Lễ Hội Khai Ấn Đền Trần Là Gì, Cần Hiểu Đúng Về Ý Nghĩa Của Lễ Khai Ấn Đền Trần

*
- Những ngày gần đây, câu chuyện về sự thật của Lễ khai ấn Đền Trần (Nam Định) được rất nhiều người quan tâm và thảo luận sôi nổi trên các diễn đàn. Vậy, ý nghĩa thực của Lễ khai ấn Đền Trần là gì?


*
Từchuyện Khai ấn của một làng ở Tức Mặc Nam Định sau đó nhanh chóng trở thành di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia. Ảnh: TLBắt đầu ngày làm việc của năm mới sau kỳ nghỉ TếtTheo tục truyền, năm 1258,đời vua Trần Nhân Tông, sau khi chiến thắng giặc Nguyên Mông nhà vua cho mở tiệc mừng suốt ba ngày liền và phong tước cho người có công. Từ đó các vua nối nghiệp về sau, hàng năm làm theo thành lệ khai ấn đầu năm để thưởng công, phong tước cho các triều thần.Lễ khai ấn đền Trần vốn là một tập tục từ thế kỷ XIII của triều đại nhà Trần thực hiện nghi lễ tế tiên tổ. Trước đây, ấn khắc chữ “Trần triều tri bảo” sau được vua Minh Mạng đổi thành “Trần triều điển cố” thêm chữ “tích phúc vô cương” – với ý nghĩa ban phúc lành cho dân chúng. Qua bao thế kỷ, ngọc ấn không còn, tuy nhiên lễ khai ấn vẫn được duy trì. Ấn hay còn gọi là triện, là đại diện quyền lực của nhà Vua (hay còn gọi là Vương ấn) nhìn thấy ấn như thấy Vua. Vốn dĩ ấn được dùng để truyền đạt ý chỉ nào đó của bậc quân vương. Các vị vua lần lượt truyền lại ấn từ đời này sang đời khác.Thông tin từ Bộ VH,TT&DL, Lễ hội đền Trần được tổ chức từ ngày 15 đến ngày 20 tháng Tám âm lịch hàng năm tại phường Lộc Vượng, thành phố Nam Định, tỉnh Nam Định nhằm tri ân công đức của 14 vị vua Trần.Ngoài ra, theo hồi cố của các bô lão, vào các năm Tý, Ngọ, Mão, Dậu, đúng rằm tháng Giêng, trước sân đền Thượng tổ chức nghi lễ Khai ấn với sự tham gia của bảy làng: Vọc, Lốc, Hậu Bồi, Bảo Lộc, Kênh, Bái, Tức Mặc. Các làng rước kiệu các vị thần về tụ tập ở đền Thượng để tế các vua Trần. Nghi lễ này phản ánh một tập tục nghi lễ cổ: sau những ngày nghỉ tết, từ rằm tháng Giêng thì triều đình trở lại làm việc bình thường.Ngày nay, khai ấn đền Trần trở thành niềm mong mỏi, đón chờ của hàng vạn người từ Bắc chí Nam “rầm rộ” đổ xô về Nam Định tham dự Lễ khai ấn (vào 11 giờ đêm ngày 14 đến 1 giờ sáng ngày 15 tháng Giêng), với mong muốn cầu tài, xin bổng, mong muốn một năm làm ăn thuận lợi, giàu sang phú quý.“Khai ấn là để báo cho mọi người biết là giờ nghỉ của quan chức, chính quyền; thời gian nghỉ Tết kết thúc và bắt đầu vào thời gian làm việc. Bây giờ, người ta hiểu khai ấn theo một cách khác”. Nhà Sử học Lê Văn Lan đính chính về ý nghĩa của lễ Khai ấn.Sau này, người dân nơi đây tiếp tục duy trì mỹ tục để tưởng nhớ công đức của các vua Trần, đồng thời giáo dục con cháu truyền thống yêu nước chống giặc ngoại xâm, bảo vệ non sông xã tắc. “Khai ấn” là mở đầu ngày làm việc của một năm mới, theo nghi thức cổ khai ấn không có tục xin ấn.

