Tại sao chế độ khơ me đỏ ăn thịt người, tại sao chế độ khơ

Với Trung tướng Nguyễn Quốc Thước, người cả đời gắn bó với những cuộc chiến đấu khốc liệt nhất, từng chinh chiến qua các chiến trường Việt Nam, Lào, Campuchia, những ký ức của một thời tuổi trẻ hào hùng không bao giờ phai, đặc biệt là những năm tháng tham gia cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới phía Tây Nam và cuộc chiến chống chế độ diệt chủng Khmer Đỏ. >> Tri ân sự giúp đỡ của quân tình nguyện Việt Nam
“Thương dân mình bao nhiêu, thương dân bạn bấy nhiêu”“Có người hỏi tôi, vì sao các đồng chí vừa trải qua những trận chiến gay go nhất để giành hòa bình năm 1975, chưa được nghỉ ngơi, mà vừa vào đến biên giới Tây Nam lại xông trận một cách quyết liệt đến vậy? Tôi nói là, trước khung cảnh dã man, tàn bạo của Pol Pot và từ kinh nghiệm của cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ, thấy dân mình bị sát hại, thấy người dân Campuchia bị đày đọa không ra người như vậy, chúng tôi căm thù tột độ. Không cần những lời động viên, khích lệ, chỉ cần nghe cấp trên nói: “Các đồng chí cứu dân, bảo vệ Tổ quốc”, vậy là chúng tôi xông trận, quên mình vì đất nước và tình anh em thân thiết Việt Nam- Campuchia”, Trung tướng Nguyễn Quốc Thước, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Tư lệnh Quân khu IV, Tư lệnh Quân đoàn 3, trực tiếp tham gia chiến dịch bảo vệ biên giới Tây Nam và Đoàn quân tình nguyện Việt Nam sang giúp Campuchia chiến đấu chống lại chế độ diệt chủng năm 1979 bồi hồi nhớ lại những kỷ niệm không bao giờ quên trong đời binh nghiệp của mình. Sau những năm chinh chiến, Trung tướng Nguyễn Quốc Thước trở lại với cuộc sống đời thường, nhưng những ký ức về cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới Tây Nam và cuộc chiến tiêu diệt chế độ diệt chủng Khmer Đỏ vẫn không phai mờ.Cuộc tìm, đón Sư đoàn trưởng Heng Samrin
Với Trung tướng Nguyễn Quốc Thước, người cả đời gắn bó với những cuộc chiến đấu khốc liệt nhất, từng chinh chiến qua các chiến trường Việt Nam, Lào, Campuchia, những ký ức của một thời tuổi trẻ hào hùng không bao giờ phai, đặc biệt là những năm tháng tham gia cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới phía Tây Nam và cuộc chiến chống chế độ diệt chủng Khmer Đỏ. Vào tháng 4/1977, bọn Pol Pot mở cuộc tấn công vào biên giới phía Tây Nam. Trong có mấy chục ngày mà từ Hà Tiên, An Giang, Tây Ninh rồi đến Bình Phước… đã trở thành bãi chiến trường. Khi đó, Quân đoàn 3 đang làm nhiệm vụ ở Tây Nguyên thì nhận được lệnh đưa quân về bảo vệ khu vực biên giới Tây Ninh, ngăn chặn âm mưu của quân Khmer Đỏ tấn công Tây Ninh, hòng tiến vào Sài Gòn. Lúc bấy giờ, Trung tướng Nguyễn Quốc Thước là Tham mưu trưởng Quân đoàn 3, được lệnh đưa một lực lượng nhanh chóng bằng máy bay từ sân bay Buôn Ma Thuật bay thẳng về sân bay Thiện Ngôn. Nhiệm vụ đầu tiên là truy đuổi quân Pol Pot ở vùng biên giới và tìm đón bằng được Sư đoàn trưởng Heng Samrin (hiện là Chủ tịch Quốc hội, Chủ tịch danh dự Đảng Nhân dân Campuchia- CPP), một trong những người đứng đầu danh sách thanh trừng của Khmer Đỏ.Nguyên do là, trước sự tàn bạo, dã man mà Pol Pot gây ra đối với nhân dân Campuchia và nhân dân Việt Nam, ông Heng Samrin cùng với ông Hun Sen (hiện là Thủ tướng Chính phủ Hoàng gia Campuchia) cùng một số chỉ huy Khmer Đỏ khác đã tổ chức lực lượng chống lại chế độ Pol Pot. Năm 1978, khi nhận được thông tin một số cán bộ và binh sĩ Khmer Đỏ đang muốn thoát khỏi chế độ Pol Pot và tìm cách chạy sang Việt Nam để nhờ giúp đỡ, Trung tướng Nguyễn Quốc Thước đã cùng với Sư đoàn 10 tiến sâu vào biên giới Campuchia hơn 10km. Từ đó, một nhóm trinh sát được cử tiếp tục đi sâu vào khu vực nơi ông Heng Samrin và quân lính của mình đang lẩn trốn.Với sự bảo vệ của các trinh sát Sư đoàn 10, ông Heng Samrin đã về đến khu vực biên giới an toàn. Tại đây, sau khi trò chuyện, Trung tướng Nguyễn Quốc Thước được ông Heng Samrin kể rằng, đoàn của ông có hơn 30 người nhưng sau ngày lẩn trốn sự truy quét của Pol Pot, giờ chỉ còn có 8 người. Khi đó, ông Heng Samrin đã yêu cầu sự giúp đỡ của Việt Nam và khẳng định, chỉ có Việt Nam mới có thể cứu giúp người dân Campuchia. Bộ đội cụ Hồ và những em bé Campuchia may mắn sống sót ở Nhà tù Toul Sleng. Ảnh: S.T.Và những kỷ niệm không phai trong cuộc đời chiến đấu
(PLO) -Tiếp tục mưu đồ, mục đích chính trị phiêu lưu, cuồng vọng, được sự hậu thuẫn của nước ngoài cả về chính trị, kinh tế, quân sự và ngoại giao quốc tế, Khmer Đỏ liên tục tổ chức xâm lấn biên giới Việt Nam, thực hiện các hành vi thảm sát người dân Việt Nam ở Tây Nam Bộ, Tây Ninh và Tây Nguyên cực kỳ man rợ.

