Báo cáo của Tổng cục Thống kê Việt Nam trong giai đoạn 1989-2020 cho thấy độ tuổi kết hôn của người Việt tăng lên theo từng năm. Thậm chí, nhiều người trẻ còn không mặn mà với đời sống hôn nhân.
Kết hôn không còn là việc lớn cả đời
Nhiều thế hệ người Việt trước đây luôn xem “thành gia lập thất” là việc hệ trọng cả đời, là mục tiêu lớn mà bất cứ ai cũng phải phấn đấu. Thế nhưng với thế hệ Millennials (sinh sau năm 1982) và đặc biệt là thế hệ Z (sinh sau năm 1996), quan niệm này đã khác.Bạn đang xem: Tỷ lệ kết hôn ở việt nam
Kết hôn không còn là mục tiêu tối quan trọng của người trẻ hiện đại |
Ảnh: Shutterstock |
Là một người đã lập gia đình, anh Đức Tài (35 tuổi, TP.HCM) chia sẻ: “Tôi may mắn gặp và yêu bà xã từ những năm đại học. Sau 6 năm yêu nhau, chúng tôi kết hôn. Nếu hỏi hôn nhân có quan trọng không, tất nhiên câu trả lời của tôi là có. Nhưng tôi cũng thấy rằng nó không phải là việc mang tính bắt buộc. Quan điểm của tôi là nếu không phải người tâm đầu ý hợp, không nhất thiết phải kết hôn sớm”.
Với thế hệ Z, quan niệm về hôn nhân lại càng khác biệt. Nhiều bạn trẻ dành thời gian theo đuổi đam mê, phát triển sự nghiệp, du lịch khám phá thế giới. Việc hẹn hò, yêu đương dễ dàng và phổ biến trong môi trường công nghệ 4.0 nhưng khoảng cách từ tình yêu đến hôn nhân thì xa hơn.
Là sinh viên năm 2 ngành Công nghệ thông tin, Xuân Phúc thừa nhận chưa nghĩ đến chuyện kết hôn, ít nhất là trong 10 năm tới. “Mỗi ngày mình đi học, đi làm thêm, đi tập gym và về chăm sóc thú cưng đã thấy bận tối mắt tối mũi. Kể cả bây giờ có người yêu thì cũng chưa chắc dành được thời gian cho nhau nhiều, nghĩ gì đến kết hôn”.
Tốt nghiệp vào năm 2019 và vật lộn tìm việc suốt 2 năm đại dịch, Phương Trâm (23 tuổi) thừa nhận chưa nghĩ đến chuyện kết hôn. “Vất vả lắm mới tìm được công việc ưng ý nên mình dự định sẽ tập trung toàn bộ thời gian cho sự nghiệp. Với lại mình cũng sợ trách nhiệm, sợ áp lực cơm áo khi có con, sợ kết hôn rồi sẽ mất đi sự tự do. Nên thôi, kết hôn chắc là việc còn xa vời với mình”.
Bên cạnh những ý kiến xem việc hôn nhân không phải là tất yếu, cũng có không ít người trẻ đề cao giá trị của hôn nhân. Kết hôn ở độ tuổi 28 và đã là mẹ của một em bé, chị Cao Mỹ Anh (đang làm công việc kế toán) cho biết tổ ấm gia đình là động lực giúp chị phấn đấu, tiếp thêm năng lượng hạnh phúc mỗi ngày. “Cảm giác đi làm về có người chờ cơm, có tiếng trẻ con vui đùa rất tuyệt vời. Vợ chồng thì ai cũng có những lúc “cơm không lành, canh không ngọt”, nhưng những lúc ốm đau có chồng chăm sóc, lúc khó khăn anh ấy cũng ngồi lại giải quyết cùng, mình thấy kết hôn là lựa chọn đúng đắn. Chưa kể nhờ con cái mà mình có động lực làm kinh tế hơn. Hiện ngoài công việc chính, mình và chồng còn bán hàng online để tích lũy cho tương lai của con”.