Bạn đang xem: Khai ấn đền trần là gì

"Phong trào"đi lễ đầu nămQua tìm hiểu được biết, hiện nay ở đền Trần có hai loại dấu cùng đóng từ một “ấn”. Ấn được đóng trên giấy điệp vàng là dành cho “thường dân”. Ấn được đóng trên tấm lụa đỏ là dành cho quan chức.
*
Người dân ở khắp các tỉnh thànhchen chúcxin "ấn thiêng". Ảnh: TLNhững năm gần đây, được sự quân tâm của chính quyền lễ hội truyền thống được khôi phục, trong đó có lễ khai ấn đền Trần. Song, lễ khai ấn đền Trần tuy được khôi phục lại nhưng đã mang màu sắc và mục đích khác là xin dấu ấn thiêng. Lý do nào đã khiến cho đền Trần những ngày đầu năm luôn "chật cứng”, bởi hàng vạn người từ tứ xứ đổ về?
Tâm lí đám đông là một trong những nguyên nhân chính “kích thích” lượng người đến với đền Trần đông hơn cả.Với tâm lý mong muốn cầu tài, cầu lộc đầu năm nhiều người đã tự “gán” ý nghĩa này cho ấn đền Trần, họ thản nhiên “mặc định” dấu ấn xin về nhất định sẽ mang tới của cải, giàu sang. Không tìm hiểu, thậm chí không hề biết về lịch sử và ý nghĩa của ấn, nhiều người có mặt tại đây vì thích thú hoặc đi theo cho có "phong trào".Mỗi năm nhà đền chỉ phát ra số dấu bằng nửa lượng người đến xin thôi. Dù sao nhận được tấm lụa đỏ là tôimay lắm rồi, còn hơn khối người xin ấn đóng trên giấy nhiều”, ông Thành
Minh đến từ Hà Nội chia sẻ.Hay như ngày thần tài, mặc sức cho giá vàng tăng người dân khắp nơi “lũ lượt” xếp hàng từ sáng sớm mua vàng cầu may.Sở dĩ có tình trạng trên do tâm lý hùa theo đám đông và thích “chơi trội” đã bám sâu trong góc nghĩ của nhiều người, gây ra hiệu ứng tiêu cực cho xã hội. Hệ quả của việc không đi theo cổ tục cộng thêm với những nhìn nhận lệch chuẩn đã khiến khách thập phương nô nức đua chen, thậm chí dẫm đạp lên nhau để “tranh cướp” dấu ấn.Số lượng người tham gia Lễ Khai ấn đáng chú ý nhất là năm 2010 BTC dự kiến có khoảng 10 vạn người, nhưng con số thực tế tăng lên 2 lần, tức 20 vạn người tham gia. Đồng thời, Công an tỉnh Nam Định đã phải huy động tới 2.000 cán bộ chiến sĩ, dựng lên 5 hàng rào để đảm bảo an ninh.Mặc dù đã cố gắng tới mức tối đa, nhưng không tránh khỏi thảm cảnh biển người xô đổ hàng rào,,hàng chục người bị ngất phải cấp cứu, người khóc, kẻ kêu vì bị móc ví, mất điện thoại hoặc thảm hại hơn là mắc kẹt trong đám hỗn loạn.Người dân đi lễ ở Đền Trần, Ảnh: Nam HuyTrước và sau lễ hội, một loạt bài viết hướng dẫn “để dấu ấn như thế nào cho thiêng, mẹo treo ấn sẽ ban nhiều phước, hay ấn nào thiêng nhất…” được đăng tải hàng loạt trên các phương tiện truyền thông đại chúng… Không thể đổ lỗi hoàn toàn cho tâm lý đám đông, truyền thông cũng cần nhìn nhận vấn đề một cách khoa học, đồng thời phát huy vai trò dẫn dắt công chúng, cung cấp thông tin chính xác nhất tới người dân. Không để tình trạng “câu” like, view đánh mất thương hiệu và uy tín của tòa soạn. Hà Anh

Vẫn chưa đến Tết Nguyên đán, chưa đến rằm tháng Giêng - ngày chính thức diễn ra lễ khai ấn đền Trần tại Khu di tích Đền Trần (phường Lộc Vương, TP.Nam Định, tỉnh Nam Định) nhưng câu chuyện xung quanh việc phát ấn, xin ấn lại đã rộ lên.

