TÁC HẠI CỦA NẰM NHIỀU - NGỦ NHIỀU CÓ TỐT KHÔNG

Một giấc ngủ ngon và đủ mỗi ngày thực sự rất cần thiết. Tuy nhiên, ngủ quá nhiều có thể gây ra những tác hại khôn lường cho sức khỏe con người.

Bạn đang xem: Tác hại của nằm nhiều


1. Béo phì

Ngủ quá nhiều hoặc quá ít cũng có thể khiến cơ thể tăng cân. Một nghiên cứu gần đây cho thấy những người ngủ 9-10 giờ mỗi đêm có khả năng bị béo phì nhiều hơn 21% so với người ngủ từ 7 đến 8 giờ, ngay cả khi bạn ăn ít và tập thể dục thường xuyên.

2. Cảm thấy kiệt sức mọi lúc

Ngủ nhiều không những không khiến bạn cảm thấy sảng khoái và tràn đầy năng lượng. Ngược lại, bạn sẽ cảm thấy mệt mỏi và không muốn làm bất cứ điều gì.

Thời lượng ngủ được khuyến nghị là từ 7-9 giờ đối với người lớn. Nếu bạn ngủ nhiều hơn thế, não của bạn sẽ luôn trong trạng thái nghỉ ngơi và không thể tập trung.

*

3. Dễ bị đau đầu

Tình trạng thiếu ngủ có thể gây ra hiện tượng đau đầu và nếu bạn ngủ quá nhiều thì cũng có thể xảy ra trường hợp tương tự như thế. 

Bởi các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng khi bạn ngủ quá nhiều, một số chất dẫn truyền thần kinh bao gồm cả serotonin bị giảm hẳn. Từ đó gây áp lực lên não bộ và thần kinh nên bạn thường bị nhức đầu mỗi khi thức dậy.

Về lâu dài, nếu bạn ngủ quá nhiều có thể dẫn đến chất dẫn truyền thần kinh thường xuyên bị kích thích sai khiến bạn ngủ quên. Hơn nữa, nếu bạn mắc chứng ngáy ngủ, bạn có nhiều khả năng thức dậy với cơn đau đầu.

Vì thế bạn chớ nên dành "trọn thời gian" ngày nghỉ của mình trên giường để "nướng" nếu không muốn sáng thứ 2 thức dậy trong tình trạng uể oải, đau nhức đầu nhé.

4. Suy yếu cả cơ thể và tinh thần

Khoảng 15% người bị trầm cảm có xu hướng ngủ nhiều. Điều này càng làm cho tình trạng bệnh tồi tệ hơn. Theo các nhà khoa học, thói quen ngủ thường xuyên rất quan trọng đối với quá trình phục hồi bệnh.

Thường xuyên ngủ quá nhiều làm trầm trọng thêm chứng trầm cảm mãn tính và nhiều vấn đề về cơ thể khác như đau lưng, hông,... Ngoài ra, nếu bạn có xu hướng thở gấp vào ban đêm (còn được gọi là “chứng ngưng thở khi ngủ” ), bạn có thể nằm trên giường lâu hơn do chất lượng giấc ngủ kém.

Điều này sẽ khiến cơ tim của bạn suy yếu, nâng cao khả năng mắc các bệnh tim mạch.

5. Trở nên dễ cáu kỉnh

Thức dậy với cảm giác mệt mỏi và nhận ra rằng bạn không thể làm việc hiệu quả như mong muốn sẽ khiến tâm trạng của bạn bị ảnh hưởng, trở nên cáu kỉnh và dễ nổi cáu.

6. Có thể bị lão hóa sớm

Ngủ quá nhiều không chỉ làm cho khuôn mặt và cơ thể của bạn già đi nhanh chóng mà còn cả “trí não” của bạn.

Việc ngủ nhiều gây ra các vấn đề về trí nhớ và khả năng tập trung. Ngoài ra, ngủ quên còn làm chậm quá trình trao đổi chất và gây tăng cân.

7. Suy giảm trí nhớ

Một số nghiên cứu khoa học cũng chỉ ra rằng, việc ngủ quá nhiều còn có thể ảnh hưởng tới các chức năng của não bộ. Nó khiến bộ não của bạn lão hóa nhanh thậm chí già hơn cả 2 năm tuổi.

