Cách Điều Chỉnh Rơ Le Áp Suất Đơn Giản Nhất, Cách Chỉnh Công Tắc Áp Suất

*
TTDVKH: Số 26/16 Ấp Đông, Xã Thới Tam Thôn, Huyện Hóc Môn, Tp HCM.
*

*

*
0
*
DANH MỤC SẢN PHẨM
*
Kho Lạnh Kho Lạnh Vaccine Kho Lạnh Kem Kho Lạnh Nhà Hàng Kho Lạnh Nông Sản Kho Lạnh Thực Phẩm Kho Lạnh Dược Phẩm
*
Thiết Bị Lạnh Máy Nén Lạnh Cụm Máy Nén Dàn Ngưng Dàn Ngưng Dàn Lạnh Bình Bay Hơi Bình Ngưng Thiết Bị Ngành Lạnh Thiết Bị Lạnh Thương Mại Van Hệ Thống Lạnh Gas Lạnh - Nhớt Lạnh Cửa Và Phụ Kiện Quạt Chắn Gió Màn Nhựa PVC Bơm Nước Giải Nhiệt, Nước Ngưng Tháp Giải Nhiệt Phụ Kiện Ngành Lạnh
*
Panel Cách Nhiệt Panel Phòng Sạch
*
Thiết Bị Điện Đèn Chiếu Sáng Tủ Điện Thiết Bị Điều Khiển Thiết Bị Giám Sát Thiết Bị Đóng Cắt Khởi Động - Điều Khiển Động Cơ Thiết Bị Bảo Vệ Đèn báo - Nút nhấn - Công tắc Dây Cáp Điện Ống Điện & Phụ Kiện Điện trở
*
Thiết Bị Điện Mặt Trời Máy Phát Điện Mặt Trời

Hướng Dẫn chỉnh Rơ Le áp Suất.

Bạn đang xem: Cách điều chỉnh rơ le áp suất


a- Rơ le áp suất thấp (LPC, LPS):

+ LPC auto reset (low pressure control): đây là rơ le dùng để điều khiển (tự động đóng, cắt). Thí dụ: rơ le dùng để điều khiển tải máy nén, chống đông đá….

-Rơ le nầy có 2 núm chỉnh: RANGE (CUT IN) và DIFF. Rơ le sẽ cắt (thay đổi trạng thái) khi áp suất giảm đến CUT OUT(= CUT IN – DIFF).

-Thi dụ: Chỉnh: RANGE = 3 bar, DIFF= 2 bar rơ le sẽ cắt (thay đổi trạng thái) khi áp suất giảm đến CUT OUT= 3 – 2= 1 bar, rơ le sẽ tự đóng lại khi áp suất tăng đến CUT IN= 3 bar.

- Bài tập: nếu chỉnh: RANGE = 0,5 bar, DIFF= 2 bar. Tìm giá trị cắt của rơ le, nhận xét? Hãy chỉnh rơ le để bảo vệ chống đông đá khi dùng môi chất R-22?

+LPS manual reset (low pressure switch): Đây là rơ le dùng để bảo vệ (cắt máy nén) khi áp suất hút giảm dưới mức qui định. Thí dụ: LPS để bảo vệ hệ thống khì bị xì gas.

- Rơ le nầy chỉ có 1 núm chỉnh RANGE(= CUT OUT) và DIFF mặc định. Trong thí dụ bảo vệ ngừng máy nén khi bị xì gas, giá trị RANGE cài đặt ở 0,5 bar thì máy nén sẽ bị cắt khi áp suất hút giảm đến 0,5 bar và tránh được máy nén hút không khí vào hệ thống khi bị xì gas.

b- Rơ le áp suất cao (HPC, HPS):

+ HPC auto reset (high pressure control): đây là rơ le dùng để điều khiển. Thí dụ: điều khiển quạt dàn ngưng theo áp suất ngưng tụ, điều khiển giảm tải máy nén khi nhiệt độ ngưng tụ cao …

-Rơ le nầy có 2 núm chỉnh: RANGE(=CUT OUT) và DIFF. Rơ le sẽ đóng (thay đổi trạng thái) khi áp suất cao tăng đến CUT OUT, rơ le sẽ cắt khi áp suất giảm đến

(CUT OUT- DIFF) = CUT IN.

-Thí dụ: dùng HPC để điều khiển quạt dàn ngưng: chỉnh RANGE = 18 bar, DIFF= 2 barà khi Pc tăng đến 18 bar thi HPC đóng(thay đổi trạng thái) thêm quạt, khi Pc giảm đến 18-2 = 16 bar thì HPC cắt bớt quạt : như vậy Pc

+ HPS manual reset (high pressure switch): đây là rơ le dùng để bảo vệ áp suất cao hơn qui định. Thí dụ: bảo vệ áp suất đẩy của máy nén.

-Rơ le nầy có 1 núm chỉnh: RANGE(=CUT OUT), còn DIFF mặc định. Như vậy, rơ le sẽ cắt (thay đổi trạng thái) khi áp suất = RANGE. Chúng ta chỉ RESET được khi áp suất giảm đến (CUT OUT – DIFF)= CUT IN.