Xem thêm: " Bangtan Sonyeondan Nghĩa Là Gì, Bts_Official On Twitter
Dù không đặt nặng chuyện kết hôn, song hôn nhân vẫn có những giá trị và ý nghĩa với nhiều người |
Ảnh: Shutterstock |
Xu hướng kết hôn của người trẻ
Quan niệm khác biệt là yếu tố dẫn đến sự thay đổi trong xu hướng kết hôn của người trẻ Việt. Cuốn Kết quả chủ yếu Điều tra biến động dân số và kế hoạch hóa gia đình phát hành năm 2020 của Tổng cục Thống kê Việt Nam đã cho thấy “bức tranh” xu hướng kết hôn với nhiều biến động lớn trong 30 năm trở lại đây. Theo đó, độ tuổi kết hôn trung bình của nam giới Việt Nam đã tăng từ 24,4 vào năm 1989 lên 27,9 vào năm 2020. Nam giới có xu hướng ngày càng kết hôn muộn hơn. Cá biệt một số thành phố lớn như TP.HCM, độ tuổi kết hôn trung bình của nam giới đã xấp xỉ 30 tuổi. Mức sinh hoạt phí cao cùng áp lực tại những thành phố lớn được xem là nguyên nhân dẫn đến xu hướng kết hôn trễ ở người trẻ thành thị.
Tại các khu vực nông thôn và miền núi, độ tuổi kết hôn cũng có xu hướng tăng lên, song hiện tượng kết hôn sớm vẫn còn. Báo cáo điều tra Các mục tiêu phát triển bền vững về trẻ em và phụ nữ Việt Nam (SDGCW) do Tổng cục Thống kê phối hợp cùng Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc UNICEF thực hiện trong năm 2020-2021 cho thấy tỷ lệ kết hôn trước 18 tuổi của khu vực nông thôn vẫn cao. Cụ thể là 23,1% (với nữ) và 7,8% (với nam) tại Trung du và miền núi phía Bắc; 14% (với nữ) và 2,9% (với nam) tại Đồng bằng sông Cửu Long.
Cùng với xu hướng kết hôn trễ, nhiều người trẻ cũng chọn việc yêu nhưng không muốn ràng buộc hôn nhân. Số liệu gần nhất của Tổng cục Thống kê cho thấy tỷ lệ người độc thân tại Việt Nam đang có xu hướng tăng nhanh, từ 6,23% năm 2004 lên 10,1% vào năm 2019. Như vậy, trong vòng 15 năm, tỷ lệ người chọn không kết hôn đã tăng gần gấp đôi.
Người trẻ đang có xu hướng kết hôn trễ và thậm chí là chọn sống độc thân |
Ảnh: Shutterstock |
Lý giải cho xu hướng đứng ngoài hôn nhân của một số người trẻ, chuyên gia tham vấn tâm lý Ngô Minh Uy (Giám đốc trung tâm tâm lý chuyên nghiệp Welink, Phụ trách ban đào tạo, hội Khoa học Tâm lý - Giáo dục TP.HCM (PESAH)) cho biết: “Cuộc sống hiện đại có nhiều lựa chọn thú vị cho cuộc sống độc thân, được mô tả như chỉ chịu trách nhiệm cho bản thân và không phải vướng vào phiền hà với một người khác như vợ chồng và con cái. Hình dung một cuộc sống giảm áp lực khi chỉ sống một mình có thể khiến nhiều bạn trẻ không có hứng thú lựa chọn lập gia đình. Về cơ bản bất kỳ ai cũng có quyền lựa chọn không kết hôn nếu họ thấy chưa đủ sẵn sàng, tôi nghĩ vấn đề đáng bàn là khả năng sống hòa hợp và trách nhiệm khi sống với người khác”.
Chương trình tuyên dương “Gia đình trẻ Việt Nam tiêu biểu” 2022 nằm trong chuỗi các sự kiện thuộc chương trình “Xây dựng gia đình trẻ hạnh phúc” giai đoạn 2021-2025 do Trung ương Hội LHTN Việt Nam và Công ty Cổ phần Vàng Bạc Đá quý Phú Nhuận PNJ tổ chức nhằm tăng cường tuyên truyền trong các cấp bộ Hội, hội viên, thanh niên về vai trò và giá trị của việc xây dựng gia đình hạnh phúc, ấm no, tiến bộ đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
