NAM CA SĨ HÀN QUỐC BỊ HÀNH HUNG GIỮA ĐƯỜNG VÌ CÔNG NHẬN QUYỀN CỦA CẶP ĐÔI

Phim về LGBT từng bị kỳ thị tại Hàn Quốc. Tuy nhiên, giới chuyên môn nhận định công chúng đang dần thay đổi quan điểm và đón nhận thể loại này.

Bạn đang xem: Nam ca sĩ hàn quốc bị hành hung giữa đường vì công


Hai người đàn ông cùng nhau ngồi trên giường, sau đó sa vào vòng tay của nhau. Cảnh này, có lẽ gần như không thể xuất hiện trên truyền hình Hàn Quốc vài năm trước đây do thái độ tiêu cực của người dân nước này đối với đồng tính. Tuy nhiên, đây là cảnh trong tập đầu tiên của chương trình thực tế mới Merry Queer. Chương trình có sự tham gia của các cặp đồng tính nam, đồng tính nữ và chuyển giới.

Chương trình về LGBT ngày càng phổ biến

Khi ra mắt chương trình thực tế lãng mạn Merry Queer, người dẫn chương trình kiêm Shin Dong Yup cho rằng quan điểm của công chúng Hàn Quốc với LGBT đang dần thay đổi. Trong khi đó, nhân vật truyền hình Hong Seok Cheon cho biết anh chưa bao giờ nghĩ có chương trình dành cho LGBT ra mắt tại Hàn Quốc. Anh càng xúc động khi được dẫn dắt chương trình.

“Thành thật mà nói, tôi thấy một số cảnh đáng ngạc nhiên, nhưng chắc chắn chương trình mang đến cho người xem cơ hội lắng nghe tiếng nói và câu chuyện của những người thiểu số tính dục”, bà nội trợ 31 tuổi họ Kim nói với The Korea Herald. Khán giả khác bày tỏ: "Tôi ngạc nhiên khi những nội dung như vậy được sản xuất ở Hàn Quốc". Nhiều người cho rằng Hàn Quốc đã đi được chặng đường dài trong việc thay đổi quan điểm về các vấn đề LGBTQ+.

*

Cảnh trong phim To My Star.

Năm 2010, bộ phim truyền hình Life is Beautiful của đài SBS đã dấy lên cuộc tranh luận. Khán giả đặt câu hỏi phim liệu có phù hợp để phát sóng hay không. Life is Beautiful là lần đầu tiên trong lịch sử truyền hình Hàn Quốc có cặp đồng tính nam.

Năm 2021, hơn thập kỷ đã qua, SBS bị chỉ trích vì loại bỏ cảnh hôn của Freddie Mercury trong Bohemian Rhapsody. Khán giả chỉ trích SBS phân biệt đối xử với người đồng tính. Điều đó cho thấy công chúng có phản ứng tốt hơn mong đợi đối với nội dung LGBTQ và boylove (tình yêu đồng tính nam).

Semantic Error là bộ phim gốc của nền tảng phát trực tuyến Watcha. Phim đã đứng đầu bảng xếp hạng trong 8 tuần sau khi ra mắt vào tháng 2. Phim gồm 8 tập và chuyển thể từ tiểu thuyết cùng tên. Phim kể về 2 nam sinh viên đại học yêu nhau sau khi cùng thực hiện dự án của nhóm. Kịch bản của Semantic Error cũng đứng đầu danh sách bán chạy nhất của hiệu sách trực tuyến Yes24.

“Tôi bắt đầu xem Semantic Error, bởi tôi và bạn tôi là fan của Jaechan. Jaechan là thành viên nhóm nhạc nam DKZ, người đóng vai chính trong bộ phim. Chúng tôi không biết Semantic Error là phim đam mỹ, nhưng câu chuyện độc đáo và các nhân vật rất mới mẻ so với những bộ phim hài lãng mạn khác”, sinh viên đại học họ Lee, 25 tuổi, nói với The Korea Herald. Lee nói thêm nhiều người khác xung quanh cô cũng thích bộ phim.

Phim đam mỹ khác là To My Star gần đây sản xuất mùa 2. Chương trình tạp kỹ khác có dàn diễn viên đồng tính mang tên Người đàn ông của anh cũng chuẩn bị được sản xuất.

“Với sự gia tăng của các nền tảng trực tuyến, người sáng tạo có thể tạo nội dung mà không bị hạn chế bởi Ủy ban tiêu chuẩn truyền thông Hàn Quốc (KCSC) hoặc phải đáp ứng các tiêu chuẩn khắt khe của đài truyền hình mặt đất. Các tiêu chuẩn như duy trì phẩm giá và sự phát triển xã hội, tình cảm của trẻ em", nhà phê bình văn hóa Jung Duk Hyun nói.

Nhà phê bình đề cập đến Seonam Girls High School Detective của JTBC. Sunam Girls High School Detective đã nhận cảnh báo từ KCSC sau khi phát sóng cảnh hai cô gái hôn nhau. “Các dịch vụ lấy người đăng ký làm trung tâm và sự thay đổi trong thị hiếu của người xem đang dẫn đến việc sản xuất nhiều nội dung đa dạng hơn”, nhà phê bình nhận định.