*
Người dân đi lễ ở đền Trùng Hoa (trong quần thể Đền Trần ở Nam Định) Ảnh: THANH THÚY

Lễ khai ấn năm nay, lãnh đạo tỉnh Nam Định tổ chức họp báo và khẳng định sẽ có đủ ấn để phát cho người dân ở 4 địa điểm phát ấn; lắp đặt 16 camera để phục vụ công tác giữ gìn an ninh trật tự, hạn chế cảnh chen lấn, giẫm đạp lên nhau để “cướp ấn” hay hành vi phản cảm như ném tiền lên kiệu rước ấn… như những năm trước. Sự cẩn trọng này của chính quyền địa phương cho thấy việc xin ấn Đền Trần vẫn còn độ “hot” trong tín ngưỡng của người dân.

* Ý nghĩa của ấn Đền Trần

PGS-TS.Lương Hồng Quang, Phó viện trưởng Viện Văn hóa nghệ thuật Việt Nam cho biết, lễ khai ấn Đền Trần là sự hồi ảnh của tập tục cổ, xa xưa khi bắt đầu nghỉ tết thì chính quyền phong kiến “niêm ấn”, đình chỉ các hoạt động cho đến hết thời gian nghỉ tết - thường là từ rằm tháng giêng thì triều đình cũng như chính quyền cơ sở làm lễ khai ấn để trở lại làm việc bình thường. Lễ khai ấn Đền Trần được thực hiện từ năm 1239 (thế kỷ 13), sau khi đánh thắng giặc Nguyên Mông, ngày 14 tháng Giêng vua Trần Thái Tông mở tiệc chiêu đãi tại phủ Thiên Trường và phong chức, tước cho những người có công chống giặc ngoại xâm. Từ đó đã trở thành tập tục, cứ vào ngày này các vua Trần lại tổ chức nghi thức khai ấn để tế lễ trời đất, tổ tiên; phong chức tước cho những người có công, đồng thời cũng là nghi thức mở đầu cho một năm làm việc mới của bộ máy chính quyền.

Xem thêm: Đường thốt nốt giá bao nhiêu, đường thốt nốt thơm ngon nguyên chất

Nghi lễ khai ấn lúc ấy có ý nghĩa nhân văn là cầu mong cho quốc thái dân an, thái bình thịnh trị, mọi nhà chung hưởng lộc để bước sang năm mới mạnh khỏe, lao động - sản xuất tốt, vì thế sau này khi nhà Trần sụp đổ, nghi thức này vẫn được người dân địa phương duy trì và trở thành tín ngưỡng dân gian.

PGS-TS.Lương Hồng Quang cho biết với ý nghĩa mang tính nhân văn như trên, năm 2011 ông tham gia nhóm nghiên cứu xây dựng đề án Bảo tồn, khôi phục và phát huy giá trị lễ hội Đền Trần do Bộ Văn hóa - thể thao và du lịch phối hợp với UBND tỉnh Nam Định thực hiện, với mục tiêu bảo tồn, phát huy những giá trị văn hóa, giáo dục truyền thống yêu nước chống giặc ngoại xâm, tưởng nhớ công đức của các bậc tiền nhân cũng như ghi nhớ công lao to lớn của nhà Trần trong quá trình xây dựng, mở mang bờ cõi và bảo vệ đất nước qua chiến công lẫy lừng 3 lần chiến thắng quân Nguyên Mông.

