LIỆU NHẬT BẢN NGỪNG TIẾP NHẬN THỰC TẬP SINH NHẬT BẢN, KẾ HOẠCH XÓA BỎ CHẾ ĐỘ THỰC TẬP SINH KỸ NĂNG

Nhật Bản nên xem xét bãi bỏ chương trình thực tập sinh kỹ thuật dành cho người nước ngoài, thường được sử dụng như công cụ trá hình để thu hút lao động nhập cư giá rẻ, và thay thế nó bằng một hệ thống thực tế hơn, một ban chuyên gia cố vấn của chính phủ đề xuất.

Bạn đang xem: Nhật bản ngừng tiếp nhận thực tập sinh

*
Ban chuyên gia cố vấn của chính phủ Nhật Bản thảo luận về chương trình thực tập sinh kỹ thuật nước ngoài tại trụ sở của Bộ Tư pháp ở Tokyo hôm 10-4. Ảnh: Yomiuri Shimbun

Chương trình đào tạo thực tập sinh kỹ thuật (TITP) của Nhật Bản được thành lập vào năm 1993 như một giải pháp để nước này đóng góp quốc tế thông qua việc chuyển giao kỹ năng và chuyên môn cho các nước đang phát triển. TITP được thiết kế để cho phép người nước ngoài học kỹ năng công việc khi làm việc tại Nhật Bản trong thời gian tối đa là 5 năm. TITP có 86 loại hình công việc, bao gồm xây dựng, gia công kim loại sản xuất thực phẩm.

Tuy nhiên, chương trình bị chỉ trích là công cụ tìm kiếm công nhân nước ngoài cho những công việc nặng nhọc, lương thấp mà người Nhật Bản không muốn làm. Ngoài ra, chương trình cũng bị nhiều tai tiếng liên quan đến tình trạng ngược đãi thực tập sinh. Chẳng hạn, có những thông tin cho hay các nữ thực tập sinh đang mang thai vẫn bị ép tiếp tục làm việc. Hoặc nhiều trường hợp thực tập sinh chạy trốn khỏi công ty để thoát khỏi các điều kiện làm việc khắc nghiệt. Báo cáo nạn buôn bán người của chính phủ Mỹ chỉ trích chương trình TITP đã dẫn đến các vụ cưỡng ép lao động, bao gồm một số trường hợp người lao động nước ngoài phải làm việc cực khổ ở Nhật Bản để trả những khoản nợ lớn cho các nhà môi giới lao động ở quê nhà.

Cơ quan Dịch vụ nhập cư Nhật Bản cho biết tính đến cuối tháng 6 năm ngoái, số lượng thực tập sinh kỹ thuật ở nước này là khoảng 330.000 người. Hơn 50% trong số họ là người Việt Nam, theo đài truyền hình NHK.

Thực tập sinh kỹ thuật đang có nhu cầu cao ở khu vực nông thôn và tại các công ty vừa và nhỏ, nơi thiếu hụt lao động nghiêm trọng. Tuy nhiên, nhiều thực tập sinh kỹ thuật cáo buộc họ bị ép làm nhiều giờ với mức lương thấp hơn so với quy định hoặc bị bạo hành tại nơi làm việc.

Ngoài ra, hơn 50% thực tập sinh đã phải vay tiền để trả cho các cơ quan tuyển dụng và môi giới ở quê nhà trước khi sang Nhật Bản.

Về nguyên tắc, thực tập sinh kỹ thuật không được phép chuyển công việc hoặc chuyển sang công ty khác. Tuy nhiên, trong năm 2021, có 7.000 thực tập sinh đã rời khỏi nơi làm việc của họ.

Tháng 11 năm ngoái, một ban chuyên gia cố vấn của chính phủ Nhật Bản được thành lập để xem xét lại TITP. Ban này, có 15 thành viên gồm các học giả và người đứng đầu các chính quyền thành phố, đã tổ chức 4 cuộc thảo luận kể từ tháng 12.

Một số thành viên của ban chuyên gia muốn tiếp tục chương trình TITP vì cho rằng đào tạo thực tập sinh kỹ thuật nước ngoài là đóng góp quốc tế quan trọng của Nhật Bản.

