Phần mộ đại tướng võ nguyên giáp tại vũng chùa đảo yến, bí ẩn lăng mộ của đại tướng võ nguyên giáp

Quảng Bình vốn nổi danh là vùng đất địa linh nhân kiệt, nơi sản sinh ra những người con tài ba, những vị anh hùng có công với dân tộc. Nơi đây cũng là quê hương đồng thời là nơi mà Đại tướng Võ Nguyên Giáp – vị tướng huyền thoại của đất nước đã an nghỉ. Người là vị đại tướng đầu tiên của Quân đội Nhân dân Việt Nam, vị tướng lĩnh đã chỉ huy và tạo nên chiến thắng lẫy lừng trên trận địa Địa Biên Phủ lừng lẫy. Nếu có dịp ghé thăm mảnh đất xứ Quảng hiền hòa, bạn nhất định phải đến đây dâng nén nhang để tưởng nhớ đến công lao và thể hiện lòng biết ơn sâu sắc với vị anh hùng của dân tộc. Cùng QBTravel tìm hiểu những thông tin hữu ích để chuyến viếng thăm đến lăng mộ Đại tướng Võ Nguyên Giáp của bạn và gia đình diễn ra suôn sẻ nhé!

Chủ Đề:

Lăng mộ Đại tướng Võ Nguyên Giáp ở đâu?

Di nguyện của Đại tướng Võ Nguyên Giáp

Đại tướng Võ Nguyên Giáp sinh ngày 25 tháng 8 năm 1911 tại xã Sơn Thuỷ, huyện Thuỷ, Quảng Bình. Người là học trò ưu tú của Chủ tịch Hồ Chí Minh và là “người anh cả” trong lực lượng vũ trang nhân dân. Ông là vị tướng đầu tiên của Việt Nam và là Tổng tư lệnh của Quân đội Nhân dân Việt Nam.

Bạn đang xem: Phần mộ đại tướng võ nguyên giáp

*
Không gian yên bình ở Vũng Chùa, nơi an nghỉ của Đại tướng

Cuối những năm 1990, Đại tướng đã nhiều lần về thăm quê hương Quảng Bình. Bác nghĩ mình sẽ về an nghỉ ở quê hương. Đại tướng không đưa ra yêu cầu nào đối với tổ chức trong suốt cuộc đời của mình, nhưng đây là yêu cầu duy nhất. Bác muốn trở lại mảnh đất miền Trung Việt Nam, một vùng quê nghèo nhưng đầy truyền thống anh hùng. Trở lại Quảng Bình, nhưng không nhất thiết phải trở lại làng An Xá, quê hương của bác. Gia đình bác cũng đã đi xem xét nhiều nơi trong tỉnh, nhưng cuối cùng chọn đảo Vũng Chùa – Đảo Yến thuộc huyện Quảng Trạch, Quảng Bình.

Thăm mộ đại tướng Võ Nguyên Giáp ở Vũng Chùa Đảo Yến

Nằm cách xa trung tâm thành phố Đồng Hới, lăng mộ Đại tướng Võ Nguyên Giáp được đặt tại Vũng Chùa Đảo Yến – một hòn đảo đẹp hoang sơ ở phía Bắc Quảng Bình, gần huyện Lệ Thủy – quê hương của Đại tướng. Nơi an nghỉ cuối cùng của ông là ngọn núi Thọ, mũi rồng thuộc vùng biển Vũng Chùa – Đảo Yến trên sườn núi Hoành Sơn. Khu mộ Đại tướng Võ Nguyên Quảng Đông Quảng Trạch Quảng Bình, cách Quốc lộ 1A khoảng 3km và cách khoảng 4km so với Đèo Ngang, ranh giới giữa tỉnh Quảng Bình và tỉnh Hà Tĩnh.

