Lá sen thường được dùng để bọc cốm, gói xôi,... mà ít người biết rằng đây là một loại dược liệu cực kỳ tốt cho huyết áp, mỡ máu, chất lượng giấc ngủ,... Vậy thành phần dược chất gì trong lá sen làm nên công dụng ấy và cách dùng lá sen như thế nào, nội dung dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ.
Bạn đang xem: Uống nước lá sen đúng cách
1. Đặc điểm của cây sen và lá sen
Sen (Nelumbonaceae) là thực vật sống dưới nước. Lá sen màu xanh lục, mặt trên xanh sẫm còn phần tiếp xúc với nước màu xanh nhạt, đường kính 30 - 60cm, vị hơi đắng, thơm nhẹ. Hầu hết các bộ phận của cây sen đều có thể dùng như một loại dược liệu tự nhiên trong nhiều bài thuốc.

Lá sen chứa nhiều thành phần tốt cho sức khỏe
Lá sen chứa nhiều chất chống oxy hóa như: Flavonoid, Quercetin, Tannin,… cùng các loại khoáng chất. Đây chính là thành phần có tác dụng tốt với việc ngăn ngừa oxy hóa, ung thư, bệnh tim mạch, hạ mỡ máu,...
Cụ thể thành phần trong lá sen như sau: 70kcal năng lượng, 2g Lipid, 28.5g Natri, 30mg Kali, 4.3g Protein, 105% vitamin A, 18.8% vitamin C, 22.3% canxi, 16.5% sắt.
Dược liệu lá sen chỉ thu hái vào mùa hè và thu vì khoảng thời gian còn lại cây sen thường bị khô và chết. Y học cổ truyền cho rằng thời điểm dược liệu được thu hái tốt nhất là khi cây sen bắt đầu nở hoa. Việc sơ chế lá sen rất đơn giản, chỉ cần cắt lá, bỏ cuống rồi rửa hoặc lau sạch, thái nhỏ rồi phơi khô là được.
2. Công dụng dược lý của lá sen trong việc điều trị bệnh
2.1. Chữa mất nước
Ai trong chúng ta cũng có nguy cơ thiếu nước, nhất là người ốm sốt và bị tiêu chảy. Tình trạng này có thể khắc phục bằng cách lấy lá sen non rửa sạch, để ráo nước rồi xay nhuyễn, chắt lấy nước chia thành nhiều lần để uống trong ngày.

Những công dụng của lá sen với sức khỏe con người
2.2. Tống đẩy sản dịch
Sau sinh sản phụ sẽ ra nhiều dịch nhầy gây cảm giác rất khó chịu. Uống nước lá sen có thể khắc phục tình trạng này. Cách làm như sau: sao thơm 20 - 30g lá sen rồi tán nhỏ và sắc cùng 200ml đến khi còn lại 50ml thì lấy nước uống.
2.3. Cải thiện vóc dáng
Lá sen có thể giảm thiểu hiện tượng tích mỡ thừa bên trong cơ thể nên giúp giảm cân và giữ dáng rất tốt. Để đạt được mục đích này chỉ cần lấy 60g lá sen khô, quả sơn trà tươi, vỏ quýt và hạt ý dĩ nghiền lẫn với nhau rồi uống như uống trà.
2.4. Làm đẹp da
Lá sen còn được dùng để rửa mặt vì có chứa hoạt chất oxy hóa tự nhiên giúp: loại bỏ tạp chất, bã nhờn, bụi bẩn, tế bào chết và tiêu diệt vi khuẩn bám trên da. Không những thế, cách làm này còn điều tiết khí huyết, tăng lưu thông máu để da có vẻ đẹp mịn màng hơn.
2.5. Chữa rối loạn mỡ máu
Lá sen kích thích đào thải độc tố bên trong cơ thể nên sẽ loại bỏ mỡ thừa ở máu. Cách dùng lá sen chữa rối loạn mỡ máu rất đơn giản:
- Cách thứ nhất: lấy 660g lá sen khô, 10g sơn tra sống, 60g lá trà, sinh hoa diệp, sinh ý mễ và vỏ quất trộn đều, xay thành bột mịn, mỗi lần pha 3 - 4g với nước đun sôi để nguội và uống.
- Cách thứ hai: dùng 3g lá sen và 6g quyết tử minh đem sấy khô, xay thành bột mịn rồi cho vào bình có 300ml nước để uống cả ngày.