Hôn nhân là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp tới mức sinh và di cư, qua đó ảnh hưởng tới sự thay đổi của dân số. Kết quả Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2019 đã phác họa chi tiết bức tranh về tình trạng hôn nhân đối với tất cả những người từ 15 tuổi trở lên theo hai nhóm: đã từng kết hôn và chưa từng kết hôn. Theo đó, nam giới kết hôn muộn hơn nữ giới; còn hơn 9% nữ giới từ 20-24 tuổi tảo hôn; tại địa phương có tỷ lệ tảo hôn cao nhất, cứ 10 phụ nữ từ 20-24 tuổi thì có gần 4 phụ nữ tảo hôn…Xu hướng kết hônKết quả Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2019 cho thấy, tỷ lệ dân số từ 15 tuổi trở lên đã từng kết hôn là 77,5%. Trong đó, dân số đang có vợ/chồng chiếm 69,2%, dân số đã ly hôn hoặc ly thân chiếm 2,1%; xấp xỉ 70% nam giới từ 15 tuổi trở lên hiện đang có vợ và 68,5% phụ nữ từ 15 tuổi trở lên hiện đang có chồng. Như vậy, dân số đang có vợ/chồng là tình trạng phổ biến ở Việt Nam.Bảng 1. Tình trạng hôn nhân của dân số từ 15 tuổi trở lên theo thành thị, nông thônvà vùng kinh tế - xã hội
Sự khác biệt về trình độ phát triển kinh tế - xã hội, phân bố dân cư, cơ cấu nhóm tuổi, văn hóa, phong tục tập quán dẫn đến chênh lệch về tỷ lệ dân số từ 15 tuổi trở lên chưa có vợ/chồng giữa các vùng. Đông Nam Bộ là vùng kinh tế phát triển nhất cả nước, tập trung lực lượng lao động di cư thanh niên lớn và cũng là nơi có tỷ lệ dân số từ 15 tuổi trở lên chưa có vợ/chồng cao nhất (30,2%), cao hơn 1,8 lần so với vùng Trung du và miền núi phía Bắc (17,0%) - vùng có nhiều dân tộc thiểu số sinh sống với những tập tục văn hóa liên quan đến kết hôn sớm.Sự phát triển kinh tế trong 10 năm qua đã phần nào tác động tới xu hướng kết hôn. Giáo dục, đào tạo và các cơ hội việc làm có thể dẫn đến việc trì hoãn kết hôn ở thanh niên. Tỷ lệ dân số từ 15 tuổi trở lên chưa vợ/ chồng năm 2019 giảm 4,3 điểm phần trăm so với năm 2009, tương ứng là 22,5% và 26,8%. Tuy nhiên, tỷ lệ dân số từ 15 tuổi trở lên ly hôn hoặc ly thân tăng nhẹ so với năm 2009, tương ứng là 2,1% và 1,4%.Có sự khác nhau về tình trạng hôn nhân giữa nam và nữ: Nữ giới có xu hướng kết hôn sớm hơn và phổ biến hơn nam. Tỷ lệ dân số nam từ 15 tuổi trở lên đã từng kết hôn thấp hơn so với nữ, tương ứng là 73,4% và 81,5%. Trong đó, đối với nhóm 15-19 tuổi, chỉ khoảng 2% nam giới kết hôn, thấp hơn 6,3 điểm phần trăm so với nữ giới; đối với nhóm 20-24 tuổi, có 20,1% nam giới đã từng kết hôn, thấp hơn 25,5 điểm phần trăm so với nữ giới cùng nhóm tuổi.Tỷ lệ dân số chưa từng kết hôn giảm dần theo độ tuổi đối với cả nam giới và nữ giới, tỷ lệ này của hai giới gần như bằng nhau tại nhóm 40-44 tuổi. Ở nhóm tuổi cuối cùng của thời kỳ sinh đẻ (45-49 tuổi), vẫn còn khoảng 5% nữ giới chưa từng kết hôn.Có sự khác biệt về xu hướng kết hôn giữa thành thị và nông thôn. Tỷ lệ dân số từ 15 tuổi trở lên đã từng kết hôn ở khu vực nông thôn cao hơn khu vực thành thị gần 7 điểm phần trăm (tương ứng là 79,9% và 73,2%). Thanh niên ở khu vực nông thôn có xu hướng kết hôn sớm hơn ở thành thị, thể hiện qua tỷ lệ dân số nhóm 15-19 tuổi đã từng kết hôn ở khu vực nông thôn cao hơn khu vực thành thị 4,1 điểm phần trăm (tương ứng là 6,7% và 2,6%) và tỷ lệ dân số nhóm 20-24 tuổi đã từng kết hôn ở khu vực nông thôn cao gần gấp đôi so với khu vực thành thị (tương ứng là 39,7 và 20,9%).Nhìn chung, tỷ lệ ly hôn ở nước ta thấp, tuy nhiên tỷ lệ này đang có xu hướng tăng trong 10 năm qua (năm 2009: 1,0%, năm 2019: 1,8%). Tỷ lệ ly hôn có sự khác biệt theo giới tính và khu vực thành thị, nông thôn: Tỷ lệ ly hôn của nữ giới cao hơn nam giới (2,1% so với 1,4%), khu vực thành thị cao hơn khu vực nông thôn (2,1% so với 1,6%).Tuổi kết hôn trung bình lần đầuTuổi kết hôn trung bình lần đầu (viết tắt là SMAM) phản ánh số năm trung bình của một thế hệ giả định đã sống độc thân trước khi kết hôn lần đầu.Kết quả Tổng điều tra năm 2019 cho thấy, tuổi kết hôn trung bình lần đầu là 25,2 tuổi, tăng 0,7 tuổi so với năm 2009. Trong đó, tuổi kết hôn trung bình của nam giới cao hơn nữ giới 4,1 tuổi (tương ứng là 27,2 tuổi và 23,1 tuổi). Tuổi kết hôn lần đầu ở thành thị cao hơn nông thôn đối với cả nam giới và nữ giới.