*
Toàn cảnh khu mộ Đại tướng Võ Nguyên Quảng Đông Quảng Trạch Quảng Bình

Trước kia, Vũng Chùa Đảo Yến vẫn còn là một địa điểm xa lạ cho đến năm 2013.khi nơi đây được chọn làm nơi an nghỉ cuối cùng của Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Đã có đến hàng trăm nghìn lượt khách đổ xô về đây mỗi ngày để dâng hương tưởng nhớ và bày tỏ lòng biết ơn của mình với vị đại tướng tài ba của dân tộc. Chính bởi vậy Vũng Chùa Đảo Yến cũng ngày càng được biết đến nhiều hơn. 

*
Vẻ đẹp của Vũng Chùa Đảo Yến – Nơi yên nghỉ của Đại tướng Võ Nguyên Giáp

Với tiềm năng phát triển du lịch lớn khi sở hữu vẻ đẹp hoang sơ có núi, có biển và cây xanh rợp bóng bao phủ xung quanh, lại gần với nhiều địa điểm du lịch nổi tiếng như Hoành Sơn Quan, Đèo Ngang hay đền thánh Mẫu Liễu Hạnh…. Vũng Chùa Đảo Yến nhanh chóng trở thành địa điểm du lịch được nhiều du khách quan tâm ghé đến mỗi khi có dịp về thăm Quảng Bình. Bạn hoàn toàn có thể lên kế hoạch cho một tour thăm quan và trải nghiệm văn hóa đặc trưng ở mảnh đất này khi viếng mộ Đại tướng Võ Nguyên Giáp trong chuyến đi sắp tới.

Đi đến lăng mộ Đại tướng Võ Nguyên Giáp Quảng Trạch Quảng Bình như thế nào?

Lăng mộ Đại tướng Võ Nguyên Giáp tọa lạc tại Vũng Chùa Đảo Yến và cách Đồng Hới khoảng 75km về phía Bắc. Do hầu hết du khách đến viếng mộ Đại tướng Võ Nguyên Giáp đều xuất phát từ trung tâm thành phố Đồng Hới và thường kết hợp chuyến đi thăm mộ Đại tướng Võ Nguyên Giáp Quảng Đông Quảng Trạch Quảng Bình với nhiều địa điểm khác nhau. Vì vậy để chuyến đi trở nên dễ dàng và thuận tiện hơn, bạn có thể đến nơi này bằng cách thuê xe ô tô, xe du lịch hoặc xe máy tại Đồng Hới. Đây cũng là cách di chuyển tối ưu giúp du khách tiết kiệm chi phí nên được mọi người lựa chọn rất nhiều. Các bạn tham khảo dịch vụ cho thuê xe du lịch Quảng Bình đời mới tại đây

*
Thuê ô tô ở Đồng Hới đến viếng mộ Đại tướng Võ Nguyên Giáp Quảng Đông Quảng Trạch Quảng Bình

Bạn có thể lựa chọn lộ trình di chuyển cụ thể như sau: Từ trung tâm thành phố Đồng Hới đi theo đường Tôn Đức Thắng rẽ vào quốc lộ 1A. Đi theo quốc lộ 1A để đến Quảng Đông, Quảng Trạch. Sau đó, đi tiếp theo đường vào lăng khoảng 2 km nữa là bạn đã đến được khu mộ của Đại tướng Võ Nguyên Giáp và bắt đầu chuyến dâng hương tưởng niệm của mình. Ngoài ra bạn cũng có thể đi qua đường Hồ Chí Minh/QL16 để đến đây. Thời gian di chuyển có thể kéo dài gần 2 giờ, do đó bạn cần lên kế hoạch rõ ràng để chuyến đi diễn ra kịp tiến độ.

*
Đường đi đến Lăng mộ Đại tướng Võ Nguyên Giáp Quảng Trạch Quảng Bình

Ngoài ra, nếu bạn muốn thoải mái tham quan du lịch không cần bận tâm đến đường xá, địa điểm du lịch, và thời gian lưu trú… thì có thể đặt các tour tham quan du lịch Quảng Bình có lịch trình đến viếng lăng mộ Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Những tour này thường bao gồm nhiều địa điểm với lịch trình di chuyển cụ thể, có xe đưa đón… Nhờ đó bạn hoàn toàn có thể thoải mái tận hưởng chuyến đi của mình.

