SKĐS – Chậm kinh nhưng khi thử thai lại c
F3; kết quả
E2;m t
ED;nh khiến nhiều phụ nữ băn khoăn. Vậy những l
FD; do n
E0;o kh
E1;c ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ?
Trong nhiều trường hợp chậm kinh nhưng thử thai quá sớm trong chu kỳ hoặc không tuân thủ chặt chẽ hướng dẫn que thử thai sẽ cho kết quả âm tính giả. Ngoài ra, sự dao động trong chu kỳ kinh nguyệt cũng là nguyên nhân dẫn đến kết quả âm tính giả.Bác sĩ Nguyễn Tuấn Anh – Bệnh viện Phụ sản Trung ương giải thích: "Không phải tất cả phụ nữ đều có kinh nguyệt đều đặn hàng tháng. Việc có kinh nguyệt với tần suất dao động từ 21 đến 35 ngày một lần được coi là bình thường và các kỳ kinh nguyệt cũng có thể thay đổi theo từng tháng".Bên cạnh những biến động phổ biến trong chu kỳ kinh nguyệt còn có những nguyên nhân tiềm ẩn khác dẫn đến chậm kinh.
Bạn đang xem: Trễ kinh 1 tuần nhưng không có thai
1. Lý do chậm kinh
Suy giảm estrogen là một trong những lý do kinh nguyệt bị chậm.Khi bị chậm kinh, có một số lý do khiến phụ nữ có thể bị chậm như nồng độ hormone, căng thẳng, tập thể dục quá mức hoặc thay đổi cân nặng đáng kể.Trên thực tế, những nguyên nhân rất có thể gây ra tình trạng chậm kinh ở phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ là do mang thai, căng thẳng hoặc tác dụng phụ của biện pháp tránh thai. Nhưng cũng có thể có những yếu tố khác tác động.Yếu tố lối sống tác động đến mức estrogenTheo bác sĩ Tuấn Anh, bất kỳ yếu tố nào trong số này như tập thể dục quá mức, đang cho con bú hay đang phải đối mặt với nhiều căng thẳng đều có thể ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt khiến phụ nữ bị chậm kinh hoặc thậm chí mất kinh. Điều này phần lớn là do tác động của những của các yếu tố này đối với mức estrogen của phụ nữ - loại hormone tạo nên niêm mạc tử cung, sau đó sẽ bong ra khi có kinh nguyệt được tạo ra chủ yếu ở buồng trứng, ngoài ra còn có tuyến thượng thận và trong các tế bào mỡ. Vì vậy, tăng hoặc giảm cân nặng có thể dẫn đến thay đổi lượng estrogen trong cơ thể.Trong khi đó, căng thẳng kích hoạt tuyến thượng thận sản xuất các hormone khác, như cortisol. Điều này cũng có thể ngăn chặn sự tiết ra estrogen. Thậm chí tập thể dục quá mức dẫn đến lượng mỡ trong cơ thể rất thấp cũng có thể dẫn đến giảm lượng estrogen.Trong thời gian cho con bú, phụ nữ cũng dễ bị chậm kinh, đặc biệt nếu đang cho con bú hoàn toàn bằng sữa mẹ. Đó là bởi vì hormone sản xuất sữa, prolactin, tạm thời ngăn chặn quá trình sản xuất estrogen. Mặc dù vậy, các bác sĩ đều khuyên phụ nữ đang cho con bú cũng nên sử dụng một số hình thức tránh thai nếu không muốn mang thai liên tiếp.Thuốc
Một số loại thuốc cũng dẫn đến tình trạng chậm kinh hoặc mất kinh. Các hình thức tránh thai bằng nội tiết tố như thuốc tránh thai uống, miếng dán, vòng âm đạo và vòng tránh thai đều có thể ảnh hưởng đến kinh nguyệt.Bác sĩ Tuấn Anh cho biết: Khi sử dụng biện pháp tránh thai nội tiết tố, nhiều phụ nữ thấy kinh nguyệt ít hơn nhiều hơn, có người lại ngừng có kinh hoàn toàn trong khi sử dụng biện pháp tránh thai. Điều này là bình thường và không nguy hiểm hay đáng lo ngại. Các loại thuốc khác có thể dẫn đến thay đổi chu kỳ kinh nguyệt bao gồm steroid, thuốc chống đông máu và một số hóa trị liệu.