- Thí dụ: dùng HPS bảo vệ áp suất đẩy của máy nén: chỉnh RANGE= 19 barà rơ le sẽ cắt máy nén khi áp suất đẩy tăng đến 19 bar. Khi máy nén dừng thì áp suất đẩy giảm xuống nhưng rơ le không tự đóng lại. Chúng ta chỉ RESET được khi áp đẩy giảm xuống

c- Rơ le áp suất dầu (OPS, oil pressure switch): đây là rơ le bảo vệ chênh lệch áp suất. Rơ le nầy thường được dùng để bảo vệ áp suất dầu trong máy piston (có bơm dầu), dùng bảo vệ nghẹt lọc dầu trong máy trục vis, dùng bảo vệ bơm lỏng trong hệ thống dùng bơm dịch cho bộ bốc hơi…

*

*

Hình 1: rơ le áp suất dầu.

+ Cấu tạo: Nhìn hình 1ta thấy rơ le có 2 tiếp điểm:

- Tiếp điểm chênh lệch áp suất (T1-T2) để so sánh 2 áp suất dầu và các-te.

- Tiếp điểm của rơ le thời gian (L-M).

+ Lắp dây:

-Nguồn cấp điện (T2-230) được đấu // với cuộn dây contactor máy nén (máy nén chạy thì mới cấp điện).

- Tiếp điểm bảo vệ (L-M) được đấu vào chuổi điều kiện chạy máy.

+ Hoạt động: Dùng OPS bảo vệ máy nén (có bơm dầu).

- Khi máy nén làm việc thi điện được cấp (T2-230), heater (e) có điện và nung thanh lưởng kim, nếu sau 90-120 S mà tiếp điểm T1-T2 không mở (không đủ áp suất dầu) thì lưởng kim mở tiếp điểm L-M để cắt máy. Nếu áp suất dầu đủ thì tiếp điểm T1-T2 mở, do đó, tiếp điểm thời gian vẩn đóng cho phép chạy máy. Điều kiện qui định về áp suất dầu: Poil > P các te + 1,5 bar (giá trị chỉnh rơ le áp suất dầu là 1,5 bar).

Mỗi thành phần đều có vai trò khác nhau đóng góp nên một hệ thống tốt nhất, trong máy nén khí, thành phần rơle áp suất khí nén chính là một mắt xích để máy nén khí hoạt động tốt nhất.

Xem thêm: Thường Xuyên Bị Đau Bụng Bên Trái Và Những Lưu Ý Cần Biết, Đau Bụng Bên Trái Dưới Xương Sườn Là Bệnh Gì

Tuy nhiên, trong quá trình hoạt động có những khi sự cố xảy ra, nhưng bạn chưa biết cách chỉnh rơ le áp suất máy nén khí để nó hoạt động tốt hơn. Ngay sau đây, Lucky xin hướng dẫn bạn cách điều chỉnh rơ le máy nén khí ngay tại nhà chỉ với 3 bước cơ bản.

*
cách chỉnh rơ le máy bơm hơi chuẩn xác

Rơle áp suất khí nén là gì? Nguyên lý hoạt động?

Như đã biết rơle áp suất khí nén cũng được gọi là công tắc áp suất máy nén khí, là một thiết bị tự động có khả năng tự ngắt hoạt động nén khí của máy nén khí khi lượng khí đạt tới áp suất cho phép.

Nói một cách khác đơn giản hơn là khi máy nén khí hoạt động đến mức đầy bình chứa khí thì lúc này relay áp suất máy nén khí sẽ tự động tắt để dừng hoạt động nén khí lại. Ngược lại thì khi bình khí nén xuống thấp, áp suất thấp cũng chính là hết khí thì rơle sẽ tự động mở lại để máy nén khí làm việc.

*
Chỉnh rơ le áp suất máy nén khí đơn giản

Công dụng của rơle áp suất khí nén

Đó cũng chính là công dụng và ưu điểm đặc biệt nhất mà người ta sáng tạo ra rơle ứng dụng vào thực tế.

Việc cách chỉnh rơ le áp suất máy nén khí còn mang đến:

Sự an toàn hơn cho người sử dụng
Giúp bạn dễ dàng hơn trong quá trình làm việc.Máy nén khí có thể hoạt động ổn định
Tránh những thiệt hại và hư hỏng khi gặp sự cố
Điều chỉnh áp suất máy nén khí

Cấu tạo rơ le máy nén khí và cách chỉnh rơ le áp suất máy nén khí khi gặp trục trặc

Trong máy nén khí, bên cạnh bình chứa khí nén, mô tơ, bộ phận lọc gió,… thì rơle áp suất khí nén được thiết kế ở phần cuối của khí nén. 

Trên thị trường có 2 loại rơle chính là rơle trực tiếp 4 cổng và rơle gián tiếp 1 cổng hay còn gọi là rơle cơ và rơle tự động. Mỗi loại lại có những ưu nhược điểm khác nhau.