Đặc điểm khu mộ Đại tướng Võ Nguyên Giáp 

Khu mộ đại tướng Võ Nguyên Giáp tại khu vực Vũng Chùa được bao bọc bởi ba hòn đảo bình phong Hòn Gió, Hòn La, và Hòn Nồm. Những phiến đá xanh nguyên khối luôn là vật liệu được nhiều người sử dụng để xây mộ cho hiền tài, mộ gia tộc thể hiện lòng biết ơn, lòng thành kính đối với những người đã khuất. Đây cũng là chất liệu được gia đình lựa chọn để xây phần mộ Đại tướng Võ Nguyên Giáp.

*
Phiến đá xanh ở lăng mộ đại tướng Võ Nguyên Giáp Quảng Đông Quảng Trạch

Phiến đá nguyên khối từ để xây lăng Đại tướng Võ Nguyên Giáp được lấy từ núi Non Nước Ngũ Hành Sơn (Quảng Nam). Mộ Đại tướng ở lưng chừng núi nên để đến được nơi an nghỉ của Người, chúng ta phải đi bộ qua 103 bậc thang bằng đá hoa cương tượng trưng cho tuổi thọ vua Người.

*
Lối lên phần mộ của Đại tướng Võ Nguyên Giáp

Trước đây, lăng mộ Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã được các chiến sĩ Đồn Biên phòng Ròn (Bộ đội Biên phòng Quảng Bình) ngày đêm canh giữ để tỏ lòng thành kính và biết ơn đối với khách thập phương. Đội gồm 30 cán bộ, chiến sĩ, túc trực 24/24 giờ. Ngày nay lăng không còn do bộ đội biên phòng vận hành hay canh giữ nữa mà mộ Đại tướng đã được chuyển giao cho thành phố và người nhà tiếp quản. Du khách vẫn có thể đến đây thăm viếng và bày tỏ lòng biết ơn với Người.

*
Bộ đội chiến sĩ bảo vệ nơi an nghỉ của Đại tướng

Ý nghĩa phong thủy khu mộ Đại tướng Võ Nguyên Giáp

Vị Đại tướng anh hùng Võ Nguyên Giáp sinh ra lớn lên ở Quảng Bình, nằm xuống cũng tại Quảng Bình. Người đã giành cả đời mình lo cho nước, cho dân. Chỉ đến những năm cuối đời, Đại tướng mới có dịp thư thả về thăm lại chốn xưa, về với mảnh đất Quảng Bình hoang sơ, mộc mạc mà xinh đẹp lạ thường. Nhưng thay vì chọn quê nhà ở Lệ Thủy làm nơi yên nghỉ, người nhà và Đại tướng lại chọn mảnh đất Vũng Chùa hoang sơ, ít người qua lại làm điểm đến cuối cùng. Một phần là bởi nơi đây có ý nghĩa phong thủy vô cùng đặc biệt. Một phần cũng bởi mong muốn cao cả giúp ích cho quê hương ngay cả khi nằm xuống của Đại tướng.

*
Đại tướng Võ Nguyên Giáp và người nhà lựa chọn Vũng Chùa Đảo yến làm nơi yên nghỉ bởi những ý nghĩa đặc biệt

Ý nghĩa phong thủy 

Ngày xưa, các bậc đế vương, nhà thông thái, quý tộc rất chú trọng đến phong thủy trong việc xây nhà, chọn đất đóng đô, xây dựng đền đài, lăng tẩm, chọn đất để yên giấc ngàn thu. Theo phong thủy phương Đông, một đô bền vững, một nhà cửa thịnh vượng, một khu lăng mộ phong thuỷ tốt hội đủ 3 yếu tố: Bối sơn, diệp thủy, hướng dương. Và khu mộ Đại tướng Võ Nguyên Giáp ở Vũng Chùa hội đủ những yếu tố đó.