Chậm kinh nhưng thử thai âm tính có nhiều nguyên nhân khác nhau.Nội tiết tố dao độngThay đổi nồng độ hormone trong cơ thể cũng dễ dẫn đến chậm kinh. Chẳng hạn như nếu có tuyến giáp hoạt động quá mức (cường giáp) hoặc tuyến giáp hoạt động kém (suy giáp) có khả năng gây ra kinh nguyệt không đều. Hay như tuyến yên điều chỉnh việc sản xuất các hormone ảnh hưởng đến nhiều chức năng của cơ thể, bao gồm cả chu kỳ sinh sản. Khối u trên tuyến yên cũng cản trở kinh nguyệt và khiến phụ nữ mất kinh hoặc gặp phải những bất thường khác.Chậm kinh hoặc mất kinh cũng là một dấu hiệu cho thấy phụ nữ đang bước vào thời kỳ tiền mãn kinh - những năm tiền mãn kinh (thường là sau 40 tuổi) chức năng buồng trứng trở nên thất thường hơn, giảm dần và lượng hormone giảm xuống khiến kinh nguyệt không đều. Đây là giai đoạn trước khi mãn kinh khi các hormone sinh sản suy giảm.Có thai ngoài tử cungMang thai ngoài tử cung cũng gây ra kết quả thử thai âm tính. Với kiểu mang thai này, phôi thường làm tổ trong ống dẫn trứng thay vì tử cung, nhưng nó cũng có thể xảy ra ở những nơi khác. Bác sĩ Tuấn Anh cho biết, khả năng mang thai ngoài tử cung tăng lên khi có sẹo hoặc tổn thương ống dẫn trứng, chẳng hạn như nhiễm trùng hoặc những lần phẫu thuật trước đó. Mang thai ngoài tử cung là trường hợp cấp cứu nguy hiểm đến tính mạng.Tình trạng bệnh lýCác rối loạn khác nhau, bao gồm như hội chứng buồng trứng đa nang cũng có thể gây ra những bất thường trong chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ. Hội chứng buồng trứng đa nang là một rối loạn nội tiết tố ảnh hưởng đến buồng trứng và gây ra chậm kinh do không rụng trứng và nồng độ androgen cao hơn.Lạc nội mạc tử cung (mô phát triển bất thường bên ngoài tử cung), bệnh rối loạn đông máu và ung thư nội mạc tử cung cũng gây ra hiện tượng kinh nguyệt không đều hoặc mất kinh.
2. Khi nào cần đi khám?
Bác sĩ Nguyễn Tuấn Anh cho biết, nếu bị chậm hai đến ba kỳ kinh liên tiếp, khi thử thai vẫn nhận được kết quả âm tính, cần đi khám ngay lập tức để giúp xác định xem có nguyên nhân cơ bản khác nào không. Ngoài ra, cần đi khám ngay nếu có các triệu chứng như chảy máu nhiều bất thường, chảy máu kéo dài hơn 7 ngày, sốt, đau dữ dội, buồn nôn và nôn, chảy máu sau khi phụ nữ bước vào thời kỳ mãn kinh và không có kinh nguyệt trong ít nhất một năm.SKĐS - Hội chứng tiền kinh nguyệt là một tình trạng thực tế, một tình trạng có thể làm gián đoạn cuộc sống hàng ngày và gây ra sự khó chịu đáng kể về thể chất và cảm xúc của phụ nữ.
Chậm kinh là một trong những tình trạng thường gặp ở nhiều chị em hiện nay. Một số chị em bị chậm kinh khoảng 2 – 3 ngày. Nhưng có người bị chậm kinh cả tuần hoặc 2 tuần liền. Vậy thực tế chậm kinh 1 tuần có sao không? Liệu có phải có thai hay có nguy hiểm gì không? Trong bài viết dưới đây, bác sĩ Hà Thị Huệ - bác sĩ Sản phụ khoa – Phòng khám Đa khoa Y học Quốc tế sẽ giúp bạn trả lời ngay nhé!
Chậm kinh là vấn đề rất thường gặp ở phụ nữ. Thế nhưng theo các chuyên gia, bị chậm kinh 1 tuần xuất phát từ rất nhiều nguyên nhân và biểu hiện khác nhau.