Nhưng nhiều thành viên khác kêu gọi cải cách hoặc bãi bỏ chương trình. Họ cho biết có khoảng cách rõ ràng giữa mục đích và tình trạng thực tế của chương trình có thể dẫn đến các vi phạm nhân quyền. Họ nhấn mạnh tốt nhất là nên bỏ chương trình và thiết lập một hệ thống tuyển dụng lao động nhập cư mới nhằm đảm bảo nguồn nhân lực cho ngành công nghiệp trong nước, chứ không chỉ hỗ trợ các nước đang phát triển đào tạo nhân lực.

Hệ thống mới cần phải khẳng định rõ mục đích “bảo đảm lẫn phát triển nguồn nhân lực”, theo báo cáo dự thảo của ban chuyên gia cố vấn công bố hôm 10-4.

“Việc tiếp nhận thực tập sinh nước ngoài để làm công nhân, trong khi nói rằng chương trình chỉ theo đuổi mục tiêu phát triển nguồn nhân lực là điều không nên”, báo cáo cho hay.

Ở một quốc gia đang phải đối mặt với tình trạng dân số già và thiếu lao động trầm trọng như Nhật Bản, việc ra mắt hệ thống tuyển dụng lao động nước ngoài có thể đánh dấu một bước ngoặt quan trọng trong cách nhìn nhận nguồn nhân lực nước ngoài. Nhật Bản có thể thiếu hơn 11 triệu lao động vào năm 2040, theo Viện nghiên cứu Recruit Works. Nhật Bản cũng đang đối mặt với sự cạnh tranh thu hút lao động nhập cư ngày càng gay gắt từ các nước phát triển có dân số già khác.

Báo cáo dự thảo của ban chuyên gia cố vấn cũng kêu gọi tạo điều kiện thuận lợi, cho phép thực tập sinh kỹ thuật nước ngoài dễ dàng chuyển nơi làm việc sang các công ty có cùng loại hình kinh doanh.

Báo cáo ghi nhận nhiều tổ chức giám sát lao động ở Nhật Bản đã không ngăn chặn được vấn đề lạm dụng thực tập sinh kỹ thuật. Vì vậy, các chuyên giao kêu gọi xóa bỏ hoặc chỉnh đốn các tổ chức này.

(Dân trí) - Cho tới khi xây dựng được hệ thống tuyển dụng lao động mới, Nhật Bản vẫn thực hiện chương trình thực tập sinh kỹ năng nên người lao động hoàn toàn yên tâm về nguyện vọng sang nước này làm việc.

Xem thêm: 4 Loại Giấy Dán Tường Không Thấm Nước Hiệu Quả Nhất 2022, Unilever ViệT Nam


Đó là thông tin khẳng định đến từ cố vấn đặc biệt Liên minh Nghị sĩ Hữu nghị Nhật - Việt, Chủ tịch Hiệp hội toàn quốc về hỗ trợ cùng phát triển nhân lực nước ngoài Nhật Bản (Nagomi) Takebe Tsutomu, liên quan đến thông tin Nhật Bản đề xuất bỏ chương trình thực tập sinh nước ngoài mà dư luận đặc biệt quan tâm.

Theo ông Takebe Tsutomu, đề xuất đưa ra hôm 10/4 của hội đồng 15 chuyên gia, học giả và quan chức đứng đầu các tỉnh ở Nhật Bản là để thảo luận về việc xây dựng một chương trình mới với mục đích "Bảo đảm nguồn lao động, đào tạo nhân sự" thay cho chủ trương hạn hẹp là "cống hiến quốc tế thông qua chuyển giao kỹ thuật" của chương trình cũ chứ không phải là loại bỏ chương trình thực tập sinh.

Từ nay cho đến khi xây dựng được chương trình mới thì vẫn sẽ thực hiện theo chương trình thực tập sinh nên người lao động yên tâm thực hiện nguyện vọng sang Nhật Bản làm việc", ông Takebe Tsutomu nhấn mạnh.

Về hợp tác lao động giữa Việt Nam và Nhật Bản trong thời gian qua, ông Takebe Tsutomu đánh giá, hoạt động này đã phát triển rất nhanh và rộng. Đặc biệt, kể từ chuyến thăm của nguyên Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đến Nhật Bản năm 2014, mối quan hệ Nhật - Việt được nâng lên tầm đối tác chiến lược toàn diện vì hòa bình và thịnh vượng ở châu Á.

