ĐÓN TRẺ SƠ SINH VỀ NHÀ - 10 PHONG TỤC BỐ MẸ THÔNG MINH CẦN BIẾT

Ngày thiên thần nhỏ chào đời cũng là ngày mà ba mẹ vỡ oà trong niềm hạnh phúc xen lẫn một chút lo lắng về hành trình nuôi dạy con sắp tới. Đón bé yêu từ viện trở về nhà chính là thử thách nhỏ đầu tiên của bố mẹ. Ở thử thách này, những gì bố mẹ có thể làm chính là chuẩn bị mọi thứ kỹ càng. Cùng Cleanipedia tìm hiểu những điều mà bố mẹ cần chuẩn bị để đón trẻ sơ sinh từ viện về nhà nhé!

Nếu đây là lần đầu làm mẹ, mẹ không thể nào tránh khỏi cảm giác bàng hoàng và choáng ngợp khi chăm sóc bé. Theo kinh nghiệm chăm sóc trẻ sơ sinh lần đầu, đêm đầu tiên có lẽ sẽ là một đêm mệt mỏi, đau nhức và có thể phải dùng đến thuốc giảm đau. Dù khó khăn đến mức nào, mẹ hãy cố gắng sử dụng thời gian này để nghỉ ngơi và thư giãn. Hãy yên tâm rằng bé con của mình đã được sinh ra một cách khỏe mạnh và nằm trong vòng tay.

Bạn đang xem: Đón trẻ sơ sinh về nhà

Bạn đang xem: Đón tay trẻ sơ sinh

Mẹ cũng đừng ngần ngại hỏi về các vấn đề đang thắc mắc và gặp phải với các nữ hộ sinh hoặc bác sĩ trước khi về nhà. Lời khuyên của các chuyên gia sẽ giúp mẹ dễ dàng chăm sóc bé sau này đấy.

Khi xuất viện cùng con, bố mẹ hãy đảm bảo rằng mình đã chuẩn bị tất cả các thủ tục giấy tờ cần thiết (sổ sức khoẻ, lịch tiêm chủng, giấy khai sinh,..) cùng với một số loại thuốc nào đã được kê cho mẹ. Và trên đường đưa bé con trở về nhà, ba mẹ hãy sử dụng phương tiện ô tô để đưa cả mẹ và bé trở về nhà an toàn. Đừng quên dùng với một tấm chăn để giữ chúng ấm chúng.

Bên cạnh đó, mẹ cũng nên nhờ đến sự trợ giúp của ba, người thân trong gia đình hoặc người thân quen đã có kinh nghiệm đến đến ở cùng. Kinh nghiệm, kiến thức của họ sẽ hỗ trợ cho mẹ bất cứ khi nào bạn gặp khó khăn khi chăm sóc bé. Đồng thời, mẹ bỉm sẽ có thời gian riêng tư với em bé.

 Đưa trẻ sơ sinh từ viện về nhà đôi lúc mẹ sẽ bị choáng ngợp, bỡ ngỡ và lúng túng khi chẳng biết xử trí và chăm sóc bé như thế nào là đúng cách. Và sự hỗ trợ từ người thân có lẽ là điều tuyệt vời nhất để giúp dễ dàng mẹ vượt qua thử thách nho nhỏ này. Tất nhiên, mẹ không nên cảm thấy quá căng thẳng hay mệt mỏi vì điều này. Bởi đây chính là điều mà tất cả các người mẹ phải trải qua một lần trong đời. 

Đêm đầu tiên sau khi đưa trẻ sơ sinh từ viện về nhà dường như sẽ là một đêm thật dài với mẹ đây. Mặc dù trẻ sơ sinh ngủ nhiều, thời gian sinh hoạt cũng rất khác với người lớn chúng ta. Bé có thể thức dậy nhiều lần trong ngày, thậm chí là ban đêm với các đợt ngắn hơn. Để đảm bảo mẹ có đủ sức khoẻ và không bị mất ngủ hoàn toàn thì hãy cố gắng chợp mắt ngủ bất cứ khi nào bạn có thể. Hoặc mẹ có thể nhờ người thân trông chừng bé để có thêm thời gian nghỉ ngơi và chợp mắt. 

