NHỮNG LOÀI HOA TƯỢNG TRƯNG CHO SỰ CHẾT CHÓC, TOP 8 CÁC LOÀI HOA MANG Ý NGHĨA TIÊU CỰC

Hoa có một vai trò quan trọng trong các nghi lễ tang lễ của các xã hội và tôn giáo khác nhau. Tính biểu tượng của hoa có thể khác nhau giữa các nền văn hóa, vì vậy chúng tôi đã tổng hợp các loài hoa tượng trưng cho cái chết và được gửi để bày tỏ sự cảm thông ngày nay, những loài hoa này cũng là loài hoa phổ biến nhất trong cắm hoa chia buồn, phúng viếng người đã mất như một cử chỉ cảm thông, chia buồn sâu sắc.

Bạn đang xem: Loài hoa tượng trưng cho sự chết chóc


10 Loại hoa tượng trưng cho cái chết trong các nền văn hóa
Câu hỏi thường gặp về các loại hoa tượng trưng cho cái chết và tang tóc

Ý nghĩa hoa tượng trưng cho cái chết

Khi một người qua đời, một cách thích hợp để bày tỏ sự cảm thông là gửi hoa. Hoa có thể được gửi đến nhà gia đình người đã khuất hoặc nơi tổ chức các dịch vụ tang lễ, như nhà tang lễ. Có các kiểu cắm hoa tang lễ như kệ hoa, vòng hoa tang lễ, giỏ hoa.

Trong hầu hết tất cả các nền văn hóa, hoa mang lại sự an ủi và tạo sự thoải mái, làm vơi đi bớt không khí tang thương nơi tang lễ, đồng thời về mặt tâm linh, một số loại hoa gắn liền với cái chết là biểu tượng của sự trở về nguồn cội, cái chết là quy luật tự nhiên. Hơn nữa, hoa cũng thường được gắn liền với các nữ thần trong truyền thuyết,

Ngôn ngữ của các loài hoa, đã tồn tại trong các nền văn hóa Hy Lạp, La Mã, Ai Cập và Trung Quốc cổ đại. Và phong tục gửi hoa đến tang lễ vẫn kéo dài cho tới ngày hôm nay.

*
Ý nghĩa hoa tượng trưng cho cái chết

10 Loại hoa tượng trưng cho cái chết trong các nền văn hóa

Hoa cẩm chướng

Ở phương Tây, những bó hoa cẩm chướng một màu, hoặc hoa cẩm chướng nhiều màu gồm trắng, hồng và đỏ là sự tưởng nhớ về sự ra đi của một người. Hoa cẩm chướng đỏ tượng trưng cho sự ngưỡng mộ và tình yêu, chúng truyền tải thông điệp, “Trái tim tôi đau đớn vì bạn”. Mặt khác, màu cẩm chướng hồng tượng trưng cho sự tưởng nhớ và màu trắng tượng trưng cho sự tinh khiết.

Trong thời Elizabeth, việc đeo hoa này rất phổ biến vì nó được cho là có thể giúp tránh bị chết trên đầu đài trong khi ra trận. Ngày nay, hoa cẩm chướng thường được dùng để cắm hoa chia buồn, và vòng hoa tang lễ.

Hoa cúc

Hoa cúc là loài hoa phổ biến nhất được sử dụng cho các kệ hoa tang lễ. Ở Mỹ, chúng tượng trưng cho sự thật và sự trong sạch, và là một cách để tưởng nhớ một người đã sống một cuộc sống trọn vẹn. Ở Pháp, Đức, chúng cũng liên quan đến các nghi lễ dành cho người chết. Ở Malta và Ý, việc cắm hoa cúc trong nhà còn bị coi là không may mắn.

Ở Nhật, hoa cúc trắng gắn liền với cái chết. Các tín đồ Phật giáo Nhật Bản tin vào sự luân hồi, vì vậy có truyền thống đặt hoa và tiền vào quan tài để linh hồn vượt sông Sanzu. Trong văn hóa Trung Quốc, chỉ có một bó hoa cúc trắng và vàng được gửi đến gia đình người đã khuất – và không nên có màu đỏ, màu của niềm vui và hạnh phúc, và đi ngược lại với tâm trạng của một gia đình đau buồn vì mất mát.

Hoa cúc được sử dụng nhiều trong cắm hoa tang lễ

Hoa loa kèn trắng

Những bông hoa này có vẻ đẹp ấn tượng và hương thơm mạnh mẽ, hoa loa kèn trắng được liên kết với sự ngây thơ, thuần khiết và tái sinh.