* Cần trả lại giá trị ban đầu

PGS-TS.Huỳnh Văn Tới nhận xét, không biết từ bao giờ ấn Đền Trần được “mặc định” là mang ý nghĩa phù hộ cho người xin ấn được “thăng quan, tiến chức”. Vì thực tế trên ấn Đền Trần chỉ khắc 4 chữ “Trần Triều Tự Điển” (có nghĩa là Điển lễ tế tự ở miếu nhà Trần), còn cạnh dưới của ấn khắc 4 chữ “Tích Phúc Vô Cương”, trong đó chữ Phúc là phúc đức (không phải phúc lộc), với ý nghĩa giáo dục thế hệ sau phải biết giữ gìn phẩm chất đạo đức, tích phúc thật tốt, phúc đức càng dày thì càng bền vững. Thậm chí, ấn Đền Trần hiện nay không phải “chính chủ” vì trải qua thời gian và chiến tranh với nhiều biến cố, ấn cũ không còn mà đến năm 1822 vua Minh Mạng triều Nguyễn mới cho khắc lại.

*
Đền Trần Nam Định

Về mặt lịch sử, phủ Thiên Trường là nơi ở của các thái thượng hoàng nhà Trần sau khi nhường ngôi vua, vì thế nơi đây không là trung tâm chính trị như kinh đô Thăng Long. Sau này trên nền phủ Thiên Trường xưa, người dân xây dựng khu di tích Đền Trần để thờ 14 vị vua nhà Trần, Hưng Đạo vương Trần Quốc Tuấn cùng các quan văn, võ, đồng thời duy trì nghi thức khai ấn để tưởng nhớ công đức của các vua Trần, giáo dục con cháu truyền thống yêu nước chống giặc ngoại xâm, bảo vệ Tổ quốc.

Trong đó, cần phải nhấn mạnh đến vai trò của Hưng Đạo vương Trần Quốc Tuấn, người được nhân dân tôn là “nhân thần”, trong quần thể Đền Trần ở Nam Định Hưng Đạo vương Trần Quốc Tuấn được thờ ở đền Cố Trạch. PGS-TS Huỳnh Văn Tới cho biết với công lao to lớn trong việc 3 lần đánh thắng kẻ địch hùng mạnh bậc nhất thế giới thời đó, Hưng Đạo vương Trần Quốc Tuấn được thờ phụng ở nhiều địa phương và tại một số nơi có ảnh hưởng của Đạo giáo, ông còn nằm trong hàng Tứ Phủ của Đạo Mẫu, được tôn xưng là Đức Thánh Trần, là vị thần cai quản miền sông nước hoặc phù hộ cho phụ nữ khi sinh sản (xuất phát từ huyền tích Hưng Đạo vương Trần Quốc Tuấn chém đầu tướng giặc Phạm Nhan - người được cho là cho phép thuật chém đầu này mọc đầu khác). Đền Trần Nam Định cho thấy có dấu ấn của Đạo giáo thông qua việc cấp lá bùa Tứ tung Ngũ hoành “cấp linh điều thần an hộ gia môn”, dùng để ngăn chặn sự xâm phạm của ma quỷ.

PGS-TS.Lương Hồng Quang cho biết, Đạo giáo thường có những hình thức bùa chú dùng để trấn yểm, phù trợ cho con người. Trong đền, phủ luôn có các ấn mang tính chất hộ mệnh và ấn Đền Trần cũng có ý nghĩa như vậy, không mang lại lợi lộc như thăng quan tiến chức, phát tài phát lộc như nhiều người lầm tưởng. Do có sự đứt gãy trong trao truyền, giáo dục về di sản, cộng thêm tính thực dụng của con người trong xã hội hiện nay nên ý nghĩa của lễ hội đã bị biến tướng. Vì vậy, theo PGS-TS.Lương Hồng Quang, cần tăng cường tuyên truyền, giáo dục để lễ hội trở về với mục đích ban đầu chớ không nên cấm đoán hay chế giễu, lên án.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

x

Welcome Back!

Login to your account below

Retrieve your password

Please enter your username or email address to reset your password.