Trong đêm đầu tiên này, mẹ bỉm đừng nghĩ quá nhiều về mọi thứ mà bạn cần phải cho ngày mai hay trong tuần. Việc suy nghĩ quá nhiều sẽ khiến công việc mỗi ngày trở nên “chồng chất” trong tâm trí của bạn và dần biến thành gánh nặng khiến mẹ không thể chợp mắt được. Thay vào đó, mẹ hãy cố gắng thư giãn, suy nghĩ tích cực và ngắm nhìn thiên thần nhỏ của mình lớn lên từng ngày. 

Cách tốt nhất để vượt qua tuần đầu tiên sau khi đưa trẻ sơ từ viện trở về nhà ở nhà với trẻ sơ sinh là chuẩn bị thật kỹ lưỡng. Ba mẹ hãy tìm hiểu thật kỹ và đảm bảo rằng ba lẫn mẹ đã chuẩn bị tâm lý, kiến thức lẫn đồ dùng cần thiết cho trẻ sơ sinh (yếm, tã vải, bình sữa, băng rốn,..). Bên cạnh đó, ba mẹ cũng nên dự trữ sẵn lương thực để công việc nhà để giảm bớt căng thẳng. Chính những điều nhỏ nhặt này sẽ giúp tuần đầu tiên suôn sẻ hơn rất nhiều. Vì giờ đây, cuộc sống của bạn sẽ xoay quanh rất nhiều về đứa con bé bỏng của bạn.

Trên đây là một số điều mà ba mẹ cần lưu ý từ lúc chào đời cho đến đưa trẻ sơ sinh từ viện trở về nhà như thế nào cho đúng cách và hợp lý. Hãy ghi nhớ những điều này để giúp mẹ có thêm sức mạnh để vượt qua bước ngoặt lớn nhất của cuộc đời một cách dễ dàng và êm mượt nhé!


Sắp đón bé yêu từ viện về nhà và bạn phân vân phong tục đón trẻ sơ sinh về nhà như thế nào? Những điều sau đây bố mẹ cần biết để tốt cho con.

Gia đình có thêm thành viên mới là một sự kiện quan trọng trong văn hóa của người Việt. Vì vậy, phong tục đón trẻ sơ sinh về nhà cũng rất được coi trọng.

Dưới đây là những phong tục đón trẻ sơ sinh mà ông bà ngày xưa truyền lại cho con cháu, bạn đọc để áp dụng cho bé yêu nhé!

1. Phong tục đón trẻ sơ sinh về nhà – Tục cho trẻ mới sinh làm con của Phật hay Thánh

Trong quan niệm dân gian, giờ sinh, năm sinh của trẻ rất quan trọng. Có một vài bé sinh ra gặp giờ xấu, tuổi không hợp với bố mẹ; cơ thể yếu ớt thì bố mẹ thường phải làm theo phong tục cho bé làm con nuôi.

Con nuôi ở đây không phải là cho hẳn; mà là gửi bé ở cửa Phật, cửa Thánh. Ý nghĩa của phong tục này là nhờ vào uy danh, đức độ của thần thánh để tránh được những điềm xấu cho bé.

Ngoài ra, các Ngài sẽ che chở cho con luôn được an toàn và khỏe mạnh. Việc thực hiện tục đón trẻ sơ sinh về nhà làm con nuôi này chỉ được thực hiện tượng trưng; bởi bố mẹ ruột vẫn sẽ nuôi nấng trẻ như bình thường. Tới lúc khoảng 10 tuổi, bố mẹ phải tới nơi đã cho con làm con nuôi để chuộc về.


*

Phong tục đón trẻ sơ sinh về nhà

2. Tục nhờ người “mát tay” đón bé từ viện về nhà

Cách đây khoảng 20-30 năm, vẫn còn rất nhiều trường hợp tự sinh tại nhà. Ngày nay, hầu hết các mẹ đều sinh em bé ở bệnh viện rồi mới đưa về nhà. Theo một số quan niệm, việc chọn một người có uy tín; được cho là “mát tay” đưa bé về nhà sẽ tạo nhiều điều tốt.