Từ đó, não bộ hoạt động không còn nhanh nhẹn, giảm trí nhớ và ảnh hưởng không nhỏ đến các hoạt động hàng ngày.

Ngoài ra, ngủ quá nhiều cũng khiến giấc ngủ dễ chập chờn, hay bị thức giấc giữa đêm. Điều này dẫn đến giấc ngủ không sâu, chất lượng giấc ngủ kém nên ảnh hưởng không ít cho não lẫn sức khỏe.

8. Dễ mắc các bệnh về hô hấp

Khi ngủ, đặc biệt trong thời gian dài, chúng ta thường đóng kín cửa để tránh ánh sáng và tiếng ồn. Tuy nhiên hành động này nếu tiếp diễn trong thời gian dài sẽ dẫn đến lượng không khí trong nhà không đủ lưu thông.

Thời gian dài trong phòng kín thiếu không khí sẽ sản sinh ra các vi khuẩn có hại, dẫn đến chất lượng không khí kém. Cộng thêm thời gian ngủ quá lâu, khiến con người rất dễ mắc các bệnh về đường hô hấp.

9. Rối loạn nhịp sinh học

Rối loạn nhịp sinh học xảy ra khi đồng hồ sinh học của cơ thể bạn không đồng bộ với lịch trình thời gian ngày và đêm một cách tự nhiên.

Xem thêm: Chia Sẻ Cách Kiểm Tra Máy Tính Hỗ Trợ Sata Iii Không, Kiểm Tra Máy Tính Có Hỗ Trợ Sata 2Sata 3 Hay M2

Khi bạn ngủ quá nhiều có thể gây rối loạn nhịp sinh học, khiến bạn có thể ngủ nhiều vào ban ngày nhưng lại mất ngủ vào ban đêm...

10 . Nguy cơ tử vong cao

Nhiều nghiên cứu phát hiện những người ngủ quá 9 giờ mỗi đêm có tỷ lệ tử vong cao hơn đáng kể so với những người ngủ từ 7 đến 8 tiếng.

Mặc dù không có lý do cụ thể dẫn đến kết luận này, các nhà nghiên cứu nhận thấy trầm cảm và tình trạng kinh tế xã hội thấp làm con người ngủ nhiều hơn, dẫn đến bệnh diễn biến phức tạp, gia tăng tỷ lệ tử vong.

Theo VOV


8 lời khuyên để ra khỏi giường vào buổi sáng mùa đông

Nếu bạn phải vật lộn để kéo mình ra khỏi giường vào một buổi sáng lạnh lẽo thì bạn không đơn độc.

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh · Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh


*

Nằm nhiều có tốt không? Nếu bạn bị đau lưng thì ngủ nhiều sẽ làm trầm trọng thêm các triệu chứng. Bạn nằm ngủ trong một thời gian dài ở một vị trí sẽ gây ra tình trạng cứng cơ và làm đau nhức người thêm.

Bác sĩ thường khuyên những người bị đau lưng nên hoạt động thể chất nhẹ và ngủ trong thời gian tối thiểu để dành thời gian cho việc tập thể dục.

4. Ngủ quá nhiều làm ảnh hưởng đến não bộ

Tác hại của ngủ quá nhiều có thể ảnh hưởng đến khả năng nhận thức của não bộ. Điều này sẽ làm bạn kém tập trung, làm suy giảm trí nhớ, ảnh hưởng đến khả năng hoàn thành các công việc hàng ngày thậm chí khiến bạn tăng rủi ro mắc bệnh về tâm lý.

5. Ngủ nhiều khiến bạn mắc bệnh tim mạch

Ngủ nhiều có tác hại gì? Một nghiên cứu được công bố trên trang American Sleep Association đã cho thấy những người ngủ 9 – 11 giờ mỗi đêm có thể tăng nguy cơ mắc bệnh tim lên tới 28%. Ngoài ra, tác hại của nằm nhiều còn khiến bạn tăng nguy cơ tử vong do biến chứng tim mạch tới 34%.

Bên cạnh đó, ngủ quá nhiều có thể làm tăng lượng đường trong máu của bạn kết hợp với lối sống ít vận động và tăng cân khiến bạn có rủi ro mắc bệnh tiểu đường tuýp II.