Có một số loại hoa loa kèn, nhưng hoa loa kèn Phương Đông là một trong những loài hoa loa kèn “thực sự” mang lại cảm giác yên bình . Ngoài ra, hoa ly thường được sử dụng để biểu thị sự cảm thông và cuộc sống vĩnh cửu.

Hoa hồng

Một bó hoa hồng cũng có thể là một vật tưởng niệm phù hợp với những người đã khuất. Trên thực tế, bông hoa có thể biểu đạt nhiều ý nghĩa biểu tượng khác nhau tùy thuộc vào màu sắc của nó. Nói chung, hoa hồng trắng thường được sử dụng trong đám tang của trẻ em, người mất trẻ tuổi, vì chúng tượng trưng cho sự ngây thơ, thuần khiết và tươi trẻ.

hoa hồng tím cũng được sử dụng trong cắm hoa tang lễ của ông bà, người mất lớn tuổi vì chúng tượng trưng cho sự trang nghiêm và sang trọng.

Hoa hồng đỏ thể hiện tình yêu , sự tôn trọng và lòng dũng cảm, chúng cũng có thể tượng trưng cho sự đau buồn và phiền muộn. Trong một số nền văn hóa, chúng cũng tượng trưng cho máu của người tử vì đạo, có thể là vì gai của nó, và chính cái chết. Hoa hồng đen, cũng được kết hợp với sự vĩnh biệt, tang tóc và cái chết.

*

Cúc vạn thọ

Ở Mexico, cúc vạn thọ là loài hoa của cái chết, được sử dụng trong lễ Dia de los Muertos hoặc Ngày của người chết.

Hoa cúc vạn thọ thường được nhìn thấy trên mộ hoặc bàn thờ cúng tổ tiên. Hoa cũng xuất hiện trong những vòng hoa, kệ hoa tang.

Hoa lan

Ở Hawaii, hoa lan thường được trang trí trên các vòng hoa hoặc vòng đeo cổ gọi là lei, không chỉ như một lời chào mừng mà còn là một bông hoa chia buồn khi ai đó đã qua đời. Những bông hoa này là biểu tượng của vẻ đẹp và sự tinh tế, nhưng chúng cũng được sử dụng như một biểu hiện của tình yêu và sự cảm thông, đặc biệt là hoa màu trắng và hồng.

Xem thêm: Exciter 150 màu xanh lục bảo, tem exciter 150 xanh lục bảo chất lượng, giá tốt

→ý nghĩa hoa trong tang lễ và 2 cách chọn hoa tang lễ phù hợp

*
hoa lan trắng là loài hoa tượng trưng cho cái chết, phổ biến trong viếng đám tang


Truyền thuyết xưa kể rằng dưới địa ngục có loài hoa màu đỏ như máu, dẫn độ chúng sinh vứt bỏ ai oán hồng trần quay lại luân hồi, nhận lấy nhân quả mà số mệnh đã định.



Một bông hoa kỳ lạ, một nghìn năm hoa nở, một nghìn nămhoa tàn, hoa và lá vĩnh viễn không thể gặp nhau. Tình không vì nhân quả duyênđã định tử sinh. Người đời gọi hoa đó là Bỉ Ngạn.

Bông hoa có thật ở dương gian

Bỉ Ngạn là loài hoa có thật với tên khoa học là Lycoris Radiata, phát triển tại Trung Quốc, Nhật Bản và Bắc Carolina, Texas hay ở nhiều tiểu bang phía Nam của Hoa Kỳ. Bông hoa đầu tiên được nhìn thấy lần đầu tiên vào năm 1854, khi đó Hoa Kỳ mở cửa thương mại cho Nhật Bản; thuyền trưởng William Roberts lúc trở lại Mỹ đã mang theo ba cây hoa Bỉ Ngạn từ Nhật về và giao cho cô cháu gái chăm sóc.



Hoa Bỉ Ngạn thuộc loài cây thân thảo, có chiều cao khoảng 40 -100 cm. Hoa thường nở vào tiết thu phân, ngày mặt trời chiếu thẳng góc xuống xích đạo, lúc ngày và đêm có độ dài bằng nhau. Khi hoa nở thường có ba màu là: đỏ, trắng và vàng.



Phổ biến nhất chính là hoa đỏ với tên gọi Mạn Châu Sa, hoa trắng là Mạn Đà La. Theo chuyện kể trong Phật giáo thì Mạn Châu Sa gợi nhớ đến sự chia ly, đau khổ trầm luân trong ái tình của nhân thế nên mọc ở địa ngục để làm sứ giả dẫn dắt các linh hồn đi về phía luân hồi. Còn Mạn Đà La biểu tượng cho sự tinh khiết, an bình nên nảy mầm, sinh sôi nơi Phật quốc thanh cao.