2.6. Chữa mất ngủ
Không ít người biết đến công dụng chữa mất ngủ của tâm sen nhưng lại ít ai biết lá sen cũng làm được điều đó. Cách làm đơn giản nhất là lấy 30g lá sen đem rửa sạch, để ráo nước sau đó thái nhỏ, phơi khô rồi sắc với nước để uống.

Lá sen khô có thể gói kín, dùng quanh năm
2.7. Chữa váng đầu
Trường hợp hay bị ù tai, chóng mặt, hoa mắt có thể lấy 10g lá sen, 10g đỗ trọng và hạnh nhân đem sao lên cho vàng ròi giã nát và sắc lấy nước uống hàng ngày sẽ thấy các triệu chứng này được cải thiện nhanh chóng.
2.8. Chữa sốt xuất huyết
Người bị sốt xuất huyết thời kỳ toàn phát với các triệu chứng: ra mồ hôi, sốt cao, khát nước, nổi ban, ho,… có thể dùng lá sen để điều trị bằng cách: lấy ngó sen, lá sen, cây nhọ nồi, mã đề, rau má, rau sam, cây dành dành với một lượng vừa đủ đem sắc lấy nước uống từng ngày.
Xem thêm: Hướng dẫn cách phát hiện tiền giả tiền thật và quy định về xử lý tiền giả?
2.9. Cầm máu
Hoạt chất Alcaloid trong lá sen có tác dụng cầm máu rất tốt. Muốn đạt được mục đích này bạn hãy dùng 12g rau má và 40g lá sen đem sao vàng rồi thái nhỏ và sắc cùng 400ml nước cho tới khi còn lại 100ml thì chắt phần nước chia thành 2 lần uống/ngày.
Người bị ho ra máu ở giai đoạn đầu cũng có thể dùng lá sen để ức chế bệnh bằng cách sắc lá sen với ngó sen, trắc bá, sinh địa và ngải cứu sau đó thái nhỏ, phơi khô để sắc uống.
3. Cách sử dụng lá sen
Ngoài những công dụng chính trên đây thì lá sen còn có thể trị mụn nhọt, đau mắt, xuất huyết não và các biến chứng do cao huyết áp gây ra. Những lợi ích sức khỏe của lá sen đã được nhiều nhà khoa học nghiên cứu và chứng minh. Tuy nhiên, dù áp dụng bài thuốc nào từ dược liệu này, muốn đạt được hiệu quả cũng cần thực hiện đúng cách:
- Chỉ dùng lá sen sắc làm thuốc hoặc làm trà chứ không dùng lá sen quỳ vì hiệu quả của nó không bằng.
- Tuy uống lá sen mang lại cảm giác thư thái, sảng khoái, mát mẻ, nâng cao chất lượng giấc ngủ nhưng người có thân hàn nên lưu ý rằng việc dùng dược liệu này có thể làm suy giảm ham muốn tình dục, trí nhớ, gây ra cảm giác mệt mỏi,...
- Phụ nữ đang trong thời kỳ kinh nguyệt không nên uống bất cứ thành phẩm nào từ lá sen vì nó không tốt cho sức khỏe.
- Tốt nhất nên uống lá sen sau khi ăn 30 phút, không uống khi đói để tránh tác động tiêu cực tới hệ tiêu hóa.
Ở nước ta, sen được trồng rất phổ biến nên việc tìm kiếm lá sen và sản phẩm làm từ dược liệu này không hề khó khăn. Tuy nhiên, nếu đã biết đến công dụng của lá sen và muốn tìm mua, bạn nên thận trọng, tìm hiểu kỹ nguồn hàng để tránh mua phải sản phẩm có chất lượng kém.
Lá sen từ lâu đã được biết đến với công dụng chữa bệnh và rất tốt cho sức khỏe. Nhưng không phải ai cũng nắm rõ được việc uống nước lá sen cụ thể có những tác dụng gì? Cách uống thế nào để phát huy tối đa công dụng?

Uống nước lá sen có tác dụng gì?
