Trẻ bị nấm miệng, nấm lưỡi là là tình trạng rất thường xuyên diễn ra đối với trẻ em, nhất là các bé dưới 3 tuổi. Căn bệnh này chỉ cần điều trị đúng cách sẽ rất nhanh khỏi, không quá nguy hiểm cho sức khỏe trẻ em. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu trong bài viết sau đây cùng AVAKids nhé!
1Trẻ bị nấm miệng, nguyên nhân đến từ đâu?
Hầu như tất cả các trường hợp nấm miệng ở trẻ 3 tuổi trở xuống đều xuất phát từ một loại nấm có tên gọi là Candida Albicans. Loại nấm này sẽ chung sống một cách hòa bình, không gây ra bất cứ khó chịu nào khi trẻ đang khỏe mạnh, hệ miễn dịch vững chắc. Thế nhưng, một khi sức đề kháng của bé giảm sút, loại nấm này bắt đầu sinh sôi, phát triển và gây ra các tác động xấu cho cơ thể trẻ em.
Bạn đang xem: Hình ảnh trẻ bị nấm miệng
Có rất nhiều nguyên nhân khiến cho trẻ bị nấm miệng hoặc góp phần không nhỏ gây nên căn bệnh này cho bé nhà bạn. Cụ thể như sau:
Hệ thống miễn dịch của trẻ em còn yếu ớtThật vậy, ở giai đoạn trẻ sơ sinh đến khoảng 3 tuổi, hệ miễn dịch của bé đang hình thành và phát triển, chưa được hoàn thiện. Do đó, một khi đã nhiễm nấm Candida Albicans, chúng sẽ sinh sôi và phát triển rất nhanh. Đặc biệt, đối với các trẻ em bị suy dinh dưỡng, sinh thiếu cân, tình trạng bệnh nấm miệng, nấm lưỡi có thể diễn biến rất nhanh chóng.

Hình ảnh nấm miệng, nấm lưỡi ở trẻ em, căn bệnh đang trở nên rất phổ biến.
Trẻ được cho uống thuốc kháng sinh không đúng cáchMỗi đứa trẻ từ khi sinh ra đều có một hệ vi sinh trong cơ thể, được cân bằng bởi các vi sinh có lợi lẫn có hại. Tuy nhiên, khi bé được tự ý sử dụng thuốc kháng sinh sai cách, sai liều lượng, sự cân bằng này đã bị phá vỡ. Từ đó, các loại nấm gây bệnh, trong đó có Candida Albicans gây bệnh nấm miệng, nấm lưỡi ở trẻ được sinh sôi nảy nở mạnh mẽ.
Thực tế tại Việt Nam, có rất nhiều bậc cha mẹ tự ý ra các nhà thuốc tây kê toa, sử dụng các loại kháng sinh không đúng liều lượng. Là một người thông thái, luôn mong muốn những điều tốt nhất cho con của mình, chúng ta nên sử dụng thuốc theo toa của bác sĩ. Rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy, buồn nôn, dị ứng, sốc phản vệ thậm chí tử vong,… rất thường gặp đối với trẻ em được cha mẹ cho dùng kháng sinh bừa bãi.
Trẻ bị lây nấm từ mẹ khi sinh nởTrong trường hợp dù cha mẹ đã chăm sóc cho trẻ vô cùng đầy đủ, thế nhưng vẫn mắc bệnh có khả năng bé đã lây từ mẹ. Nếu trong quá trình mang thai, thai phụ đã bị nhiễm nấm và chưa được điều trị một cách triệt để thì bệnh đã lây sang cho bé.
Trẻ bị lây nấm từ các vật dụng thường dùngNếu không nằm trong các trường hợp trên, rất có thể trẻ bị nấm miệng từ các vật dụng thường dùng không được vệ sinh, lau chùi đúng cách. Các vật dụng này có thể kể đến như: ti giả, núm ti, bình sữa, bình nước. Khi không được ngâm nước sôi tiệt trùng, phơi dưới nắng,… chúng sẽ bị nhiễm nấm và lây qua khi trẻ đang ngậm ti, uống nước, uống sữa.
Có thể bạn quan tâm: Cách điều trị trẻ bị nấm lưỡi tại nhà ba mẹ nên thử
2Dấu hiệu trẻ bị nấm miệng, nấm lưỡi
Dưới đây là các dấu hiệu trẻ bị nấm miệng, nấm lưỡi điển hình và thường gặp nhất:Trẻ đột nhiên bị biếng ăn, bỏ ăn dù là các món bé thích ăn nhất.Trẻ thường hay quấy khóc, nhất là thời điểm vệ sinh miệng.Trong khoang miệng, lưỡi của bé xuất hiện các đốm trắng gây ngứa ngáy, khi làm sạch sẽ thấy chúng dần chuyển sang màu đỏ.