Cụ thể, sau 72 giờ, những người có tiếng nói trong nhà sẽ nhờ các bà có uy tín, tính tình nhanh nhẹn, thạo việc bế bé về gia đình. Phong tục đón em bé từ viện về nhà này được hầu hết các mẹ áp dụng với mong muốn trẻ sau này lớn lên dễ nuôi, ít quấy khóc, hay ăn và chóng lớn.

Lưu ý khi đón trẻ sơ sinh từ viện về

3. Lưu ý khi đón trẻ sơ sinh từ viện về nhà – Xua đuổi tà ma quanh trẻ sơ sinh

Theo dân gian, trẻ sơ sinh chính là đối tượng dễ bị tà ma quấy rối. Bởi vậy bố mẹ phải có những biện pháp để phòng ngừa việc này khi đón em bé từ viện về nhà.

Để yên tâm hơn, bố mẹ cũng có thể chọn giờ ngày tốt rồi đưa trẻ về. Bởi nhiều quan niệm cho rằng có một số thời điểm trong ngày sẽ xuất hiện ma quỷ. Ngoài ra, lưu ý khi đón trẻ sơ sinh từ viện về nhà quan trọng đó là phải chuẩn bị một bài khấn để xin ông bà phù hộ trước ngày đưa trẻ về nhà.

Chuẩn bị hành trang khi đưa trẻ sơ sinh từ viện về nhà. Chọn người mát tay theo phong tục đón trẻ sơ sinh về nhà. Kiêng không gọi tên khai sinh của trẻ khi ở nhà, đặc biệt là vào ban đêm. Kiêng khen ngợi trẻ. Cho trẻ mặc quần áo cũ của những em bé bụ bẫm, thông minh, khỏe mạnh để lấy vía. Khi đón bé về đến nhà nên để bé nằm chiếu riêng để dễ nuôi. Không nên cho trẻ ra ngoài buổi tối hoặc giữa trưa khi trẻ còn nhỏ (dưới 1 tháng). Có thể để thêm 1 cành dâu tằm trong phòng ngủ của bé. Xông phòng để xua đuổi âm khí lạnh lẽo khi đón trẻ sơ sinh về nhà. Cúng bà mụ cho trẻ sau 7 ngày (bé trai) và 9 ngày (bé gái) từ khi sinh bé.
*

Phong tục đón trẻ sơ sinh về nhà bước qua đống lửa được thực hiện như sau:

Chuẩn bị một cái chổi mới sau đó đốt lên, có thể kèm ít vàng mã và rắc thêm muối. Chờ lửa cháy cho bớt to rồi mẹ bế bé bước qua lửa, sau đó bế vào nhà. Gia đình hết sức cẩn thận để không khiến mẹ bị bỏng nhé!

5. Khi đưa bé từ viện về cần làm gì? – Tục đốt vía cho trẻ sơ sinh

Cần chuẩn bị gì khi đón bé sơ sinh về nhà?

Khi đưa bé từ viện về cần làm gì? Có rất nhiều trẻ sơ sinh sau khi từ bệnh viện về nhà thì hay quấy khóc, dỗ mãi không chịu nín. Hiện tượng này được cho là trẻ đã bị ma quỷ, vía người âm quấy rầy.

Cách đốt vía để đuổi tà ma bám lấy khi đón trẻ sơ sinh về nhà như sau:

Dùng áo tơi (loại áo đan bằng lá cọ) hoặc chổi cùn. Chuẩn bị muối và gỗ thơm. Sau đó cho tất cả vào và đốt để đuổi bớt các vía đang ám lấy em bé.