*

Hai nhân vật trong phim Semantic Error.

Xem thêm: Yến Sào Cho Bé 10 Tháng Ăn Yến Sào Được Không ? Cách Chưng Và Liều Lượng

Lý do nội dung về LGBT được yêu thích

Theo Choi Jin Sil, giáo sư Đại học Keimyung, những bộ phim và chương trình truyền hình nước ngoài có sẵn trên các dịch vụ phát trực tuyến đã khiến khán giả Hàn Quốc tiếp xúc với nội dung LGBT. Sự thay đổi có thể được nhìn thấy trong hoạt động tiếp thị của loạt phim Killing Eve (2018).

“Dịch vụ video theo yêu cầu có trụ sở tại Vương quốc Anh đã sản xuất Killing Eve mùa một. Phim xoay quanh 2 người phụ nữ bị ám ảnh bởi nhau. Sau đó, nền tảng phát trực tuyến tại Hàn Quốc giới thiệu loạt phim. Tuy nhiên, trong lần đầu chiếu phim, nền tảng này giới thiệu đây là bộ phim kinh dị giữa kẻ tâm thần và điệp viên. Đến mùa thứ 3 phát năm 2020, điều này đã thay đổi”, Choi Jin Sil nhận định.

Đoạn giới thiệu Killing Eve mùa 3 có câu "Tôi không thể ngừng nghĩ về bạn", theo Choi Jin Sil. Điều này thúc đẩy khía cạnh LGBTQ+ của chương trình.

“Trọng tâm của đoạn phim quảng cáo đã thay đổi khi phần 3 làm nổi bật mối quan hệ phức tạp, sâu sắc của 2 nữ chính”, đại diện nền tảng nói với The Korea Herald. Nhận thấy sự phổ biến ngày càng tăng của nội dung LGBTQ+, đại diện nói trên cho biết nền tảng có kế hoạch tạo ra nhiều hình thức giải trí đa dạng hơn, chẳng hạn bộ phim cổ trang Portrait of a Lady on Fire.

Nhà phê bình văn hóa Hwang Jin Mi tin tính mới mẻ của nội dung LGBTQ+ có thể đã tác động tích cực đến sự đón nhận của người xem, đặc biệt hiện tại có quá nhiều chương trình xoay quanh các cặp đôi dị tính.

“Từ các chương trình hẹn hò cho đến kết hôn, ly hôn và tái hôn, khán giả đã thấy quá nhiều chuyện tình yêu của những người nổi tiếng. Do đó, họ thấy không có gì mới ở các chương trình này”, Hwang Jin Mi nhận định.

Nhà phê bình nói thêm loạt phim xoay quanh cặp đồng tính không còn là nội dung dành riêng cho cộng đồng LGBT mà có thể được nhiều khán giả yêu thích hơn.

Trong khi đó, nội dung đồng tính nam đang trở nên phổ biến vì nó đáp ứng nhu cầu của nhiều khán giả nữ, những người đã chán sự lãng mạn đơn điệu và khao khát một điều gì đó khác biệt, theo Hwang Jin Mi.

Có thể rất khó để nội dung LGBTQ+ trở thành một phần của truyền hình chính thống, nhưng Hwang Jin Mi tin nó có khả năng trở thành chủ đề lâu dài. “Khán giả không còn phản đối nội dung liên quan đến LGBTQ+”, Hwang nói.

Nhà phê bình văn hóa Jung Duk Hyun có niềm tin tương tự. Ông khẳng định nội dung liên quan đến LGBTQ+ đang dần củng cố chỗ đứng trong lĩnh vực kinh doanh giải trí.

Hàn Quốc được biết đến không chỉ là một quốc gia với tốc độ phát triển kinh tế vượt bậc mà còn là một quốc gia với nền văn hóa độc...