Bỉ Ngạn thích sự ấm áp, không ưa thời tiết quá nóng hay quá lạnh. Mỗi bông hoa khi nở thường tạo thành từng cụm gồm 5 đến 7 nụ, xòe ra nhiều hướng. Củ của hoa có chứa chất Lycorin, một chất độc thuộc nhóm ancaloit gây tổn hại hệ thần kinh. Bỉ Ngạn thường mọc hoang ở triền đồi, ven đường hay bên bờ sông và nghĩa địa. Vì vậy, người dân thường cho rằng loài này báo hiệu cho sự chết chóc, điềm gở.


Bỉ Ngạn có rất nhiều tên gọi như trong tiếng Trung là: Hồng hoa thạch toán, Long trảo hoa, Sơn ô độc, Vô nghĩa thảo, Vong xuyên hoa…Tiếng Nhật là: Higanbana, Manjushage, Jogoku Hana, Shibito Hana, Yuurei Hana…Tiếng Anh là: Shorttube Lycoris, Red spider lily, Cluster Amaryllis… Mỗi tên gọi của hoa mang nhiều ý nghĩa khác biệt, ẩn chứa những câu chuyện buồn đầy ám ảnh.


Bỉ Ngạn được con người trồng để tạo thêm sự thơ mộng và truyền tải sự nhung nhớ, tiếc thương cho cảnh sắc nơi dương gian. Một bông hoa đẹp nhưng có độc và man mác những nỗi buồn ưu tư về nhân thế sự đời.

Truyền thuyết u sầu về ái tình

Chuyện về Bỉ Ngạn hoa thấm đẫm sự bi thương và sầu muộn, thường liên quan đến tình yêu của con người. Có rất nhiều truyền thuyết, đồng thoại về loài hoa yêu mị, rực rỡ này nhưng hồi kết của câu chuyện đều là bi kịch, là chia ly, nuối tiếc trong đau thương. Bỉ Ngạn tựa như bông hoa mọc ở Tuyệt Tình cốc, vì yêu mà đau, mà nguyện thề sống chết, dây dưa ai oán cả một đời.


*

Người Trung Quốc kể câu chuyện xưa về Bỉ Ngạn hoa rằng trên thiên giới có đôi tình nhân nọ yêu nhau sâu đậm. Chàng tên là Hoa, một tướng giỏi của triều đình còn nàng là công chúa xinh đẹp Châu Nhi. Hai người đã ước hẹn mãi mãi bên nhau nhưng thế gian xảy ra loạn lạc, Hoa võ tướng phải rời xa Châu Nhi để cầm quân đánh địch.


Khi chàng trở về thì hay tin dữ là Thiên đế đã ban hôn cho Châu Nhi với Tiên tôn. Chàng liền thỉnh cầu Thiên đế, tỏ rõ tấm chân tình của mình với công chúa. Ngờ đâu, Thiên đế đã nổi trận lôi đình sai người bắt giam chàng trong ngục. Châu Nhi lén đến thăm chàng rồi hai người cùng nhau vượt ngục bỏ trốn.

Thiên đế biết chuyện đã phái thiên binh vạn tướng đuổi theo. Lâm vào tình thế tiến thoái lưỡng nan, Hoa và Châu Nhi đã thi triển phép thuật biến thành một bông hoa. Châu Nhi là nụ hoa trắng tinh khiết còn Hoa hóa thành tán lá xanh ôm lấy nụ hoa, hoa và lá gắn kết bên nhau như hai nhân tình bên nhau trọn đời, không xa cách. Những người chứng kiến cảnh tượng đó đã gọi bông hoa là Mạn Đà La Hoa.

Câu chuyện có lẽ sẽ kết thúc để đôi yêu ương yên bình sống trong kiếphoa nhưng Thiên đế vốn lòng dạ hẹp hòi muốn vĩnh viễn chia ly Hoa và Châu Nhinên đã đã ban lời nguyền độc ác rằng:

Mạn Đà La Hoa, hoa ngàn năm nở, ngàn năm rụng, lá ngàn năm sinh ra, ngàn năm chết đi. Hoa lá vĩnh viễn không thể gần nhau dù cùng sống trên một thân cây.

Thời gian trôi đi, ngàn năm sau sức mạnh của lời nguyền đã suy yếu dần trước tình cảm sâu đậm của đôi tình nhân. Thế rồi, một ngày kia hoa và lá cùng bung nở trên thân cây, Hoa và Châu Nhi lại hội ngộ, tạo nên kỳ tích nơi dòng thời gian chia lìa sinh tử. Đáng tiếc, Thiên đế vốn tính hẹp hòi đó vẫn không đổi thay, y liền sai binh tướng bắt Mạn Đà La Hoa về xử tội.