Lấn chiếm, xâm thực biên giới

Các nơi khác dọc biên giới cũng liên tiếp xảy ra các hoạt động khiêu khích của lực lượng vũ trang Campuchia như: Ra sát biên giới xâm canh, lấn đất; bắn vào các đội tuần tra của Công an nhân dân vũ trang; uy hiếp nhân dân làm ăn, đi lại trên các sông rạch gần đường biên giới; tổ chức những cuộc tập kích, đốt phá, bắt cóc, gài mìn, ném lựu đạn... nhất là ở các tỉnh: Long An, Tây Ninh, Sông Bé...

Bạn đang xem: Khơ me đỏ ăn thịt người

Cuộc tấn công có quy mô lớn trên đất liền đầu tiên của quân Khmer Đỏ vào lãnh thổ của Việt Nam sau đợt chiếm đóng trái phép đảo Thổ Chu, được thực hiện vào tháng 4/1977. Quân chính qui Khmer Đỏ tiến sâu vào nội địa lãnh thổ Việt Nam tới 10km, chiếm một số vùng ở tỉnh An Giang và tàn sát rất nhiều dân thường.

Trong cuốn “Hun Sen - Người con của Campuchia” của Harish và Julie Mehta đã ghi lại lời kể của Hun Sen: Vào một ngày cuối năm 1976, Hun Sen nhận lệnh chuẩn bị lực lượng sẵn sàng vào 2 giờ sáng. Hun Sen đoán mình sẽ được chỉ thị tấn công quân Việt Nam vì đang đóng quân không xa biên giới với Việt Nam.

Lúc 11 giờ, Hun Sen được cho biết sẽ có lệnh đi tiêu diệt một cuộc nổi dậy của cộng đồng Hồi giáo ở Kroch Chhmar. Hun Sen nhớ lại: “Tôi từ chối mệnh lệnh đó bằng cách viện cớ mình phải trở lại bệnh viện vào ngày hôm sau. Tôi quay lại bệnh viện và các lực lượng của tôi không bị đưa đi tấn công những người theo đạo Hồi”.

Hai tháng trước khi ra viện, Hun Sen đã nhận lệnh tấn công quân VN trên ba phòng tuyến dọc theo biên giới kéo dài 30km giữa Campuchia - Việt Nam. Hun Sen kể: “Tôi chỉ huy một tiểu đoàn, còn một tiểu đoàn do Heng Samrin chỉ huy. Tôi đã trì hoãn cuộc giao chiến ấy cho tới khi trốn thoát. Chúng tôi lấy cớ là mình không thể tấn công vì thiếu thông tin quân báo”.

Thảm sát Tây Ninh

Ông Phạm Văn Cần ở trung tâm xã Tân Lập kể lại: Bố mẹ, anh em, những người thân khác trong gia đình của ông từ trước đến giờ vẫn buôn bán ở cây số 39, bọn ác thú giết sạch không còn một ai. Một người đàn bà tên Thêm thoát chết trong vụ này đã phát điên vì bóp mũi đứa con mới 4 tháng tuổi để cứu cả nhà. Khi quân Pol Pot đến, mọi người chen nhau xuống hầm cạnh nhà chạy trốn.