*

Hàn Quốc được biết đến không chỉ là một quốc gia với tốc độ phát triển kinh tế vượt bậc mà còn là một quốc gia với nền văn hóa độc đáo với sự lan truyền của Làn sóng văn hóa Hàn Quốc vô cùng nổi bật (한류). Tuy nhiên có lẽ ít có báo chí nào nói tới các vấn đề luyên quan đến cộng đồng LGBTQ+ ở tại Hàn Quốc. Vì vậy ngày hôm nay mình sẽ tóm tắt một số điểm chính của cộng đồng LGBTQ+ ở Hàn Quốc đến với mọi người sau một thời gian sinh sống và học tập tại Hàn Quốc:
Mặc dù được công nhận là một quốc gia phát triền về mặt kinh tế tuy nhiên văn hóa của Hàn Quốc vẫn còn nhiều điểm giữ lại rất nhiều những nét lâu đời cũng như những suy nghĩ "chưa mới". Cụ thể ở tại Hàn Quốc, vấn đề đồng tính vẫn còn được xem là nhạy cảm và khó nói ra. Điều này mình đã thấy được rất rõ khi mình được sinh sống cả hai quốc gia: Việt Nam và Hàn Quốc. Thậm chí đến với những người trẻ tư duy "cởi mở" nhưng họ vẫn rất khó để nói đến vấn đề này chứ đừng nói đến những người lớn tuổi hơn. Mình từng tham gia một câu lạc bộ queer ở trong trường (ở Hàn người ta ít gọi là LGBTQ+ mà chỉ gộp chung thành chữ queer thôi) tuy nhiên trước khi vào mình được yêu cầu phải tạo một danh tính trong câu lạc bộ và tuyệt đối không được công khai các thành viên của câu lạc bộ ra. Mỗi buổi họp trong câu lạc bộ thì đều được thực hiện ở trong một app kín nhằm giúp đỡ để ẩn biệt danh của mọi người trong câu lạc bộ. Điều này cũng đủ cho bạn hiểu về sự nhạy cảm của các vấn đề liên quan đến cộng đồng LGBTQ+ tại Hàn.
Mặc dù ở Hàn Quốc, văn hóa vẫn còn giới hạn những sự thể hiện trong các tình yêu đồng giới tuy nhiên một điều đáng ngạc nhiên là rất nhiều youtuber là người thuộc cộng đồng LGBTQ+. Họ còn có thể công khai luôn người yêu của họ trên các trang mạng xã hội lớn. Có thể nói rằng họ đang"vượt lên" những định kiến để khẳng định mình và thường họ cũng nhận được những comment tích cực của người Hàn (đương nhiên là cũng có những comment tiêu cực nhưng số này tương đối ít)
Mình đã thử tải 4 apps hẹn hò (Tinder, Blued, Jack"s D và Grinder) để thử tìm một đối tượng hẹn hò. Điều khiến cho mình vô cùng bất ngờ là cộng đồng LGBTQ+ "ẩn danh" ở Hàn là vô cùng nhiều. Mình đã từng rất shock khi người ngay cạnh phòng mình cũng là một người thuộc cộng đồng LGBTQ+. Bản thân người đồng tính ở Hàn khá cô đơn và đa phần thì họ đều có xu hướng từ chối bản dạng giới của mình. Bạn cùng phòng cũ của mình là một người đồng tính tuy nhiên khi mình thử đề cập đến vấn đề liên quan đến chuyện này cậu ấy đều có xu hướng từ chối nói đến hoặc sẽ chỉ nói những câu đại loại như "I am ok with it." để cho qua chuyện.
Có lẽ phong trào gán ghép các nam idols hay nữ idols ở Việt Nam là vô cùng phổ biến tuy nhiên ở Hàn thì điều này mình thường ít khi thấy. Họ chỉ coi đó là một clips của những bros với nhau chứ cũng chẳng thấy có vấn đề gì. Ở Hàn Quốc, cũng ít có idols nào công khai mình là người thuộc cộng đồng LGBTQ+.
Đây mà một bài báo về các K-pop idols thừa nhận họ là người thuộc cộng đồng LGBTQ+. Tuy nhiên số này chỉ đến trên đầu ngón tay hoặc cũng chẳng quá 20 người:

Korea is known to be a sensitive country, and they were very eager to preserve their culture and belief despite the modern way of living. In this new era, the LGBT community, which represents those who are coming out with different sexuality, aside from being a man or woman, is embracing the diversity of each person, promoting and taking pride in individuality, and fighting against discrimination.

www.kpopstarz.com
Ngày xưa mình nhớ có bạn Holland công khai là K-pop gay idols đầu tiên nhưng bạn này có lẽ chỉ nổi đối với những fan quốc tế chứ ở Hàn thì gần như không thấy ai nhắc đến cả. Đây là chiếc video tâm sự của bạn ấy nhưng comment bạn có thể thấy rằng rất nhiều comment được viết bằng tiếng Anh chứ không phải tiếng Hàn.
Chuyện mình ở Hàn cũng là điều diệu kì :) Tới tận bây giờ mình vẫn chưa dám công khai bản thân với những người bạn Hàn. Đa phần người mình công khai là học sinh quốc tế hoặc những người bạn Việt Nam. Vì vậy mình cũng đã có những khoảng thời gian khó khăn ở tại Hàn Quốc. Về chuyện hẹn hò thì bởi vì mình là một đứa theo đuổi sự yên bình và nhẹ nhàng, hơn thế nữa, cũng chẳng mấy nổi bật trong nhan sắc nên có lẽ ở Hàn mình chưa phải gu của bất kì một ai. :) Vì vậy mình chưa từng có kinh nghiệm hẹn hò nào ở Hàn cả. Chỉ muốn nhắn nhủ với một số bạn thuộc cộng đồng LGBTQ+ nếu muốn đi du học hàn thì cứ phải lên dây cót sẵn vì ở đây không "thoải mái" được như đất nước chúng ta đâu.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

x

Welcome Back!

Login to your account below

Retrieve your password

Please enter your username or email address to reset your password.