6. Ngủ nhiều khiến bạn rối loạn nhịp sinh học

Ngủ nhiều có tốt không? Rối loạn nhịp sinh học xảy ra khi đồng hồ sinh học của cơ thể bạn không đồng bộ với lịch trình thời gian ngày và đêm tự nhiên. Những rối loạn này có thể sẽ khiến bạn khó ngủ vào ban đêm nhưng lại dễ buồn ngủ vào ban ngày.


Bạn có thể khôi phục nhịp sinh học của mình bằng cách không sử dụng thiết bị điện tử trước khi ngủ, tạo không gian phòng ngủ thoải mái, lưu ý về chế độ ăn cũng như xây dựng thói quen tập thể dục.


7. Tác hại của việc ngủ nhiều khiến bạn trầm cảm

*


Nhìn chung, những người ngủ hơn 10 giờ mỗi đêm thường có điểm số đo lường sức khỏe tâm trạng thấp hơn so với những người ngủ đủ giấc. Vì thế, bạn nên xây dựng thói quen ngủ lành mạnh để giúp giảm các triệu chứng của trầm cảm.

8. Ngủ nhiều cũng khiến bạn… mệt mỏi

Tình trạng ngủ ít có thể khiến bạn mệt mỏi là điều hiển nhiên nhưng tại sao ngủ nhiều cũng khiến bạn mệt mỏi? Điều này là do ngủ nhiều sẽ khiến bạn thức giấc thường xuyên hơn nên bạn ít có thời gian nghỉ ngơi trong lúc ngủ.

Cơ thể mệt mỏi vào ban ngày có thể gây ra những hậu quả tiêu cực đối với cuộc sống của bạn như làm thay đổi tâm trạng, giảm khả năng nhận thức và khiến bạn dễ gặp tai nạn.

9. Ngủ nhiều làm giảm khả năng sinh sản

Ngủ nhiều có tốt không? Sự giải phóng hormone bao gồm cả khả năng sinh sản có thể bị ảnh hưởng nặng nề bởi lịch trình thức giấc của bạn. Phụ nữ ngủ quá nhiều khi điều trị thụ tinh trong ống nghiệm có khả năng thụ thai thấp hơn 43% so với những người ngủ với thời gian hợp lý. Trong khi đó, những người ngủ ít hơn 6 giờ mỗi đêm lại tăng hiệu quả thụ tinh trong ống nghiệm tới 46%.

10. Ngủ nhiều khiến bạn tăng nguy cơ tử vong

Các nghiên cứu dịch tễ học đã chỉ ra mối liên hệ chặt chẽ giữa việc bạn thường xuyên ngủ quá nhiều và nguy cơ tử vong sớm. Trong khi nguyên nhân của mối quan hệ này vẫn chưa được biết chính xác thì nhiều nhà nghiên cứu đã chỉ ra tác hại của ngủ nhiều làm bạn dễ bị viêm. Ngoài ra, những yếu tố góp phần khiến một người tử vong sớm do ngủ nhiều là vì tăng nguy cơ mắc bệnh tim, tiểu đường và béo phì.


Khi biết được tác hại của ngủ nhiều thì bạn chỉ nên xây dựng thói quen ngủ mỗi ngày từ 7 – 9 giờ đối với người trưởng thành và từ 7 – 8 giờ đối với người trên 65 tuổi để không làm hại sức khỏe.


Hy vọng những thông tin vừa rồi đã giúp bạn giải đáp thắc mắc ngủ nhiều có tốt không. Tác hại của ngủ nhiều có thể gây ảnh hưởng lớn đến cuộc sống hàng ngày của bạn. Vì thế, bạn nên bắt đầu thói quen đi ngủ sớm vào mỗi tối và đặt báo thức dậy sớm vào sáng hôm sau để có thói quen ngủ lành mạnh. Sau đó, bạn hãy ăn sáng nhẹ và tập thể dục mỗi ngày để cơ thể minh mẫn vào ban ngày và ngủ ngon hơn vào mỗi tối. Bên cạnh đó, bạn cũng tránh ngủ quá nhiều vào ban ngày để đồng hồ sinh học của cơ thể luôn khoa học nhé.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

x

Welcome Back!

Login to your account below

Retrieve your password

Please enter your username or email address to reset your password.