Nếu trẻ nhỏ bị giật mình do bị ngã thì ông bà sẽ thực hiện một lễ cúng nhỏ gọi là hớt vía:

Chuẩn bị một quả trứng luộc. Chia trứng thành 7 miếng (con gái 9 miếng). Đem trứng tới nơi trẻ bị ngã hoặc giường ngủ. Hú gọi vía trẻ, sau đó tráo cơm và trứng 7 lượt (9 lượt đối với bé gái). Cho trẻ ăn cơm trứng đó (ăn tượng trưng) thì vía sẽ trở lại như bình thường.

6. Phong tục đặt tên khi đón trẻ sơ sinh từ viện về nhà

Phong tục khi đón trẻ sơ sinh từ viện về nhà là gì? Dân gian rất kiêng kỵ gọi tên thật của trẻ, bởi như vậy sẽ làm tà ma chú ý. Do đó, hầu hết trẻ em đều sẽ được đặt một cái tên tục, tên được cho là không đẹp để tránh làm tà ma chú ý.

Một số tên tục thường gặp đó là Tí, Tèo, Cu… hoặc các tên hiện đại hơn như Bin, Bo… Ngày xưa thì các tên này sẽ theo con trai tới khi đủ tuổi ghi vào sổ đinh, còn con gái là khi lấy chồng.

Ngày nay, quan niệm đặt tên này đã không còn khắt khe nhưng hầu hết ai cũng sẽ đặt một tên ở nhà cho trẻ.

Ngoài ra, Marry
Baby có rất nhiều bài viết để đặt tên cho con; bố mẹ tham khảo cách đặt tên cho con; những cái tên hợp phong thủy; hoặc tên cho con trai và tên cho con gái nhé.

7. Phong tục đón trẻ sơ sinh về nhà – Cúng bà mụ cho trẻ sau 3 ngày đưa về nhà

Phong tục đón trẻ sơ sinh về nhà

Theo quan niệm dân gian, mỗi đứa trẻ được sinh ra là do công của 12 bà mụ nhào nặn. Do đó, em bé sinh ra khỏe mạnh, gia đình phải làm lễ để cảm tạ những vị này.

Xem thêm: “ sao nhập ngũ phiên bản nữ đầu tiên, sao nhập ngũ

Cụ thể, lễ cúng sẽ được thực hiện vào hôm thứ ba kể từ khi trẻ sinh ra. Gia đình sẽ tắm cho bé, sau đó chuẩn bị một mâm cỗ nhỏ. Mâm cỗ này còn gọi là đoàn du phạn và các lễ vật. Đó là 12 đôi hài, 12 miếng trầu, bánh trái chia 12 phần… Tất cả lễ vật trong phong tục đón trẻ sơ sinh về nhà này sẽ đều dừng ở con số 12, để tượng trưng cho 12 bà mụ đã tạo nên em bé.

8. Phong tục đánh dấu son cho trẻ sơ sinh

Phong tục đóng dấu son khi đón trẻ sơ sinh về nhà mang ý nghĩa là cầu phước đức, may mắn cho trẻ. Những dấu này thường được xin ở chùa, đền hoặc các lễ hội lớn. Dấu này không đóng trực tiếp vào da bé mà đóng vào vải. Miếng vải có dấu này sẽ dùng để may áo cho bé mặc.

Với việc dấu ấn của Phật, Thánh in trên áo, bé sẽ không sợ bị tà ma quấy phá, còn có thể thông minh và sáng dạ hơn. Để bảo quản những chiếc áo này, bạn cần giặt riêng, phơi riêng và chỉ sử dụng và lễ Tết mà thôi.

9. Lưu ý khi đón trẻ sơ sinh từ viện về – Treo tỏi đầu giường cho bé


*

Lưu ý khi đón trẻ sơ sinh về nhà

Tỏi từ lâu được xem là thứ có thể phòng trừ được ma quỷ. Thế nên trước khi đón trẻ sơ sinh về nhà, bạn cần chuẩn bị trước một chùm tỏi buộc ở đầu giường. Có một cách khác là cho một múi tỏi nhỏ vào túi thơm, sau đó để cạnh chỗ ngủ để kích thích trẻ ngủ ngon, không bị tà ma quấy rối.