Ý nghĩa quân sự 

Đại Tướng Giáp Là một thiên tài quân sự, việc chọn mũi Rồng Vũng Chùa hiện tầm nhìn chính trị và quân sự ưu việt của ông. Một số tác giả Việt Nam cho rằng khu vực Đèo Ngang (Vũng Áng – Hòn La) là tử huyệt quân sự. Nếu có chiến tranh, đất nước sẽ bị xâm lược, đây là vị trí tấn công đầu tiên sẽ cắt đôi đất nước Việt Nam. Nhiều khi Đại tướng ngầm chỉ cho con cháu canh giữ vùng đất quan trọng này.

Ý nghĩa về biển và hải đảo bền vững

Biển và hải đảo là một chủ đề lớn của quốc gia hiện nay. Thế kỷ 21 là thế kỷ của biển và hải đảo, các quốc gia đều hướng về biển. Phải chăng Đại tướng muốn làm “bạn” của ngư dân bằng việc chọn đảo Vũng Chùa – Yến làm nơi yên nghỉ vĩnh hằng? Đền thờ tướng ở Vũng Chùa sẽ trở thành ngọn hải đăng thường xuyên cháy sáng trong lòng ngư dân, giúp ngư dân bám biển, giữ biển bền vững.

*

Hành trình viếng mộ đại tướng Võ Nguyên Giáp

Du khách đến viếng mộ Đại tướng Võ Nguyên Giáp để sắp xếp được việc dâng hương như mong muốn, nên tham khảo trước hành trình cũng như những thông tin cần thiết trước khi đến đây:

*
Du khách đến viếng mộ Đại tướng Võ Nguyên Giáp nên tham khảo trước hành trình và những thông tin cần thiết Giờ viếng mộ: Du khách vào viếng mộ Đại tướng từ 7h30 đến 17h00 hàng ngày. Tuy nhiên vì cả nước đang phải đối mặt với làn sóng dịch bên Covid 19 diễn ra gay gắt nên nơi đây sẽ tạm đóng cửa và đón khách trở lại sau khi dịch Covid-19 kết thúc. Về trang phục: Du khách đến viếng mộ phải ăn mặc trang phục phù hợp với văn hóa Việt Nam và thể hiện sự tôn trọng, trang nghiêm. Về tác phong: Du khách cần đảm bảo tác phong phải trang nghiêm và phù hợp với nơi thờ tự linh thiêng, đặc biệt đu khách không được tạo dáng chụp ảnh bên phần mộ. Những vật dụng không được phép mang vào khi viếng mộ Đại tướng Võ Nguyên Giáp: Không được phép mang nước uống, túi xách và các đồ dùng khác trừ điện thoại. Tất cả các vật dụng của du khách mang theo phải được giữ lại trong xe hoặc trong tủ khóa của nhân viên bảo vệ ở phía bên ngoài phần mộ. Về lễ vật Phúng Viễn: Làm theo yêu cầu của Đại tướng đối với những người yêu mến Đại tướng đến viếng thăm ông sau khi ông mất, du khách đến viếng lăng mộ Đại tướng Võ Nguyên Giáp không được cúng tiến bất cứ thứ gì (kể cả hoa quả để tránh lãng phí). Do đó du khách không nên mua hoặc đem theo tiền vàng và các đồ lễ khác khi đến dây thăm mộ. Mỗi người có thể mang một bông hoa và vài nén hương ngoài để thể hiện tấm lòng thành kính của mình.
*
Đoàn khách đến dâng hương viếng mộ Đại tướng

Đại tướng Võ Nguyên Giáp là một huyền thoại đặc biệt cho muôn đời sau. Ông là vị tướng kiệt xuất được cả thế giới công nhận và coi là một trong những vị tướng vĩ đại nhất mọi thời đại. Dù bác đã đi xa nhưng tên tuổi của bác sẽ còn sáng mãi trong lịch sử, trong tình yêu thương vô hạn của nhân dân Việt Nam, trong sự ngưỡng mộ của những người yêu chuộng hòa bình khắp năm châu, bốn biển. Nếu có dịp đến du lịch Quảng Bình, hãy viếng mộ Đại tướng Võ Nguyên Giáp để tưởng nhớ đến Người nhé.

