Lời bài hát gà chung một mẹ chớ hoài đá nhau, anh em như bát nước đầy

Chắc các bạn đã từng nghe tới mấy câu ca dao rất quen thuộc trong dân gian:“Nhiều điều phủ lấy giá gương/ Người trong một nước thì thương nhau cùng” Và “Khôn ngoan đối đáp người ngoài/Gà cùng một mẹ chớ hoài đá nhau…”

*

Ảnh: TL

Cả hai câu đều toát lên một ý: Người sống chung trong một cộng đồng (cùng quê hương, cùng một dân tộc) và nhất là cùng chung nguồn gốc gia đình (là anh em một nhà) thì phải biết thương yêu, đùm bọc lẫn nhau. Đừng vì lợi ích nhỏ nhoi hay từ sự bất hoà nhất thời mà có những hành vi, cử chỉ làm tổn hại đến thanh danh và lợi ích của nhau.

Bạn đang xem: Gà chung một mẹ chớ hoài đá nhau

Về câu ca dao thứ hai “Khôn ngoan đối đáp người ngoài/ Gà cùng một mẹ chớ hoài đá nhau” đã có một xuất xứ câu chuyện từ xa xưa.

Theo Ôn Như Nguyễn Văn Ngọc (trong Truyện cổ nước Nam, NXB Khoa học Xã hội, 1990, trong truyện Gà ông Đồ và gà ông Nghè) thì ngày xưa, ở nhà nọ, có nuôi được một con gà mái đẻ. Con mái này đi theo một con gà trống vốn dòng gà chọi, sau sinh ra được hai chú gà trống con.

Vốn giống nhà chọi, hai con gà trống này lớn lên rất hay đánh nhau. Có những trận hai chú chọi nhau chí tử, suýt chết. Thấy không chung sống được, hai chú gà con bèn đến gà cha thưa chuyện. Gà cha bèn nói:

Khôn ngoan chọi với người ngoàiCác con cùng mẹ chớ hoài đá nhau...

Nói rồi, ông không cho hai con gà này sống chung. Ông bắt một con sang ở nhà ông Đồ (Ông Đồ: thầy dạy học chữ Nho), còn con kia thì cho sang nhà ông Nghè (Nghè: học vị tiến sĩ thời xưa).

Hai chú gà tiếp tục lớn lên. Nhân một buổi cả nhà ông Đồ và ông Nghè cùng gặp mặt, chúng dạo quanh ba vòng, thử sức và xông vào chọi nhau liên tục trong hai ngày.

Kết cục là gà nhà ông Đồ bị gãy chân, còn gà nhà ông Nghè bị giập cánh. Gãy chân không thể đi đâu được, còn giập cánh thì cũng chịu, chẳng làm nên trò trống gì. Hai chàng gà “phế binh” này chỉ có cách đem làm món thịt quay. Thật đúng là cảnh “nồi da xáo thịt” giữa anh em nhà gà. Ông Đồ và ông Nghè trông cảnh ấy thật phiền lòng, chúng vốn dĩ là anh em ruột thịt mà giờ đây lâm vào cảnh “huynh đệ tương tàn”.

Trong cuộc sống gia đình hay cộng đồng nào đó (gia tộc, làng xã…) bây giờ cũng hay có những chuyện oái oăm như thế. Câu ca dao bắt nguồn từ tích mấy chú gà nhưng nó có vai trò chuyển tải một thông điệp hết sức sâu sắc, đầy tính nhân văn.

Nó nhắc nhở chúng ta trong cuộc sống, phải có tình anh em bằng hữu, phải biết thương yêu, che chở cho nhau để vượt lên những thử thách trong cuộc sống. Chớ bắt chước những chú gà tội nghiệp. Cùng chung mẹ chung cha mà tự nhiên trở thành kẻ thù của nhau mới buồn chứ.