Chậm kinh 1 tuần có phải có thai không?
Bác sĩ Huệ cho biết: "Đã qua 1 tuần mà ngày “đèn đỏ” vẫn chưa tới, chị em không khỏi lo lắng, không biết liệu mình đã mang thai hay chưa. Đối với những phụ nữ đã quan hệ tình dục với bạn trai hoặc với chồng nhưng không sử dụng bất kỳ biện quan hệ an toàn nào,rất có thể bạn đã có thai. Để biết chính xác tình trạng của mình, các bạn nên sử dụng que thử thai để biết liệu rằng mình có mang thai hay không".
Sau thời gian 24 giờ kể từ thời gian quan hệ tình dục không sử dụng các biện pháp an toàn, phụ nữ có thể mang thai nhưng lúc này chưa biểu hiện dấu hiệu gì. Thời gian sau đó, bị chậm kinh 1 tuần là một trong số những biểu hiện và nghi vấn đầu tiên cho việc mang thai.
Từ 1 tuần đến 10 ngày bạn đã có thể sử dụng que thử thai để biết mình mang thai hay chưa. Vậy chậm kinh 1 tuần có sao không? Nếu chậm kinh 1 tuần thử thai 1 vạch có nghĩa là bạn chưa mang thai. Tuy nhiên kết quả này chưa hoàn toàn chính xác. Que thử thai có kết quả chính xác nhất khi thai nhi đã 6-7 tuần tuổi. Lúc này, mẹ sẽ có một số biểu hiện như chảy máu âm đạo, buồn nôn hoặc thèm ăn. Để giả đáp thắc mắc chậm kinh 1 tuần thai được mấy tuần tuổi,bạn nên đến các cơ sở uy tín để siêu âm khám thai để có câu trả lời chính nhất.
Xem thêm: Những câu nói hay về cuộc sống ý nghĩa, giúp tâm trạng
Siêu âm thai ở đâu tốt tại Hà Nội?
Bác sĩ siêu âm thai giỏi ở Hà Nội?
Chậm kinh 1 tuần và đau bụng dưới
Nhiều chị em nghĩ rằng bị chậm kinh 1 tuần và đau bụng dưới là biểu hiện của mang thai. Tuy nhiên nhiều nghiên cứu cho thấy, nếu chậm kinh 1 tuần mà không có thai, kèm theo dịch nâu đỏ thì rất có thể bạn đang mất cân bằng hormone hoặc đã mắc các bệnh phụ khoa nguy hiểm.
Mất cân bằng hormone và mất cân bằng hormone tuyến giáp là nguyên nhân gây rối loạnnội tiết tố nữgây chậm kinh. Nhiều trường hợp mất cân bằng estrogen và progesterone nghiêm trọng còn gây mất kinh.
Các bệnh viêm nhiễm phụ khoa như viêm âm đạo, viêm phần phụ, viêm lộ tuyến cổ tử cung cũng ảnh hưởng lớn tới chu kỳ kinh nguyệt và gây đau bụng dưới. Ngoài ra một số dấu hiệu đặc trưng của viêm nhiễm phụ khoa là chậm kinh 1 tuần ra dịch màu nâu, khí hư có mùi hôi, tiểu rát…
Đau bụng dưới còn là biểu hiện của bệnh đa nang buồng trứng. Bệnh này ảnh hưởng tới nội tiết tố trong cơ thểtừ đó gây chậm kinh nguyệt. Nhiều chị em lo lắng chậm kinh 1 tuần phải làm sao? Các chuyên gia y tế khuyến cáo, nếu chậm kinh 3 tuần thử thai 1 vạch thì các chị em phải lập tức đi thăm khám để có phương pháp điều trị tốt nhất bởi rất có thể bạn đang mắc các bệnh phụ khoa nghiêm trọng.
Chậm kinh một tuần thử que 1 vạch nghĩa là sao?
Theo các chuyên gia, tâm lý quyết định rất lớn tới việc bạn có mang thai hay không. Một số chị em quá nôn nóng, mong ngóng có con mà sinh ra hiện tượng mang thai giả đây là lý do mà khi có dấu hiệu mang thai nhưng thử que 1 vạch.Nghĩa là, bạn sẽ cảm thấy mình có một số dấu hiệu mang thai như chậm kinh, đau ngực, đau bụng, buồn nôn, ói, thèm ăn… nhưng khi thử que thử thai lại không lên 2 vạch.