Võ Nguyên Giáp là vị đại tướng tài ba của đất nước, đại tướng là người chỉ huy trận chiến thắng Điện Biên Phủ lịch sử chấn động năm châu. Năm 2013 đại tướng Võ Nguyên Giáp qua đời hưởng thọ 103 tuổi.

*

❀ Vị trí địa lý đắt địa

Sau cuộc họp giữa Trung ương, tỉnh Quảng Bình và đại diện gia đình Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc, trưởng ban tổ chức lễ tang Đại tướng Võ Nguyên Giáp và gia đình đã chính thức quyết định địa điểm an táng Đại tướng Võ Nguyên Giáp tại khu vực biển Vũng Chùa - đảo Yến, thuộc xã Quảng Đông, huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình. Đây cũng là địa điểm lúc còn sống Đại tướng đã đồng ý với gia đình để Đại tướng yên nghỉ vĩnh hằng. Gần như ngay lập tức, các đơn vị công binh và nhiều lực lượng khác đã tập trung về Vũng Chùa- Đảo Yến mở đường vào khu vực. 

*

Khu mộ của Đại tướng Võ Nguyên Giáp khiêm nhường nằm yên vị tại Vũng Chùa- Đảo Yến dưới chân đèo Ngang đầy nắng, gió và sóng biển mênh mông, là địa chỉ linh thiêng trong lòng dân Việt Nam và các tầng lớp yêu chuộng hòa bình trên thế giới, đặc biệt đối với thế hệ những người cầm súng qua hai cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại, vào những ngày này luôn ngập tràn nhang khói và những giọt nước mắt hành hương!

Lướt tới đỉnh đèo Ngang trời trong và mây trắng chúng ta tha hồ thả tầm mắt nhìn ngắm vẻ đẹp của non sông đất nước, và có thể thấy mồn một từng dòng người từ khắp nơi đang chảy về bên mộ Đại tướng trong niềm tôn kính và nhớ thương vô hạn, vô bờ! Trong những dòng người bất tận đó, có rất nhiều người là thương binh, bệnh binh, người già nhưng trên khuôn mặt họ vẫn rạng rỡ như được tiếp thêm sức mạnh tinh thần khi được gần gũi trước anh linh Đại tướng.

Xem thêm: Top 10 Kem Dưỡng Cho Da Hỗn Hợp Thiên Dầu Tốt Nhất Hiện Nay, Chia Sẻ 7 Kem Dưỡng Ẩm Cho Da Hỗn Hợp

Đèo Ngang nơi eo thắt miền Trung hoang hút thủa nào giờ đây đang trở thành điểm nhấn nổi bật dọc duyên hải miền Trung và khắp cả nước bởi sự xuất hiện của Khu Kinh tế Hòn La (Quảng Bình) và Khu Kinh tế Vũng Áng (Hà Tĩnh), đặc biệt là nơi yên nghỉ vĩnh hằng của bác Giáp một điểm dừng chân quá lý tưởng cho khách hành hương. Đại tướng Võ Nguyên Giáp, người được coi là “vị thánh của lòng dân” đang nằm đó luôn là niềm tôn kính, nhớ thương lẫn tự hào của triệu triệu người Việt Nam và bạn bè trên thế giới.

Khu vực Vũng Chùa, Đảo Yến là nơi được gia đình đại tướng Võ Nguyên Giáp chọn làm nơi an nghỉ của Người. Đảo Yến là một huyệt đẹp hội tụ nhiều sinh khí, là một nơi thiêng liêng chứa đựng những điều thần bí.

Nơi an nghỉ của tướng Giáp là huyệt Đại Cát, Vũng Chùa – Đảo Yến nằm cách Đèo Ngang khoảng 7km, với thế núi rồng cuộn hổ ngồi.