10. Phong tục đón trẻ sơ sinh về nhà – Kiêng khen trẻ

Thấy trẻ sơ sinh, đa số chúng ta đều muốn cưng nựng và khen trẻ dễ thương, đẹp hoặc đáng yêu. Tuy vậy có 1 lưu ý khi đón trẻ sơ sinh từ viện về là theo quan niệm xưa, những lời khen này lại gây hại.

Đó được gọi là những lời quở, khiến cho người âm chú ý tới bé, làm bé lâu lớn, dễ bị bệnh. Bởi thế, bố mẹ hoặc người trong gia đình cần nhắc nhở người vào thăm không được khen trẻ đẹp, nặng cân, mập mạp…

11. Lợi ích của tục đón trẻ về nhà

Từ xưa đã có quan niệm, phong tục đón trẻ sơ sinh về nhà là một thủ tục không thể nào bỏ qua và thậm chí họ chuẩn bị rất kĩ càng. Đây được coi là một phong tục giúp nuôi trẻ được dễ hơn và trẻ lớn nhanh hơn.

Tỏi và dao là 2 dụng cụ không chỉ dành riêng cho trẻ sơ sinh hay người lớn mà thay vào đó ai cũng nê dung khi đi xa hay đi tối. Nó giúp trẻ tránh được tà ma. Phong tục đón trẻ sơ sinh về nhà để đảm bảo cho trẻ đuổi được tà ma và vía không lành. Giúp cho trẻ mau lớn dễ nuôi dễ ăn và tránh các bệnh cho bé. Xông nhà để đuổi tà ma để bé có được giấc ngủ yên mà không bị giật mình. Trẻ sinh ra mới được sinh ra nên cơ thể còn yếu vì thế mà tất cả để tránh được tà ma và những vía không tốt cho trẻ. Cho những người mát tay dễ nuôi để bé cũng theo đó mà hay ăn và không khóc.

Những phong tục đón trẻ sơ sinh về nhà đa số đều là kinh nghiệm dân gian, được tổ tiên truyền lại. Có thể xét về mặt khoa học, những phong tục này không có căn cứ.

Nhưng Marry
Baby khuyên bố mẹ nên biết, áp dụng để không gây mâu thuẫn với những bậc ông bà trong nhà. Hơn nữa “có thờ có thiêng, có kiêng có lành”, đây là những phong tục hoàn toàn không gây hại gì cho trẻ, nên bạn có thể yên tâm nhé!

 1. Bringing Baby Home: Preparing Yourself, Your Home, and Your Familyhttps://www.healthychildren.org/English/ages-stages/baby/preemie/Pages/Bringing-Baby-Home-Preparing-Yourself-Your-Home-and-Your-Family.aspx

5. Bringing Your Baby Homehttps://kidshealth.org/en/parents/bringing-baby-home.html

Một số Mẹo vặt kinh nghiệm bà đẻ làm khi đưa con rời viện về nhà giúp bé khỏe mạnh, ăn khỏe, ngủ ngon.

Bà nội Sam có 2 cháu rồi Sam là đứa cháu thứ 3 trong nhà nên bà có khá nhiều kinh nghiệm trong việc chăm cháu hay các mẹo vặt để cháu lớn khỏe mạnh cũng như không quấy khi mới sinh. Có nhiều mẹ cũng chia sẻ kinh nghiệm giống bà nội Sam nên các mẹ tham khảo thử nhé. Sam nhà mình ngoan lắm đấy ạ


*

Ảnh minh họa


Chọn người mát tay để bế đưa con rời viện về nhà

Cái này em thấy nhiều mẹ áp dụng lắm nha, bà ngoại Sam cũng mát tay nên bế Sam từ viện về luôn. Người được chọn để bế bé yêu về nhà phải là những người thật sự nhẹ vía, dễ ăn dễ ngủ, đồng thời có cuộc sống hiện tại sung túc, có học thức. Điều này cũng mong muốn cho con mình ngoan hơn các mẹ ạ.

