻ mọi vui buồn, sướng khổ ở đời. Vậy nên nếu bạn đang có một cuộc sống yên ả, hạnh phúc hãy cảm thấy may mắn.
Hơn nữa để cảm ơn nhau hãy tổ chức những lần hấp hôn để hâm nóng tình cảm của nhau. Vì nó thực sự quan trọng trong tình cảm vợ chồng, không cần quá linh đình. Những điều hào nhoáng bên ngoài chỉ là nhất thời không cần thiết phải có.

Hấp hôn chính là thời gian để kỷ niệm đoạn đường cả hai đã đi cùng nhau
Tổ chức hấp hôn chỉ cần hai người ở bên nhau. Nếu có thời gian và điều kiện hãy đưa nhau đi du lịch sẽ khiến mọi thứ ý nghĩa hơn nhiều. Dù đi đâu hay ở nhà nhưng chỉ cần quấn quýt, khăng khít với nhau tình cảm đôi bên sẽ dần tiến triển hơn.
Hấp hôn có ý nghĩa như thế nào?
Ngày nay có nhiều người coi hấp hôn như một buổi tiệc để tụ tập mọi người. Thế nhưng cách hiểu sai lệch đó chắc chắn sẽ làm cho người bạn đời cảm thấy tủi thân. Hấp hôn mang những ý nghĩa to lớn trong đời sống vợ chồng.
Gắn kết tình cảm cặp đôi
Dành thời gian riêng tư với nửa kia không phải là cách duy nhất để gắn kết vợ chồng. Thế nhưng nó là cách có tác dụng tuyệt đối nhất. Đúng là trong những năm tháng sống cạnh nhau, có rất nhiều thời gian chung hàng ngày, hàng tuần. Nhưng khi dành hẳn một tuần riêng biệt để đem lại cảm giác mới mẻ sẽ cho nhau cảm giác gắn kết trở lại.
Gác lại những xô bồ của cuộc sống ngoài kia, cùng nhau ở nhà. Dành sự chú ý cho nhau khiến cho cuộc sống hôn nhân ít bị phân tâm. Một tuần lễ bình thường sẽ không đem lại sự thích thú. Còn thời gian riêng tư sẽ mang đến sự háo hức, thích thú cho cả hai cơ hội làm nhiều điều mong muốn. Chắc chắn có rất nhiều điều làm vợ chồng vui vẻ, khám phá những điều mới mẻ.

Lâu lâu tình cảm vợ chồng cần hâm nóng mới có thể lâu dài
Sắp xếp lại thứ tự ưu tiên
Mỗi cặp vợ chồng đều có những mục tiêu cho hôn nhân và đời sống gia đình khi đã kết hôn. Nhưng những xô bồ, thách thức của cuộc sống đã phá tan đi giấc mơ của bạn. Vậy nên cần phải tìm cách khiến cả hai quay lại ước mơ và mục tiêu đã đặt ra trước đó.
Có thời gian riêng biệt và riêng tư khiến cho vợ chồng có thời gian nhớ lại những gì đã cam kết. Và đã đến thời điểm thích hợp để sắp xếp lại thứ tự ưu tiên cho thích hợp. Thời điểm này cũng vô cùng thích hợp ở bên nhau hâm nóng lại tình cảm.
Ôn lại những kỷ niệm đã qua
Dành thời gian nghỉ ngơi riêng sẽ đem đến nhiều kỷ niệm mà sau này có thể nhìn lại. Đó sẽ là những kỷ niệm để chia sẻ với các con hay tâm sự để ôn lại những ký ức hạnh phúc tuyệt vời.
Có dễ dàng để vợ chồng đi nghỉ hoặc tìm hiểu một kỳ nghỉ hấp hôn là gì hay không? Trong trường hợp gia đình có con nhỏ thì cần phải lên kế hoạch và sắp xếp hợp lý. Dù vất vả một chút nhưng đầu tư cho hôn nhân của bạn như thế là lựa chọn đầy khôn ngoan.

Những cặp vợ chồng cùng đi cạnh nhau cả đời sẽ có nhiều kỷ niệm ôn lại cùng con cháu
Tất cả những điều này sẽ mang đến cho bạn một cuộc hôn nhân bền vững, tình cảm giác đình dần trở lên ấm nồng. Mối quan hệ gia đình sẽ được gắn kết lâu dài hơn nhiều.
Một cuộc hôn nhân lành mạnh giống như một món quà cho các con trong gia đình. Hơn nữa còn đem đến sự khích lệ để vợ chồng tiếp tục cố gắng.
Những lưu ý khi chuẩn bị buổi hấp hôn
Bất kể là đôi vợ chồng bên nhau vài năm hay vài chục năm đều muốn có một buổi kỷ niệm đáng nhớ. Chính vì vậy cần lưu ý để có được cảm xúc lãng mạn đến không ngờ.
Chuẩn bị mọi thứ cẩn thận và chu đáo
Từng khâu chuẩn bị trong buổi lễ cần phải có kế hoạch cụ thể vào rõ ràng. Dù là việc nhỏ nhất cũng nên để tâm tư vào đó. Nếu bạn muốn có một buổi tiệc kỳ công thì nên thuê dịch vụ chuyên nghiệp. Như thế buổi tiệc sẽ trở lên hoàn hảo hơn nhiều.
Trường hợp chuẩn bị buổi hấp hôn có nhiều khách mời mà không lên kế hoạch chi tiết. Khả năng cao sẽ bị rối, mọi thứ càng cận kề lại càng rối như mớ bòng bong từ trang trí đến lên thực đơn.

Tùy vào ý tưởng buổi lễ nhẹ nhàng hay trang trọng để chuẩn bị
Dựa vào ý tưởng để chọn địa điểm tổ chức
Địa điểm tổ chức nên ở nơi thuận tiện đi lại của gia đình cũng như khách mời. Tùy thuộc vào ý tưởng buổi lễ mà lựa chọn địa điểm đúng phong cách mong muốn. Khi chọn được nơi tổ chức sẽ giảm thiểu rủi ro về số lượng khách, đường đi….
Xin ý kiến người đã tổ chức
Trước khi bắt tay vào tổ chức thì nên để thời gian lắng nghe và tham khảo kinh nghiệm các cặp đôi từng tổ chức. Đồng thời cũng có thể xin ý kiến của người trong gia đình. Như thế buổi lễ sẽ trọn vẹn hơn nhiều.
Như vậy, trong bài viết đã trả lời câu hỏi: “Hấp hôn là gì?”. Bên cạnh đó còn có những thông tin về cách tổ chức. Tiệc hấp hôn như một buổi lễ để các cặp đôi ôn lại kỷ niệm bên người bạn đời. Đó sẽ là tiền đề cho cuộc sống của bạn thêm hạnh phúc và thú vị biết mấy.