Trời đất bao la không chốn dung thân, đôi tình nhân sau khi khôi phục pháp lực đành phải trốn xuống địa ngục. Tại đây, người ở Ma vực vì cảm động trước chuyện tình của Mạn Đà La Hoa đã đứng ra bênh vực, chiến đấu với quân lính thiên đình dẫn đến cuộc đại chiến khốc liệt giữa thần và ma. Binh sĩ chiến đấu, máu chảy thành dòng thấm vào cây Mạn Đà La Hoa, nụ hoa trắng tinh khôi chuyển sang thành màu đỏ tươi như máu. Rồi đột nhiên huyết quang từ cây hoa chiếu lên tận trời xanh, tất cả hóa thành tro bụi.

*

Mạn Đà La Hoa màu đỏ được gọi là Mạn Châu Sa Hoa vì tiền thế chịu nhiềuoan ức, oán khí chưa tan nên tam giới đã quyết định để loài hoa này ở bên cầu Nại
Hà, suối Hoàng Tuyền hầu dẫn độ vong hồn trên trần gian.

Bỉ ngạn hoa hoa nở không thấy lá Sông Vong Xuyên nước sâu tựa trời cao Sương Giang Nam mưa bụi phủ Nại Hà Cố nhân cười chặt đứt một hồi duyên.

Kể từ đó, Mạn Châu Sa Hoa mọc bên bờ Hoàng Tuyền, dưới cầu Nại Hà một dải đỏ như máu, rực rỡ yêu mị; hương hoa có ma lực, khơi gợi lại ký ức của người chết khi còn sống. Khi linh hồn vượt qua sông Vong Xuyên, đến Vọng Hương Đài uống chén canh Mạnh Bà sẽ quên hết tất thảy mọi chuyện mà đi về phía ngục U Minh. Người đời sau gọi loài hoa này là hoa Bỉ Ngạn (Bỉ Ngạn nghĩa là bờ bên kia ý chỉ vùng đất của người chết).

Bỉ Ngạn là bông hoa truyền tải ý nghĩa vềnhân sinh

Hoa Bỉ Ngạn thường được xem là biểu tượng của cái chết, cõi âm, của những kỷ niệm bi thương. Ở mỗi quốc gia, hoa có ý nghĩa khác biệt nhưng đều chất chứa sự luyến tiếc, muộn phiền. Nhật Bản xem loài hoa này tượng trưng cho hồi ức đau thương, ở Triều Tiên nghĩa là nhớ về nhau còn Trung Quốc là ưu mỹ thuần khiết.

Bỉ Ngạn mọc lên chính là thức tỉnh nhân gian về ảo ảnh ái tình. Nó mang vẻ đẹp yêu dị với màu đỏ như máu, ẩn chứa cái đẹp ma mị không lành như báo hiệu về sự chia ly, chết chóc. Trong tình yêu, loài hoa này thể hiện sự yêu thương nồng cháy, mãnh liệt nhưng gặp phải trái ngang. Tình ái chính là độc dược, khiến những ai chìm đắm trong đó sẽ đau đớn, day dứt cả một đời.

Hoa nở không lá, lá mọc không hoa; cùng nhớ cùng thương nhưng không gặp lại, chỉ có thể một mình trên đường cực lạc. Đó chính là Bỉ Ngạn hoa, người ta dùng nó để biểu đạt một mối tình không có kết quả nhưng sự mỹ lệ, yêu mị của hoa cũng chính để chứng minh cho thế gian rằng tình yêu luôn đẹp đẽ, tỏa sáng rực rỡ dù có gặp phải trắc trở, chia lìa xa cách.

Trong Phật giáo, Bỉ Ngạn được coi là loài hoa của Thiên giới, biểu tượng chỉ miền Tịnh độ ở Tây phương Cực lạc, tránh nghiệp chướng, mang đến sự an tịnh trong tâm hồn.

Bỉ Ngạn còn mang ý nghĩa tâm linh là kết nối giữa hai thế giới. Khoảng cuối tháng chín, đầu tháng mười, tầm tiết Thu phân là mùa hoa Bỉ Ngạn, người dân Nhật Bản thường tảo mộ vào khoảng thời này để viếng mộ tưởng nhớ và cầu siêu cho những linh hồn đã khuất.

Bỉ Ngạn là bông hoa đẹp dẫu câu chuyện của nó rất buồn thì hoa vẫn nở rộ, tỏa sắc mang hy vọng đến cho thế gian về sự dũng khí kiên cường, bất khuất, nhắc con người luôn nhớ đến nhau.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

x

Welcome Back!

Login to your account below

Retrieve your password

Please enter your username or email address to reset your password.