Bảng 2. Tuổi kết hôn trung bình lần đầu theo giới tính, thành thị, nông thôn và vùng kinh tế - xã hội
Dân số Đông Nam Bộ kết hôn muộn hơn so với các vùng khác (nam giới kết hôn khi 28,1 tuổi và nữ giới kết hôn khi 24,9 tuổi); Trung du và miền núi phía Bắc là vùng có độ tuổi kết hôn trung bình lần đầu sớm nhất (25 tuổi đối với nam và 20,8 tuổi đối với nữ). Sự khác biệt giữa các vùng về tuổi kết hôn trung bình lần đầu tương đồng với kết quả của Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009.Kết hôn sớmTỷ lệ phụ nữ từ 20 đến 24 tuổi kết hôn lần đầu trước 15 tuổi và trước 18 tuổi là một trong những chỉ tiêu V-SDGs. Trong Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2019 và các cuộc điều tra thống kê về dân số khác, thuật ngữ “kết hôn” bao gồm những người được luật pháp hoặc phong tục, tập quán của địa phương thừa nhận là có vợ hoặc có chồng, hoặc chung sống với người khác giới như vợ chồng.Luật hôn nhân và gia đình Việt Nam quy định tuổi kết hôn đối với nam giới là đủ 20 tuổi, đối với nữ giới là đủ 18 tuổi. Như vậy, kết hôn trước 15 tuổi hoặc trước 18 tuổi sẽ không được pháp luật thừa nhận và được gọi là “tảo hôn”.Tỷ lệ phụ nữ từ 20-24 tuổi kết hôn lần đầu trước 15 tuổi là 0,4% và kết hôn lần đầu trước 18 tuổi là 9,1%. Tỷ lệ kết hôn sớm ở khu vực nông thôn cao hơn khu vực thành thị (cao hơn 8,9 điểm phần trăm đối với nhóm kết hôn trước 18 tuổi và cao hơn 0,4 điểm phần trăm đối với nhóm kết hôn trước 15 tuổi).Trung du và miền núi phía Bắc và Tây Nguyên là hai vùng có tỷ lệ phụ nữ từ 20-24 tuổi kết hôn lần đầu trước 15 tuổi và trước 18 tuổi cao nhất cả nước. Đây là hai vùng tập trung nhiều đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống có phong tục kết hôn sớm, điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, trình độ dân trí cũng như hiểu biết về pháp luật còn hạn chế. Đồng bằng sông Hồng và Đông Nam Bộ là hai vùng có điều kiện kinh tế - xã hội phát triển nhất cả nước nên có tỷ lệ kết hôn sớm thấp nhất. Các tỉnh có tỷ lệ phụ nữ từ 20-24 tuổi kết hôn lần đầu trước 18 tuổi cao nhất là Điện Biên, Lai Châu, Sơn La (tương ứng là 39,1%; 38,5% và 37,1%); thấp nhất là Đà Nẵng, thành phố Hồ Chí Minh và Thừa Thiên Huế (tương ứng là 1,9%; 2,2% và 3,5%).Dân tộc Lô Lô, Mông, Khơ Mú, Xinh Mun, Hrê, Gia Rai, Brâu là các dân tộc thiểu số có tỷ lệ phụ nữ từ 20-24 tuổi kết hôn sớm cao nhất cả nước. Đây là các dân tộc thiểu số chủ yếu sinh sống ở Trung du và miền núi phía Bắc và Tây Nguyên./.
Thu Hường
Về trang trước In trang
Các bài viết khác
Chuẩn bị năm học mới (2023 - 2024) - Bộ Giáo dục và Đào tạo thực hiện nhiều giải pháp khắc phục tình trạng thiếu giáo viên
Chiến lược quốc gia về biến đổi khí hậu giai đoạn đến năm 2050: Một số mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp thực hiện