Trẻ đột nhiên biếng ăn, quấy khóc là dấu hiệu của bệnh nấm miệng
Nấm miệng, nấm lưỡi ở trẻ 2 tuổi, 3 tuổi hay sơ sinh đều không gây nguy hiểm, đau đớn cho các bé. Tuy nhiên, tình trạng này nếu kéo dài sẽ làm bé bị suy dinh dưỡng do biếng ăn và suy yếu hệ miễn dịch do quấy khóc, mất ngủ. Đặc biệt, nấm miệng, nấm lưỡi còn có khả năng lây lan sang các khu vực lân cận như khí quản, thực quản gây nên tiêu chảy và viêm phổi ở trẻ.
3Điều trị cho trẻ bị nấm miệng, nấm lưỡi hiệu quả, tránh tái phát
Điều đầu tiên, các bậc phụ huynh nên tránh tự ý mua thuốc, kê toa tại các nhà thuốc tây mà hãy liên hệ các địa điểm uy tín, tay nghề cao. Tuy đây là căn bệnh không quá nguy hiểm, dễ điều trị dứt điểm nhưng việc chủ quan sẽ khiến chúng có khả năng lây lan, lờn thuốc.

Trẻ bị nấm miệng cần được điều trị đúng cách để nhanh khỏi bệnh, không tái phát.
Trong trường hợp các bạn vẫn muốn được đi đến các phòng khám hoặc tự kê toa, hãy chú ý trong đơn thuốc thường phải có các loại sau đây:
Nystatin: Đây là một loại dung dịch để bạn rơ lưỡi cho bé, dùng liên tục từ 7 ngày trở lên và 4 lần trên một ngày để đạt hiệu quả cao.Miconazole: Đây là loại thuốc kháng nấm đặc biệt được dùng cho trẻ bị nấm miệng từ 4 tháng đến 2 tuổi hiệu quả nhất.Amphotericin B, Itraconazole: trong trường hợp trẻ bị nấm miệng quá nặng, bị lây lan, lờn thuốc. Đây sẽ là các loại công dụng mạnh hơn.4Chăm sóc trẻ bị nấm miệng nên lưu ý điều gì?
Sau khi nhận được sự tư vấn các phòng khám uy tín, cha mẹ cũng nên chú ý chăm sóc bé đúng cách. Việc này sẽ giúp nấm lưỡi, miệng nhanh chóng biến mất mà không gây ra các biến chứng cho sức khỏe ở trẻ. Sau đây là các vấn đề mà bậc phụ huynh cần lưu tâm:
Rơ miệng, rơ lưỡi cho trẻ đúng cáchRơ miệng, rơ lưỡi cho đúng cách sẽ giúp bé cảm thấy dễ chịu, ít quấy khóc hơn và làm sạch nấm hiệu quả hơn. Để làm được việc này, chúng ta cần thực hiện và chú ý như sau:
Vệ sinh tay thật sạch trước khi rơ miệng, rơ lưỡi cho trẻ.Nên thực hiện trước khi bé ăn cơm để giảm bớt tình trạng nôn trớ.Thứ tự tiến hành 1: Nếu nấm xuất hiện dàn trải, chúng ta sẽ đi theo thứ tự: hai bên vùng má trong, toàn bộ phần còn lại của miệng và cuối cùng là lưỡi.Thứ tự tiến hành 2: Nếm nấm đặc biệt xuất hiện nhiều ở một vị trí, chúng ta sẽ ưu tiên nơi đó đầu tiên. Sau đó, làm sạch lại khăn, thêm thuốc mới và tiến hành ở các vùng khác.Cách chăm sóc trẻ bị nấm miệng, nấm lưỡi cũng cần được chú ýKhi chăm trẻ bị nấm miệng, nấm lưỡi, cha mẹ cần thực hiện những điều sau:
Không hôn lên miệng của trẻ để tránh lây bệnh.Lau sơ, vệ sinh vùng ngực mẹ trước và sau khi cho trẻ bú.Khi thực hiện vệ sinh miệng cho trẻ hoặc bôi thuốc cần vệ sinh tay thật kỹ.Ăn uống khoa học để đẩy lùi nấm miệng, nấm lưỡiTrẻ em cần có chế độ ăn uống phù hợp khi đang mắc nấm lưỡi, có những món nên và không nên ăn trong thời gian này. Cha mẹ nên tuân thủ chặt chẽ để giúp bé mau chóng khỏi bệnh, tránh tình trạng lờn thuốc, tái phát lại sau này sẽ rất khó điều trị dứt điểm.