Ca dao “Khôn ngoan đối đáp người ngoài/Gà cùng một mẹ chớ hoài đá nhau”

Phạm Kim Thoa 22 Tháng Hai, 2019 Ca dao tục ngữ thành ngữ 14929 Views


“Khôn ngoan đối đáp người ngoài

Gà cùng một mẹ chớ hoài đá nhau”

Mối quan hệ giữa các thành viên trong một gia đình luôn được xem là gắn kết và bền chặt. Đã là người cùng một nhà thì nên yêu thương và giúp đỡ lẫn nhau. Có hạnh phúc cùng chia sẻ, có khó khăn cũng đừng ngần ngại gánh vác. Người cùng huyết thống không yêu thương nhau mà còn đấu đá, ganh ghét lẫn nhau chỉ khiến người khác thêm chê cười. Không những vậy, điều đó còn khiến chúng ta mãi sẽ không nhận ra ý nghĩa của gia đình trong suốt cuộc đời.


Contents


Người một nhà thì như thế nào?

Mượn hình ảnh ca dao để khuyên dạy về những cái hay cái đẹp ở trên đời. Nếu thật sự khôn ngoan, hãy dành sự khôn ngoan đó đối đáp với người ngoài. Hình ảnh những con gà cùng chung một mẹ bất hòa, đá nhau làm người ta phải suy ngẫm. Chúng tuy là những con vật nhỏ nhưng nói thế nào cũng là cùng một mẹ sinh ra, đấu đá nhau như thế vẫn không tốt.

Xem thêm: Phiên Âm Bảng Chữ Cái Tiếng Nhật Abc, Cách Đọc Bảng Chữ Cái Tiếng Nhật Từ A Đến Z


“Khôn ngoan đối đáp người ngoài/Gà cùng một mẹ chớ hoài đá nhau”


Sâu xa hơn là giảng giải đạo lý giữa người với người ở trên đời. Anh em một nhà thương yêu, giúp đỡ nhau còn không kịp chứ hãm hại và ghét bỏ nhau để làm gì. Người xưa vẫn nói “Một giọt máu đào hơn ao nước lã”, người trong nhà nên yêu thương và đoàn kết. Anh chị em do một mẹ sinh ra đều mang một sợi dây liên kết gọi là “huyết thống”. Việc chăm sóc và chở che nhau là trách nhiệm của mỗi thành viên.

Gia đình chỉ thật sự hạnh phúc khi các thành viên thấu hiểu và chia sẻ với nhau. Chúng ta lấy yêu thương là cốt yếu và mang yêu thương ấy lan tỏa. Sự thuận hòa trong gia đình không chỉ khiến cha mẹ thấy an lòng, các thành viên vui vẻ mà còn làm cho người xung quanh khen ngợi và ngưỡng mộ.

Cuộc sống biến hóa khôn lường

Sống trên đời có ai là hoàn hảo và mỗi người đều có lúc thăng lúc trầm. Tựa như “Sông có khúc, người có lúc”, chúng ta không thể ngờ được mình sẽ gặp phải chuyện gì. Những lúc hạnh phúc thì không nói, nhưng lúc khó khăn mà không ai giúp đỡ thì mới thật đáng buồn làm sao. Nhìn người ta có anh chị em để đỡ đần còn bản thân thì chịu đựng một mình khiến lòng không khỏi đau xót.

Điều may mắn nhất là cả nhà thương nhau, có phúc cùng hưởng còn có họa cùng gánh chịu. Không phải gia đình nào cũng được hạnh phúc như thế. Thuở đời nay, con người ta có thể vì tiền tài, danh vọng, lợi ích mà quên đi tình nghĩa. Ngay cả cha mẹ họ còn không xem trọng thì anh chị em có nghĩa lý gì. Đối với người ngoài thì cư xử tử tế, còn ngược lại đi đấu đá, hãm hại người thân thì có gọi là khôn ngoan? Ông bà xưa chẳng phải đã dạy thế này hay sao:

“Khôn ngoan đối đáp người ngoài

Gà cùng một mẹ chớ hoài đá nhau”

Nếu thật sự là người khôn ngoan, hãy dành sự khôn ngoan đó cho những kẻ đã hại gia đình mình, đẩy người thân của mình vào hoàn cảnh khó khăn. Đừng lấy cái khôn ngoan ra để so đo, tính toán với người thân. Biết bao nhiêu gia đình ly tán, tan vỡ vì những chuyện như vậy. Sống trên đời, chúng ta đừng quá xem trọng vật chất. Thật ra, vật chất rất dễ dàng mất đi và chỉ có tình nghĩa mới là thứ tồn tại vĩnh viễn.