Xét về mặt phong thủy, phong thuỷ khu lăng mộ của đại tướng Võ Nguyên Giáp an nghỉ có phong thủy rất tốt, đầu tựa núi, có Thanh Long, Bạch Hồ, mặt trước có Minh Đường.

Địa điểm an táng Đại tướng là lưng chừng triền núi độ cao 110m phía Nam mũi Rồng, huyệt mộ của Người sẽ luôn nhận được nhiều khí tự nhiên, thoáng mát, nơi tập kết khí mạch của núi mà xây huyệt mộ sẽ mang lại nhiều điều tốt lành.

Khu lăng mộ của đại tướng theo ý nghĩa phong thủy sẽ là một thiên tướng trấn giữ phía Đông ngăn trừ mọi ma quỷ âm mưu xâm lấn làm hại người dân nước Nam ta.

❀ Bí ẩn lăng mộ Đại Tướng Võ Nguyên Giáp

Thật ra, điểm yên nghỉ của Đại tướng đã được gia đình chọn lựa từ lâu. Khu vực Vũng Chùa - Đảo Yến cũng là một huyệt đẹp hội tụ nhiều sinh khí đã được biết từ lâu. Dân xã Quảng Đông coi đây là một nơi thiêng liêng chứa đựng những điều thần bí. Ông Phạm Xuân Hương, một bô lão trong xã kể lại chuyện xưa được lưu truyền trong nhân dân. Đó là câu chuyện một người Tàu biết đây là khu mộ huyệt đại cát, nếu an táng cha mình vào đây, con cháu sẽ phát tài, hưng vượng, liền đem hài cốt cha mình đến đây chôn trộm. Lúc đó, cả khu vực còn là rừng rậm. Anh ta chờ lúc giữa trưa mới thuê người địa phương đưa vào rừng. Thuyền vừa đỗ dưới bãi, định bước lên bờ thì bỗng trong rừng xuất hiện một đôi hổ, một con đen, một con trắng nhảy ra gầm vang đe dọa. Anh dẫn đường vội vàng đẩy thuyền chạy về. Nhưng anh người Tàu vẫn không đành, anh ta mượn một thầy phù thủy đi cùng lần nữa. Lần này nghe như sợ thầy phù thủy, không thấy hổ ra dọa nữa. Trèo lên đến miếng đất bằng trên sườn núi, anh ta vội vàng đào mộ rồi đặt hài cốt cha mình xuống, nhưng lạ kỳ, hài cốt đặt xuống đáy hố thì tự nhiên đất lại đùn lên, đẩy gói hài cốt trở lại mặt đất. Thầy phù thủy bày đàn, bấm độn triệu thỉnh thổ địa lên hỏi, thổ địa trả lời: Đây là huyệt mộ đại cát, nhưng không dành cho người này. Chôn xuống sẽ bị đào lên. Anh người Tàu sợ quá, vội mang hài cốt cha mình về Tàu. 

 Vũng Chùa - Đảo Yến là thắng cảnh nằm chung trong vịnh Hòn La mà sách Đại Nam dư địa chí ước biên của Cao Xuân Dục thời nhà Nguyễn gọi là vịnh La Sơn. Trong sách nêu rõ vịnh La Sơn được bao bọc bởi những ngọn núi như những bức tường thành, phía đất liền là dãy Hoành Sơn “thế như rồng cuốn hổ ngồi, trùng trùng điệp điệp lan ra tận biển”, với đỉnh Mũi Rồng che chắn phía tây - bắc, ở phía đông có nhiều đảo nhỏ (dân gian gọi là hòn)...

quần thể danh thắng này gắn liền với rất nhiều truyền thuyết dân gian, như việc người dân vùng này không dám chặt cây chò trắng, vì đây là loại cây tương truyền được long vương dùng xây thủy cung dưới biển. Mà long vương từng nổi sóng lớn giúp dân nhấn chìm chiến thuyền của quân Chiêm khi đến quấy phá dân làng thời Đại Việt. Dân gian còn truyền miệng chuyện năm vua Lê Thánh Tông xuất thủy quân đánh Chiêm Thành, đã dừng lại nơi đây lập đàn xin thần linh phù hộ thắng giặc và chúng sinh an lành. Sau đại thắng, vua lại trở về lập đàn cáo cùng trời đất tại đây.