Các món nên ăn khi trẻ bị nấm miệng
Các loại trái cây giàu Vitamin C như: Cam, dâu tây, đu đủ, kiwi,…Các loại rau như rau giàu Vitamin C như: Rau ngót, cải thìa, bông cải xanh, rau bina.Sữa chua.
Sữa chua cũng như các loại rau quả giàu Vitamin C sẽ là trợ thủ đắc lực cho bé.
Các món không nên ăn
Các loại đồ ăn cay nóng vì sẽ làm trầm trọng hơn các vết loét.Hải sản dễ gây dị ứng, cộng hưởng sự ngứa ngáy từ nấm miệng, nấm lưỡi.Đồ ngọt, vì chúng sẽ tạo môi trường lý tưởng cho nấm miệng, nấm lưỡi phát triển.Xem thêm: Muốn tham gia từ thiện ở tphcm nổi tiếng nhất, hiện nay, nhóm từ thiện tự phát tâm tại tp

Các loại đồ ăn cay nóng, hải sản hay đồ ngọt cần được hạn chế.
5Mục tiêu trong việc điều trị cho trẻ bị nấm miệng
Nấm lưỡi không phải là một căn bệnh nguy hiểm, chúng lành tính và nếu các bậc phụ huynh thăm khám, chăm sóc đúng sẽ rất nhanh khỏi cho bé. Ngay từ đầu, mục tiêu điều trị bệnh nấm lưỡi ở trẻ là kìm hãm và ngăn chặn sự lây lan của nấm ra các khu vực lân cận. Sau đó, dựa vào tình trạng, các cha mẹ tuân thủ đúng liệu trình mà các bác sĩ kê toa để giúp đẩy lùi căn bệnh này.
Tuy nhiên, mỗi đứa trẻ từ sơ sinh đến 1 tuổi, 2 tuổi hay 3 tuổi đều cần có phác đồ cụ thể, các liều thuốc phù hợp nhất để tránh tái phát bệnh. Để làm được điều này, các bậc cha mẹ cần đưa trẻ đến các phòng khám uy tín, có đầy đủ trang thiết bị và các bác sĩ dày dạn kinh nghiệm.
6Cách phòng ngừa trẻ bị nấm miệng
Để phòng ngừa trẻ bị nấm miệng, chúng ta nên vệ sinh trong khoang miệng, lưỡi và hai bên má cho bé đúng cách. Theo các nghiên cứu, việc thực hiện điều này 2 lần mỗi ngày sau khi ngủ dậy và trước khi ngủ sẽ hạn chế tối đa nguồn bệnh. Cặn sữa hay thức ăn thừa tồn đọng lại sẽ là môi trường lý tưởng cho các men nấm phát triển. Cho nên, nếu thấy trong miệng trẻ còn dính các thức ăn thừa, chúng ta nên vệ sinh cho bé sạch sẽ nhé!
7Đôi lời từ AVAKids
Thông qua bài viết trên, AVAKids đã đem đến cho các bạn thông tin quan trọng về căn bệnh nấm miệng. Bên cạnh đó, các kiến thức như nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết trẻ bị nấm miệng cũng như cách điều trị, chăm sóc cũng được truyền tải rất đầy đủ. Nếu các bậc phụ huynh vẫn còn thắc mắc thì hãy liên hệ trực tiếp bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn và điều trị.
Các bài viết của AVAKids chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
trẻ bị nấm miệng trẻ bị nấm lưỡi trẻ sơ sinh bị nấm miệng dấu hiệu trẻ bị nấm miệng nấm miệng ở trẻ 3 tuổi trẻ bị nấm miệng b
F4;i thuốc g
EC;
Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ chuyên khoa I Nguyễn Tuấn Lâm - Bác sĩ Tai Mũi Họng - Khoa khám bệnh và Nội khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế cisnet.edu.vn Hạ Long.
Bệnh nấm miệng ở trẻ em dưới 1 tuổi là bệnh rất hay gặp. Nấm miệng thường không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe của trẻ cũng như ít lây lan ra các bộ phận khác. Tuy nhiên, nếu để nấm miệng kéo dài đôi khi sẽ ảnh hưởng đến việc ăn uống của trẻ, làm trẻ khó chịu và hay quấy khóc.
Nấm Candida albicans là nguyên nhân chính gây bệnh nấm miệng ở trẻ em lứa tuổi này. Loại nấm Candida này thường chung sống hòa bình trên cơ thể con người và ít khi gây hại nếu được duy trì ở mức cân bằng. Tuy nhiên, một số yếu tố thuận lợi nào đó sẽ làm cho nấm Candida phát triển một cách quá mức và gây ra nấm miệng. Một số yếu tố làm tăng nguy có nhiễm nấm Candida miệng–họng ở trẻ em dưới 1 tuổi:
Ngoài ra bệnh nấm miệng ở trẻ còn do nhiều nguyên nhân khác nhau, bởi khoang miệng của trẻ nhỏ rất dễ bị đóng cặn sữa sau khi bú, nếu miệng trẻ không được vệ sinh thường xuyên, bệnh nấm miệng rất dễ phát triển và lây lan. Ngoài ra, khi trẻ ngậm, bú các dụng cụ như núm ti, ti giả, vòng ngậm nướu... bị nhiễm vi nấm cũng là các nguyên nhân gây nên bệnh lý này.