“Gà cùng một mẹ chớ hoài đá nhau”

Tôi đã nhìn thấy rất nhiều gia đình tan vỡ chỉ vì những lý do tranh chấp rất nhỏ nhặt và không đáng. Đa phần, chúng đều xuất phát từ việc giành tài sản, đất đai hay thậm chí là…chồng vợ của nhau. Thật đáng buồn cho xã hội hiện đại lại tồn tại những câu chuyện như thế.


“Khôn ngoan đối đáp người ngoài/Gà cùng một mẹ chớ hoài đá nhau”


Chúng ta không thương yêu nhau mà còn đấu đá chỉ khiến cha mẹ thêm đau lòng mà thôi. Có người già nào mà chịu nổi cảnh “nồi da xáo thịt” của con cái. Cha mẹ đau khổ, anh em ly tán, hàng xóm chê cười,…Chúng ta có nhận được lợi lộc gì khi làm những chuyện đó đâu. Có duyên làm người một nhà cũng chẳng phải là chuyện dễ dàng gì, vậy nên hãy trân trọng điều đó. Đối xử tử tế với người thân của mình là đạo lý, là việc nên làm và cũng chính là tự tạo đường lui cho mình. Bởi lẽ giúp người thì chắc chắn sẽ được người giúp lại.

Một khi nội bộ gia đình mâu thuẫn và tranh chấp, đó là cơ hội để kẻ xấu trà trộn. Trên đời này, người thân có mối quan hệ máu mủ với mình còn có thể hại mình thì mình biết tin vào ai? Chính những bất hòa của chúng ta đã mở ra con đường cho những kẻ bên ngoài trục lợi. Sau bao nhiêu sóng gió, chúng ta vẫn phải cần có gia đình.

Gia đình là thứ tồn tại vĩnh viễn

Mặc dù, chúng ta chỉ có thể chắc chắn rằng cha mẹ luôn bao dung với con cái còn những người thân khác là phải xem lại. Thế nhưng, phần lớn anh chị em đều yêu thương và giúp đỡ nhau. Vậy mới giống một gia đình chứ.

Tôi nhìn hàng xóm suốt ngày chí chóe nhau vì tranh chấp tài sản thừa kế, anh em ly tán và cạch mặt nhau. Lắm lúc, tôi lại nhìn ngôi nhà đầy ắp tiếng cười của mình mà thầm cảm ơn. Vật chất thật sự có ma lực như thế sao? Nó khiến con người ta bị mờ mắt, quên đi vị trí của mình. Em đánh anh, chị nói xấu em, anh ghét bỏ em,…tất cả đều khiến người khác phải lắc đầu bất lực.

Tình cảm gia đình thiêng liêng nay chỉ vì những thứ phù du mà trở nên biến chất. Đến một ngày, khi chúng ta nằm xuống mới gặm nhấm được nỗi cô đơn đang lan tỏa trong tâm hồn. Đông anh em làm chi để giờ mỗi người mỗi ngả, đông đúc làm gì mà mình có bệnh chẳng ai hay…?

Lời kết

Hãy dành sự khôn ngoan và tính toán của mình cho những người ngoài cuộc_người có lòng toan tính với gia đình của chúng ta. Còn giữa anh em trong nhà, bạn nên lấy hòa thuận và yêu thương làm đầu. Đâu dễ gì có duyên cùng chung một mẹ, giúp đỡ nhau chính là đạo lý mà bạn cần phải noi theo.


Gõ Tiếng Việt > Ca dao tục ngữ thành ngữ > Ca dao “Khôn ngoan đối đáp người ngoài/Gà cùng một mẹ chớ hoài đá nhau”
*
ZIP 20 phần mềm tốt nhất cho nén file 2016, Dạy Học mat xa, dạy massage body, Mi Katun

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

x

Welcome Back!

Login to your account below

Retrieve your password

Please enter your username or email address to reset your password.