Khi ra khỏi cổng bệnh viện

Bà nội Sam chuẩn bị 1 bịch gồm lá trầu, cau với tiền lẻ ( trai thì 7 ngàn, gái thì 9 ngàn) khi ra đến cổng bệnh viện các mẹ vứt ra đường. Làm thế để về nhà các bé không quấy khóc đêm.

Khi con từ viện về đến nhà

Khi đi đón mẹ từ viện về, bố nhớ mang theo vài lá trầu cay đưa cho mẹ dấu vào người đừng để ai thấy. Trước khi vào nhà, mẹ vò nát những lá trầu này trong lòng bàn tay, sau đó đưa tay lên mặt để hít cái hơi cay cay này. Khi mùi cay đã vơi bớt, thoang thoảng nhẹ thì mẹ đưa tay vuốt và xoa vào đầu bé. Điều đơn giản này không chỉ khiến mẹ khỏe mà còn giúp con ngoan, ít quấy khóc, ít bị bệnh vặt.

Nhờ người nhà thổi 1 chậu than thêm 2 quả bồ kết nữa nhé trước khi vào trong nhà mẹ bước qua lại chậu than 9 lần nhé các bà gọi là xua tan vận xui đi.

Mẹ trải chiếu dưới đất cho con nằm đó 1 lúc rồi hãy cho con nằm giường nha để vậy cho con dễ nuôi.

Khi từ bệnh viện về mẹ hãy đặt một quả dừa khô ở ngay cửa phòng và đá mạnh cho quả dừa lăn vào trong gầm giường. Làm vậy để giúp con ngủ ngon, ít quấy khóc.

Treo tỏi trên đầu giường để bé ngủ ngon

Đơn giản vậy thôi chứ nhiều mẹ áp dụng cách này lắm đây rất hiệu quả nhé. Sau khi cả 2 mẹ con đã về đến nhà để nằm cữ, mẹ nhớ dặn chồng treo một chùm tỏi ta ở đầu giường nằm của hai mẹ con. Việc làm này theo quan niệm của ông bà xưa cho rằng củ tỏi xua đuổi tà khí nên không dám đến gần quấy nhiễu bé.

Mẹ cũng đừng quên may một cái túi dây rút nhỏ xíu, bỏ vào đó 1-2 tép tỏi rồi rút lại, lấy kim đính vào áo bé nha. Cách này giúp bé phòng được một số bệnh đó các mẹ ạ.

Xông phòng nếu bé bị khóc dạ đề

Trẻ khóc dạ đề sẽ khiến mẹ vô cùng mệt mỏi vì lo sợ bé bị đau hoặc khó chịu chỗ nào, vì vậy nếu đã làm hết các mẹo trên mà bé vẫn còn quấy khóc, mẹ hãy bế bé tạm thời sang phòng khác. Sau đó nhờ chồng chuẩn bị một niêu than hồng rồi cho vài trái bồ kết vào nướng để khói bốc lên khắp phòng. Theo quan niệm dân gian thì với cách này sẽ giúp các luồng khí xấu và hơi ẩm trong phòng mất đi. Tuy nhiên mẹ phải đợi phòng thông thoáng hoàn toàn, không còn khí than và mùi bồ kết thì mới được ẵm bé quay trở lại phòng nhé. Rất nhiều mẹ đã áp dụng thành công cách này, bảo đảm tối đó bé sẽ đỡ khóc, ngủ ngoan hơn hẳn.

Dâu tằm để bé ngủ ít giật mình

Mẹo nãy cũng khá hay đó các mẹ ạ nhờ người nhà lấy dâu tằm tươi các mẹ nhé (trai thì 7 nhánh gái thì 9 nhánh) bó lại rồi để đầu giường bé sẽ ít giật mình hơn khi ngủ.

Các mẹ tham khảo mẹo đưa con từ viện về nhà nàynhé mình tin rằng “ có thờ có thiêng, có kiêng có lành” điều gì tốt lành cho con mình áp dụng không việc gì phải ngại các mẹ ạ.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

x

Welcome Back!

Login to your account below

Retrieve your password

Please enter your username or email address to reset your password.