Dấu hiệu đầu tiên khi bị nấm là xuất hiện những mảng trắng hình tròn, nhỏ giống như nổi cục bên trong lưỡi, vòm họng, má hoặc môi. Những đốm trắng này rất khó làm sạch. Sau khi cạo bỏ được những đốm này sẽ thấy bên trong miệng xuất hiện nhiều nốt đỏ.
Nấm thường sẽ không gây ra đau đớn cho trẻ. Tuy nhiên trong một số trường hợp, những đốm này có thể làm trẻ rất khó chịu, biếng ăn, quấy khóc khi bú sữa vì bị đau. Khi bị nấm miệng mà không điều trị sớm, nấm mọc dày và có thể lây lan rất nhanh xuống cổ họng, thực quản, khí quản gây viêm phổi hoặc tiêu chảy ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe của trẻ.
Nấm miệng khiến trẻ quấy khóc biếng ăn
3. Điều trị nấm miệng ở trẻ dưới 1 tuổi
Nấm miệng rất dễ tái nhiễm, do đó khi thấy bé có các dấu hiệu trên trong khoang miệng thì mẹ cần đưa trẻ đi bác sĩ ngay để điều trị dứt điểm. Thông thường có 2 loại thuốc để điều trị nấm miệng ở trẻ nhỏ
Miconazole: Đây là một loại thuốc dạng gel rất dễ sử dụng, giúp tiêu diệt các tế bào nấm bên trong miệng bằng cách thoa gel lên các mảng trắng,Nystatin: Đây là thuốc điều trị nấm rất hiệu quả với dạng viên uống được nghiền nát hoặc dạng bột hòa tan trong nước để rơ miệng cho trẻ nếu trẻ không thích hợp dùng Miconazole.4. Cách chăm sóc miệng khi bị nấm
Bệnh nấm miệng ở trẻ dưới 1 tuổi rất dễ tái nhiễm. Do đó, cần điều trị triệt để, sử dụng thuốc trong khoảng 10 ngày và đôi khi cần phải điều trị ở cả người mẹ nếu bé đang bú mẹ.
Thường xuyên rơ lưỡi cho trẻ để khoang miệng, lưỡi luôn sạch sẽ, tránh sự phát triển quá mức của vi khuẩn và nấm. Nên rơ lưỡi cho trẻ bằng nước muối sinh lý, không sử dụng mật ong cho trẻ dưới 1 tuổi vì sẽ gây ngộ độc.
Nên tưa lưỡi cho trẻ bằng nước muối sinh lý
Ngoài ra, cần vệ sinh các dụng cụ núm ti cao su, đồ dùng ăn uống, đồ chơi... Nếu bé bị hen suyễn và sử dụng corticoid loại hít thì mẹ nên cho bé súc miệng sau khi sử dụng thuốc.
Bệnh nấm miệng tuy không quá nguy hiểm nhưng về lâu dài có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ. Vì thế khi thấy dấu hiệu của bệnh nấm miệng mẹ nên thực hiện các bước điều trị bệnh, nếu không thuyên giảm có thể đưa trẻ đi khám.
Bệnh viện Đa khoa Quốc tế cisnet.edu.vn là địa chỉ thăm khám, điều trị và phòng ngừa các bệnh lý, trong đó có chuyên khoa Nhi - Sơ sinh. Khi thực hiện quy trình thăm khám tại cisnet.edu.vn, Quý khách hàng sẽ được đón tiếp và sử dụng cơ sở vật chất, hệ thống máy móc hiện đại đi kèm với các dịch vụ y tế hoàn hảo dưới sự chỉ dẫn, tư vấn của các bác sĩ giỏi, được đào tạo bài bản ở cả trong và ngoài nước.
Bác sĩ chuyên khoa I Nguyễn Tuấn Lâm có hơn 10 năm kinh nghiệm trong khám và điều trị các bệnh lý Tai Mũi Họng của người lớn và trẻ em. Hiện bác sĩ Lâm đang công tác tại khoa Khám bệnh & Nội khoa, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế cisnet.edu.vn Hạ Long.
Khách hàng có thể trực tiếp đến hệ thống Y tế cisnet.edu.vn trên toàn quốc để thăm khám hoặc liên hệ hotline tại đây để được hỗ trợ.