Không chỉ được dùng để gói xôi, cốm, lá sen còn được lưu truyền trong dân gian có rất nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe. Chúng có vị đắng chat, tính mát, dễ uống. Từ thời xa xưa các thầy thuốc đã sử dụng lá sen tươi để chữa những bệnh như say nắng, cảm nắng, tiêu chảy, đau bụng… Ngoài ra, lá sen khô còn được dùng để chữa chứng mất ngủ, xuất huyết rất hiệu quả.
Trong lá sen có chứa hàm lượng cao hoạt chất flavonoid có tác dụng chống oxy hóa lipid màng tế bào gan và giảm gan nhiễm mỡ. Đồng thời nó còn là chất xúc tác giúp ngăn chặn phản ứng oxy hóa giúp bảo vệ cơ thể, tránh xuất hiện các bệnh như lão hóa, tai biến mạch, xơ vữa động mạch… Trong lá sen còn chứa chất nuciferin có tác dụng an thần, ức chế loạn nhịp tim.
Theo kết quả nghiên cứu cho thấy, lá sen còn có tác dụng giảm mỡ rất hiệu quả, do trong lá có nhiều chất alkaloids và flavonoid. Do đó, hiện nay lá sen còn được sử dụng để phòng ngừa và chữa trị béo phì, phòng trị cao huyết áp, cao mỡ máu, xơ vữa động mạch, bệnh mạch vành tim và viêm túi mật.
Ngoài ra một số công dụng của lá sen có thể kể đến như giải độc nấm, giúp thanh lọc cơ thể, điều trị sốt xuất huyết, hỗ trợ chữa ho ra máu, nôn ra máu, chữa mụn nhọt.
Theo các chuyên gia, những người cao tuổi cơ thể bị suy yếu, có chứng mất ngủ, động mạch não đã bị xơ cứng, hay từng bị liệt nửa người do tai biến mạch máu não, nên thường xuyên sử dụng lá sen.
Uống nước lá sen như thế nào cho đúng cách
Mặc dù lá sen có nhiều công dụng tốt như vậy nhưng nếu không biết sử dụng đúng cách sẽ khiến việc uống nước lá sen gây hại đến sức khỏe.
Trước tiên, bạn cần chọn đúng sen ta để dùng chữa bệnh. Tránh nhầm lẫn chọn phải lá sen quỳ sẽ không đạt được hiệu quả cao khi phơi khô hoặc uống.Nói về việc pha chế, sử dụng trà lá sen thì từ trước đến nay vẫn thường hãm lá sen tươi hoặc khô với nước nóng hoặc sắc lên để uống. Nhưng mọi người nên cẩn trọng khi sử dụng các loại lá sen khô và tươi mua ngoài chợ. Bởi lá sen khi phơi khô sẽ khó giữ được các hoạt chất, làm giảm công dụng của sản phẩm. Bên cạnh đó, dùng lá sen khô sẽ có nguy cơ bị tích lại những chất nấm mốc, kim loại nặng có thể gây ra hiện tượng ngộ độc, thận hư…Do đó, bạn cần đảm bảo mua lá sen khô từ hiệu thuốc uy tín và đảm bảo chất lượng. Đối với những người tìm mua lá sen tươi hoặc tự tay thu hái thì nên chọn lá sen non hoặc bánh tẻ, tránh mua lá sen già. Khi nấu phải rửa sạch, chọn thu hái ở những đầm sạch, không ô nhiễm.
Những lưu ý khi dùng lá sen bạn nên biết
Người có thể hàn không nên uống nước lá sen vì dễ gây khó ngủ, mệt mỏi, mất trí nhớ, tim đập thất thường. Thậm chí có thể ảnh hưởng đến chức năng sinh lý, giảm ham muốn tình dục.Những người bị huyết áp thấp và Phụ nữ đang mang thai hay trong thời kỳ hành kinh không nên uống nước lá sen sẽ rất nguy hiểm.Những người bị huyết áp thấp muốn giảm cân không nên dùng.Tuyệt đối không dùng nước lá sen thay nước khi đang sử dụng các sản phẩm giảm cân khác.Nên cẩn trọng trong việc lựa chọn các thực phẩm được bào chế từ lá sen để tránh nguy cơ bị dị ứng.Mặc dù uống nước lá sen rất mát, dễ uống nhưng nếu sử dụng sai cách sẽ gây ra những tác dụng phụ đối với sức khỏe của chúng ta. Vì vậy để phát huy tối đa công dụng của lá sen bạn cần có cách sử dụng đúng nhé!