❀ Thuật phong thủy đặt mộ phần  Thuật phong thủy chỉ phương pháp tìm kiếm và chọn lựa nơi trú ngụ hoặc mai táng cát tường phú quý, phúc thọ bình yên. Giống như mọi ngành khoa học kĩ thuật cổ truyền khác ở Á Đông, thuật phong thủy cũng dựa vào dịch lí, thuyết âm dương, ngũ hành. Theo các quan niệm cổ truyền, long mạch là những dòng khí mạch chạy trong đất (giống như mạch máu trong cơ thể), nhấp nhô, uốn lượn theo thế núi sông như rồng. Điểm khởi đầu của mạch là nơi sinh khí bắt đầu phát sinh, điểm kết thúc của mạch là nơi sinh khí ngưng tụ. Tại nơi tập kết khí mạch của núi mà xây huyệt mộ sẽ mang lại nhiều điều tốt lành.

*
Sách Táng thư viết: “Mai táng phải chọn nơi có sinh khí. Kinh viết: Khí gặp gió (phong) ắt tán, gặp nước (thủy) ngăn thì dừng. Cổ nhân làm sao cho khí tụ chứ không tán, nước chảy có chỗ dừng”. Do vậy mà có tên là “phong thủy”. Nơi khí tụ là huyệt cát, nơi khí tán là huyệt hung. Huyệt cát phải có thế đứng huyền vũ, nghĩa là lưng dựa vào miền đất cao, hay nhất là cuối dãy núi lớn, trước mặt có khoảng trống, thấp, tốt nhất có dòng nước chảy, bên trái tả thanh long nghĩa là có dãy núi cao tỏa ra như hai cánh tay che bên trái huyệt đất, có hữu bạch hổ, nghĩa là bên phải cũng có một dãy núi, hoặc đất cao che bên trái huyệt đất, có chu tước, nghĩa là ngoài vùng nước có một miền đất cao như cái bình phong chắn gió thổi vào huyệt đất. Cuốn Táng Kinh viết: “Hình ngăn khí tụ, hóa sinh vạn vật là đất thượng đẳng”, tức là chân huyệt. Nếu không có hình tốt tức thế đất không ngăn được khí. Khí không tụ lại được thì an táng vô nghĩa. Nhưng đất có hình rồi cũng phải có thế. Thế đất cát thì huyệt sẽ cát; huyệt cát thì nhân sẽ cát. Thông thường, an táng ở trên thế đất phình. Táng kinh có viết: Thế đất có bình phong (đằng sau huyệt mộ có đất hoặc núi cao như bức bình phong để dựa, được che chắn) chôn đúng phép, vương hầu nổi lên. Thế đất như tổ yến (tròn, vuông, cân đối) chôn đúng cách, được chia đất phong. Thế đất như rìu kép (tròn, vuông, cân đối, phẳng phiu) mộ huyệt có thể giàu có.