"Hiện tổng số lao động Việt Nam đang dẫn đầu tại đất nước mặt trời mọc với khoảng 462.000 người (tại thời điểm tháng 10/2022), chiếm 25% người lao động nước ngoài tại Nhật Bản.

Có thể nói, chương trình thực tập sinh kỹ năng không chỉ góp phần giải quyết vấn đề thiếu lao động của Nhật Bản mà còn mang lại nhiều thành quả quan trọng. Hơn 2 triệu người trẻ châu Á đã đến Nhật học tập, làm việc, học tiếng Nhật, nâng cao kỹ năng, kiến thức và áp dụng, đóng góp cho sự phát triển kinh tế của đất nước họ là ví dụ điển hình.

Chương trình này mang lại sức sống cho địa phương, đóng góp cho sự ổn định kinh doanh - sản xuất của doanh nghiệp vừa và nhỏ, duy trì nội lực kinh tế địa phương trong bối cảnh dân số già hóa của Nhật Bản hiện nay", Chủ tịch Hiệp hội Nagomi đánh giá.

Về dự thảo chính sách tuyển dụng mới mà Hội đồng chuyên gia Nhật Bản đang thảo luận liên quan đến chương trình thực tập sinh nước ngoài đến Nhật Bản làm việc, ông Takebe Tsutomu cho biết, định hướng chính lần này là "loại bỏ chương trình thực tập sinh để xây dựng chương trình mới với mục đích bảo đảm nguồn lao động bền vững".

Nội dung của chương trình mới, như vậy, được xây dựng để cải thiện chương trình thực tập sinh nước ngoài. Cụ thể, chủ trương của chương trình mới là đào tạo nguồn nhân lực đủ đáp ứng yêu cầu của các doanh nghiệp Nhật Bản trong tình hình mới.

Con đường sự nghiệp của người lao động nước ngoài đến Nhật có ngành nghề tiếp nhận sẽ thống nhất với lĩnh vực tiếp nhận lao động kỹ năng đặc định; đào tạo kỹ năng và tổ chức đánh giá (đang được thảo luận) để người lao động có thể phát huy kỹ năng thăng tiến trong sự nghiệp; chuyển nơi làm việc được nới lỏng nhưng vẫn có giới hạn; cơ chế quản lý, giám sát và hỗ trợ sẽ nghiêm ngặt hơn.

Tổ chức thực tập sinh Nhật Bản (OTIT) vẫn tiếp tục duy trì và nâng cao năng lực giám sát, hỗ trợ, tăng cường các hoạt động hợp tác với nước phái cử lao động sang Nhật Bản; năng lực tiếng Nhật theo chương trình mới yêu cầu cao hơn.

Ông Takebe Tsutomu cho biết, sau khi Hội đồng chuyên gia trình bày việc loại bỏ chương trình thực tập sinh nước ngoài, Nagomi đã gửi nhận xét đến dự thảo chương trình mới tiến gần hơn với chủ trương đào tạo nguồn nhân lực, bảo đảm nguồn lao động theo chương trình này và nhất quán với chương trình kỹ năng đặc định.

"Tôi chất vấn nhiều lần về vấn đề này đến Bộ Tư pháp Nhật Bản và đã nhận được câu trả lời rõ ràng rằng "Sẽ không chuyển sang chương trình kỹ năng đặc định.

Sắp tới, Nagomi sẽ nhấn mạnh chủ trương xây dựng một chương trình mới phát huy điểm tốt của 2 chương trình thực tập sinh kỹ năng và kỹ năng đặc định",Chủ tịch Hiệp hội Nagomi nói.

Để có thể giữ lại các điểm tốt của chương trình thực tập sinh nước ngoài, phía Nagomi sẽ tổ chức các hoạt động yêu cầu đến nghị sĩ Quốc hội, Phủ Thủ tướng, Bộ Tư pháp, Bộ Phúc lợi, Y tế và Lao động cũng như các bộ, ngành liên quan bàn kỹ về chương trình mới này.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

x

Welcome Back!

Login to your account below

Retrieve your password

Please enter your username or email address to reset your password.