Với rơle trực tiếp 4 cổng thì thường được sử dụng cho những bình tích hay những nhu cầu lớn hơn 8kg. Đặc biệt rơ le này có kết hợp với đồng hồ đo áp nên bạn dễ dàng quan sát áp suất khí nén trong bình hơn, đảm bảo an toàn hơn.Và ngược lại rơle gián tiếp 1 cổng thường được sử dụng cho nhu cầu áp suất nhỏ hơn 8kg.

Trong hầu hết các sản phẩm máy nén khí hiện nay thường sử dụng rơle trực tiếp 4 cổng để phù hợp cho nhu cầu nén áp lực từ 8kg trở nên.

*
cách chỉnh relay áp suất

Một bộ rơle áp suất khí nén được lắp đặt trong máy nén khí gồm:

Thân rơle: có công tắc on/off4 cổng: gồm đồng hồ đo áp, van an toàn, đầu khí vào và đầu khí ra.

Tùy vào cách lắp đặt của từng máy mà có thể thay thế vị trí của van an toàn và đầu ra khí nén theo số lượng nhu cầu sử dụng khí nén của bạn.

*
điều chỉnh áp suất máy nén khí

Đặc biệt bên trong thân rơle được thiết kế có một bộ phận là ốc hiệu chỉnh dùng để hiệu chỉnh tăng giảm áp suất của rơ le. 

Cách cách chỉnh rơ le áp suất máy nén khí chuẩn

Bởi vì mỗi máy nén khí có áp lực cho phép khác nhau nên khi sử dụng cần có cách điều chỉnh rơle máy nén khí phù hợp.

Với máy nén khí chạy điện 3 pha sẽ sử dụng rơ le máy nén khí 3 pha lại thường có áp lực cho phép là 12 kg.Cách sửa rơ le máy nén khí uy tín

Vậy cách hiệu chỉnh relay áp suất của máy nén khí như thế nào?

Đầu tiên bạn phải hiểu relay áp suất là gì? Nó có cấu tạo như thế nào? Nguyên lý hoạt động ra sao? Từ đó tiến đến cách chỉnh rơ le máy nén khí đơn giản và chính xác nhất.

Với định nghĩa, cấu tạo và nguyên lý hoạt động thì ở phần trên chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu. Đến phần này chúng ta sẽ tìm hiểu chi tiết hơn về cách điều chỉnh rơle áp suất.

Với công tắc on/off

Công tắc này hay còn gọi là van cơ trực tiếp, nó được người dùng trực tiếp tắt mở khi cần thiết. Thông thường khi ấn công tắc này xuống tức là bạn đang mở máy nén khí hoạt động, ngược lại khi ấn đẩy công tắc này lên thì máy sẽ tắt đi.

Cách hiệu chỉnh relay áp suất của máy nén khí này rất ít dùng, nó mang tính di động chỉ trường hợp khi ta cần nén hoặc tắt khí không theo áp lực máy.

*
cách chỉnh rơ le áp suất máy nén khí

2. Hiệu chỉnh bằng ốc hiệu chỉnh

Cách hiệu chỉnh rơle áp suất này thường được sử dụng, nó mang tính cố định. Giống như lập trình một hệ thống thì bạn lập trình cho rơle của mình được hoạt động an toàn và tốt nhất.

Sau khi tháo mở lắp nhựa của rơle ra, bạn sẽ thấy ốc hiệu chỉnh hay còn gọi là ốc điều áp bên cạnh có 2 chiều mũi tên hướng dẫn hiệu chỉnh. Với 2 mũi tên ấy, khi bạn xoay theo chiều kim đồng hồ tức là bạn đang tăng áp suất cho rơle và ngược lại là giảm áp suất rơle.

Bạn có thể tham khảo video hướng dẫn cách hiệu chỉnh relay áp suất của máy nén khí chi tiết.

Lưu ý: Cách điều chỉnh rơle áp suất này mang tính cố định nên bạn hãy xem xét đến mức áp suất phù hợp cho máy nén khí, tránh trường hợp điều chỉnh quá cao áp suất hoặc quá thấp.

Trên đây là những thông tin về rơle áp suất khí nén và cách hiệu chỉnh relay áp suất của máy nén khí mà Điện máy Lucky tổng hợp. Bạn có thể tham khảo hoặc liên hệ trực tiếp với Điện máy Lucky để được nhân viên chúng tôi hỗ trợ tư vấn chi tiết, giải đáp thắc mắc cho bạn.

Trong trường hợp bạn gặp khó khăn trong việc hiệu chỉnh rơle hoặc có nhu cầu thay thế rơle, chế thêm rơle cho máy nén khí của mình cũng đừng ngần ngại mà hãy liên hệ ngay với chúng tôi nhé!

Sản phẩm liên quan: Máy nén khí mini không dầu, máy bơm hơi, máy rửa xe

Sản phẩm bán chạy: máy nén khí giá rẻ, máy nén khí piston, máy nén khí mini, máy nén khí mini 220v, đầu máy nén khí, máy nén khí công nghiệp,

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

x

Welcome Back!

Login to your account below

Retrieve your password

Please enter your username or email address to reset your password.