Cũng có thể, có dấu hiệu mang thai nhưng thử que 1 vạch một số trường hợp do thử thai bằng que thử thai sai cách, hoặc loại que thử kém chất lượng dẫn tới kết quả không đúng. Vì vậy, để biết chắc chắn mình có thai hay không, khi chậm kinh 1 tuần đi siêu âm, chị em hãy tới cơ sở y tế uy tín để làm siêu âm, xét nghiệm.
Một số bệnh viện chỉ làm siêu âm cũng không thể biết bạn hoàn toàn có thai hay không. Do lúc đó, códấu hiệu mang thainhưng thử que 1 vạch nguyên nhân có thể là trứng thụ tinh chưa vào tử cung và còn nằm ở buồng trứng nên hình ảnh siêu âm cho thấy không mang thai.
Bạn cũng nên cẩn thận với những dấu hiệu mang thai ngoài tử cung sớm nhất. Lúc này, nên làm thêm xét nghiệm nước tiểu hoặc máu để chắc chắn mang thai hay không.
Chậm kinh một tuần thử que 2 vạch nghĩa là sao?
Nếu bạn có biểu hiện bị chậm kinh 1 tuần mà thử que cho kết quả 2 vạch thì bạn không phải băn khoăc rằng chậm kinh 1 tuần có sao không, xin chúc mừng, bạn đã lên một thiên chức mới là làm mẹ. Nhưng đây là phát hiện thai sớm nên có thể thai đang di chuyển từ nơi thụ tinh là vòi trứng và xuống buồng tử cung để làm tổ nên qua siêu âm chưa nhìn thấy hình ảnh túi thai. Các bạn nữ nên quay lại tái khám sau 1 tuần để khi đó bác sỹ có thể kết luận cho em là thai đã vào tử cung hay chưa, hay thai làm tổ ngoài tử cung, và sự phát triển của thai có bình thường hay không.
Với hiện tượng chậm kinh 1 tuần thử que 2 vạch thì khả năng rất cao là các bạn nữ đã mang thai, nhưng vẫn cần theo dõi thêm để chắc chắn thai đã vào tử cung chưa. Trong thời gian này chị em nên ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, vitamin và các yếu tố vi lượng, không nên lao động nặng, hay quan hệ tình dục thô bạo có thể ảnh hưởng đến sự làm tổ của thai nhi.

Báo hiệu sức khỏe không ổn định
Hiện tượng chậm kinh nguyệt 1 tuần không chỉ đơn giản báo hiệu rằng bạn đã mang thai, rất có thể đây là biểu hiện của việc sức khỏe của bạn không ổn định, đặc biệt là do rối loạn nội tiết tố.
Rối loạn nội tiết tố nữcó thể là biểu hiện của một số bệnh phụ khoa như u xơ tử cung, polyp cổ tử cung, u nang buồng trứng,… Rối loạn kinh nguyệt đôi khi làm cho vùng kín không được vệ sinh sạch sẽ dễ nhiễm khuẩn và dẫn đến mắc một số bệnh phụ khoa. Các bệnh phụ khoa nếu không điều trị kịp thời rất dễ chuyển biến thành bệnh ác tính và ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản.
Không những thế, đây còn là nguyên nhân gâyhiếm muộn, thậm chí là vô sinh ở những người bị rối loạn kinh nguyệt là rất cao. Rối loạn kinh nguyệt là biểu hiện của sự bất thường về sinh lý ở phụ nữ. Chu kỳ kinh nguyệt không đều dẫn tới việc khó khăn trong dự tính ngày rụng trứng, làm giảm khả năng thụ thai. Có một tỉ lệ lớn các chị em phụ nữ ở độ tuổi 30-40 tuổi vẫn chưa có con bị rối loạn kinh nguyệt. Nó chứng minh rối loạn kinh nguyệt làm giảm khả năng thụ thai và có nguy cơ vô sinh cao.
Như vậy nếu chậm kinh 1 tuần nhưng không có thai, các bạn nên đến khám tại cách bệnh viện, phong khám uy tín để nắm rõ tình hình sức khỏe của bản thân. Đồng thời nên bổ sung một số thực phẩm chức năng an toàn, lành tính để nội tiết tố được cân bằng.