Quân Khmer Đỏ kéo đến, sục sạo khắp nơi rồi lôi từng người ra bắn; một số tên lôi phụ nữ ra, lột sạch quần áo và hãm hiếp rồi cầm cái dùi gỗ đập thẳng vào đỉnh đầu. Một đứa bé thấy người phụ nữ nằm yên thì bò lại ngậm vào vú. Một tên lính Pol Pot cầm mũi giáo chọc thẳng xuống, nhấc bổng lên trời, rồi ném cả ngọn giáo lẫn đứa bé xấu số vào đống lửa đang bùng cháy.

Ông Đinh Trọng Vinh, cựu chiến binh Sư đoàn 9 (Quân đoàn 4), một trong những nhân chứng từng làm nhiệm vụ tại Tây Ninh thời điểm sau giải phóng miền Nam kể lại trong bài “Những tội ác không tưởng tượng nổi của Khmer Đỏ”:


*
Người dân Campuchia chạy sang Việt Nam để tránh bị quân Khmer Đỏ tàn sát và hành quyết.

Chúng đốt phá nhà cửa, trường học, cướp của, tàn sát đồng bào ta rất dã man. Trong đó, xã Tân Lập, huyện Tân Biên là nơi chúng tập trung đánh phá nặng nề và ác liệt nhất. Chúng tổ chức thành 9 mũi lén lút bao vây tấn công nhiều điểm thuộc 5 ấp:

Tân Khai, Tân Chánh, Tân Thạnh, Bảy Bàu và Chằng Riệc của xã Tân Lập. Chúng chia một lực lượng để bao vây, khống chế các đồn biên phòng, các chốt và vị trí quân sự của ta. Đại bộ phận còn lại tràn vào làng tàn sát đồng bào.

Xem thêm: Tìm hiểu vật liệu nhôm nguyên chất và nhôm tái chế là gì? nhôm nguyên chất và nhôm tái chế là gì

Ông Đinh Trọng Vinh thuật trong bài: “Một số ít dân chúng sống sót, gồng gánh chạy loạn kể lại, bọn ác thú sử dụng các loại vũ khí từ đao, búa đến các loại súng, lựu đạn… để tàn sát. Hành động của chúng vô cùng man rợ: chặt đầu, chặt tay chân, chặt người ra nhiều khúc, mổ bụng, moi gan, xé xác trẻ em ném vào lửa, đập đầu hãm hiếp phụ nữ, mổ bụng phụ nữ có thai, cắt cổ lấy máu, rạch miệng, ném xác người xuống giếng, chôn sống, tàn sát tập thể nhiều gia đình...

592 người dân vô tội ở Tân Lập đã bị chúng sát hại, những thi thể la liệt, chất chồng khắp nơi. Những đám cháy bốc lên mùi thịt người khét lẹt. Tại Trường Tiểu học Tân Lập, xác những cô giáo trẻ, các em học sinh bị lính Khmer Đỏ sát hại nằm ngổn ngang trên sân trường.

Chúng không bắn mà dùng sạc lai (một loại dao phát cỏ) và búa đập đầu, cắt cổ; có những thi thể bị xẻ làm đôi. Các cô giáo trẻ bị chúng xé nát quần áo, hãm hiếp, dùng dao xẻo vú, thọc tầm vông, cán búa hoặc nhét đất đá vào cửa mình cho đến chết.

Thảm sát Ba Chúc

Thảm sát tại Ba Chúc do bọn Pol Pot thực hiện là đỉnh điểm tội ác đối với nhân dân Việt Nam.

“Biết người dân trú trong chùa, bọn Pol Pot bắn pháo vào hậu liêu chùa, làm chết 40 người, xác chồng chất lên nhau. Lúc đó, trong chùa vẫn có hơn 800 người trú ngụ. Mọi người đưa 20 người bị thương ra ngoài, tìm cách đưa đi chữa trị, nhưng bọn Pol Pot bao vây kín mít, không còn đường thoát, nên lại phải quay về chùa.

Hôm sau, chúng khép kín vòng vây chùa, bắt 800 người, phân thành từng nhóm, dắt đi nơi khác thủ tiêu. Có 4 người già yếu, thương nặng không đi được, chúng bắn chết luôn trong chùa, rồi phóng hỏa đốt chùa”.

Chúng đập chết đàn ông, người già bằng gậy gỗ mun, bắn chết bằng súng. Phụ nữ có chút nhan sắc bị chúng cưỡng hiếp tại cánh đồng, cạnh các xác chết; cưỡng hiếp xong cũng giết luôn bằng cây gậy xiên qua người.

Một trong hai nhân chứng sống sót trong vụ thảm sát này kể lại: Bọn “ác thú” không còn tính người này còn chơi trò giết hại trẻ em theo kiểu tàn khốc nhất. Không còn hành động man rợ nào mà chúng không đem ra làm trò tiêu khiển. Bọn Pol Pot hành quyết bằng gậy gỗ mỏi tay quá, nên chuyển sang bắn và khi súng nổ vang rền, cả nhóm người đổ ập xuống.../.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

x

Welcome Back!

Login to your account below

Retrieve your password

Please enter your username or email address to reset your password.