*

Nơi an táng Đại tướng Võ Nguyên Giáp nằm ở độ cao 110m lưng núi Vũng Chùa. Huyệt đất quay về hướng Nam. Về phía Bắc núi Vũng Chùa dựa vào dãy núi lớn cao trên 700m. Phía Tây, núi Sú kéo dài như một tay ngai, cao 136m, phía đông, như con hổ lớn ở vị trí Bạch Hổ, dãy Mũi Rồng như một cánh tay dài như một con rồng lớn chạy ra biển ở vị trí Thanh Long. Từ trên huyệt mộ nhìn xuống sẽ thấu cả một vùng biển rộng, có dòng hải lưu chảy từ hướng Tây sang phía Mũi Rồng. Qua khoảng biển rộng khoảng 400m là đảo Yến, gồm hai ngọn như chiếc bình phong chắn gió ở vị trí Chu Tước.  Mảnh đất dự kiến để chôn cất Đại tướng có hình vuông, cân đối, hơi phình như một gò nhỏ, hướng về phía Nam theo câu: “Thánh nhân Nam diện nhi thính thiên hạ”. Đó chính là thế đất “Yến sào” có chỗ dựa Huyền Vũ là đỉnh cao trên 400m về phía Bắc. Mạch khí chảy nghìn dặm từ Trường Sơn xuống dẫn mạch khí từ nghìn dặm Bắc về đến đây, gặp biển tụ lại, Biển mênh mông như một hồ lớn, nhưng trước huyệt đất lại có hải lưu dẫn khí lưu thông mà không tán. Sinh mà tụ là thế đất tuyệt vời này. Phía bên trái, theo cổ truyền là bên tả, dãy núi mũi rồng chảy ra biển, vừa xuôi xuống biển tạo ra một vòng cung chắn khí tản đông mà còn chắn gió đông, không để gió, tức phong, thổi vào huyệt mộ. Đó chính là hình tượng con rồng xanh hầu bên tả. Phía bên phải, hướng Tây núi Sú sừng sững như một con hổ chầu, che những cơn gió thổi vào huyệt đất. Đó chính là Bạch Hổ trừ mọi tai ương.

*

Phía nam là biển rộng, đóng vai trò minh đường tụ thủy, mạch hải lưu nhẹ cấp thêm sinh khí cho huyệt mộ. Phía xa một chút Đảo Yến như bình phong lớn làm ấm huyệt mộ. Theo người dân địa phương, đất trên núi vốn là đất núi lửa có màu đỏ hồng nhẹ, vùng mưa đều đất ẩm, cây cối xanh tươi quanh năm. Đây đúng là đất “Thái cực biên huân”, hợp với thế đất. Thêm nữa không phải bây giờ mà ngay từ ngàn xưa vùng Vũng Chùa - Đảo Yến đã là nơi chim yến tụ hội ríu rít quanh năm, đúng là đất lành chim đậu,“chim tụ hội thành đàn” đông vui, ríu rít, là đất “tụ khí tàng phong”.

❀ Lăng mộ đại tướng Võ Nguyên Giáp

Những tấm đá xanh nguyên khối luôn là vật liệu đẹp nhất được nhiều người sử dụng để xây dựng lăng mộ cho các bậc hiền tài, mộ tổ gia đình thể hiện lòng thành kính, biết ơn với những người đã khuất. Chính vì thế vật liệu được gia đình chọn để xây mộ cho Đại Tướng chính là đá xanh nguyên khối.

Những phiến đá nguyên khối lấy từ vùng núi Non Nước Ngũ Hành Sơn ( Quảng Nam) được vận chuyển ra Quảng Bình để xây dựng lăng mộ cho đại tướng Võ Nguyên Giáp.

*

Do khu vực an táng của đại tướng nằm giữa lưng chừng núi. Vì vậy, để lên được nơi an nghỉ của đại tướng, chúng ta phải đi qua 103 bậc đá hoa cương tượng trưng cho tuổi thọ của Người.

Tổng hợp lại, nơi chôn cất Đại tướng Võ Nguyên Giáp là huyệt đại cát, ứng vào câu “tất phát khoa giáp, định rất phát đinh tài lưỡng vượng, phú quý miên trường, mọi người đều kính phục”. Với những chiến công vì dân vì nước, huyệt mộ đại cát, Đại tướng sẽ là một thiên tướng trấn giữ phía Đông ngăn trừ mọi ma quỷ âm mưu xâm lấn làm hại dân Việt, công đức kéo dài vạn vạn năm. 

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

x

Welcome Back!

Login to your account below

Retrieve your password

Please enter your username or email address to reset your password.