Giáo Dục Sớm Cho Trẻ Sơ Sinh Mà Mẹ Không Thể Bỏ Qua, Các Phương Pháp Giáo Dục Sớm Cho Trẻ 0

Giáo dục sớm cho trẻ sơ sinh ngay từ sớm kích thích sự phát triển của não bộ bé, tạo nền tảng cho phát triển trí tuệ, cảm xúc cho bé sau này.

Bạn đang xem: Giáo dục sớm cho trẻ sơ sinh


Phương pháp giáo dục sớm cho trẻ sơ sinh đang ngày được nhiều bậc cha mẹ quan tâm. Hiện nay có rất nhiều phương pháp được áp dụng với những hiệu ứng tích cực cho sự phát triển của bé.

Giáo dục sớm cho trẻ sơ sinh là gì?

Giáo dục sớm cho trẻ sơ sinh là phương pháp giáo dục cho bé từ khi còn là bào thai cho đến khi con 6 tuổi nhằm kích thích sự phát triển tối đa của não bộ trẻ, giúp bé phát huy những tố chất tốt đẹp, làm cơ sở cho sự phát triển về trí tuệ và cảm xúc của con sau này.

Độ tuổi phù hợp nhất để giáo dục sớm cho bé sơ sinh là từ 0 - 3 tháng và có thể áp dụng đến khi con 6 tuổi. Trọng tâm của giáo dục sớm cho con là làm phong phú thêm đời sống tinh thần của bé, xây dựng các môi trường trí tuệ, thẩm mỹ, môi trường vận động phù hợp nhất cho con.

Lợi ích của giáo dục sớm cho trẻ sơ sinh

Với phương pháp giáo dục sớm cho bé hướng đến sự phát triển về trí tuệ và cảm xúc, thể chất của con. Lợi ích thu được khi áp dụng các phương pháp giáo dục sớm cho trẻ sơ sinh đó là:

- Khuyến khích sự phát triển toàn diện của bé cả về cảm xúc, thể chất và tinh thần.

- Rèn luyện cho con tính nhẫn nại, khả năng làm việc nhóm, tính chủ động học hỏi.

- Con sẽ học được cách biết tôn trọng sự khác biệt, khả năng vượt khó.

- Được giáo dục từ sớm, bé được chuẩn bị vững chắc cho hành trình phát triển trong tương lai.



*

Cách giáo dục sớm cho trẻ sơ sinh từ 0 - 6 tháng

Có nhiều giai đoạn giáo dục sớm cho bé sơ sinh nhưng giai đoạn quan trọng nhất là từ 0 - 3 tháng và sau đó là từ 3 - 6 tháng. Các giai đoạn sau này có thể kế thừa từ các giai đoạn sớm được đề cập sau đây.

1. Cách giáo dục sớm cho trẻ sơ sinh từ 0 - 3 tháng tuổi

Giai đoạn từ 0 - 3 tháng tuổi bé bắt đầu định hình được các giác quan như nghe, nhìn, cảm nhận vì vậy đây được xem là giai đoạn vàng để giáo dục sớm cho bé.

- Thính giác:

Cho bé nghe nhạc có chọn lọc, nhạc mở không quá to, cho bé nghe 15 phút/ 1 lần và 1 ngày nghe 2 lần là được.

Bên cạnh cho bé nghe nhạc, bố mẹ thường xuyên trò chuyện với bé, nói cho bé về những thức xung quanh. Khi bé được hơn 1 tháng tuổi đã có thể bắt đầu hóng chuyện. Bố mẹ hãy tích cực trò chuyện với bé để kích thích bé. Bên cạnh đó, khi nói chuyện hay cho bé nghe nhạc, bố mẹ có thể lấy các vật dụng có liên quan chỉ cho bé, giúp bé tăng dần nhận thức.

- Thị giác:

Bé sơ sinh từ 0 - 3 tháng tuổi chưa thể nhìn xa được và cũng chỉ nhận biết được 2 màu trắng và đen. Luyện tập cho bé sớm thì mẹ hãy cho bé nhìn tranh caro đen trắng mỗi ngày chỉ 3 phút, tạo khả năng tập trung cho bé.

Mẹ nên dán bảng chữ cái gần giường của bé với những chữ cái được in màu đỏ to và rõ ràng, bế bé đến gần bảng chữ cái mỗi ngày 1 lần, mỗi lần 2 - 3 giây là đã có thể kích thích được thị giác của con.

Ngoài ra, mẹ cũng nên treo các tranh ảnh phong cảnh xung quanh phòng của bé, những hình ảnh đó có thể kích thích sự sáng tạo của con trong những giai đoạn sau.

Kích thích thị giác cho bé (Ảnh minh họa)

- Xúc giác:

Khi cho bé bú (kể cả bú bình hay bú mẹ), mẹ hãy cố tình để đầu ti chạm vào những vị trí khác nhau như môi trên, cằm, má trái, má phải... để bé học cảm nhận được không gian, cảm nhận được vị trí trên - dưới - phải - trái.

- Vị gác:

Giai đoạn 0 - 3 tháng tuổi này mẹ có thể dùng 1 miếng khăn xô thấm ít nước nguội, nước lạnh, nước có vị ngọt, vị chua, vị mặn... lần lượt từng vị 1 cho bé nếm để kích thích vị giác của bé.

- Cầm nắm:

Mẹ cho bé cầm nắm các ngón tay của mẹ, bé từ khi mới lọt lòng được huấn luyện cầm nắm đồ vật sẽ rất thông minh và khôn lanh.

- Khứu giác:

Mẹ cho bé ngửi nhiều mùi khác nhau (ngửi lần lượt, không pha trộn mùi). Lâu dần bé sẽ ngoái đầu về phía có hương thâm. Bé ngửi nhiều mùi khác nhau thì khứu giác của bé sẽ kích thích và phát triển.

2. Cách giáo dục sớm cho bé sơ sinh từ 3 - 6 tháng

Giai đoạn từ 3 - 6 tháng này bé đã có thể nhìn xa được khoảng 3m, có thể cầm nắm đồ vật có ý thức. Kế thừa từ giai đoạn trước, lúc này các giác quan của bé đã phát triển mạnh mẽ hơn.

- Thị giác:

Mẹ có thể cho bé lại gần những bức tranh phong cảnh, tranh thiên nhiên, con vật... bé sẽ thích thú hơn với nhiều màu sắc khác nhau.

Khi mẹ bật đèn sáng, bé hướng ánh mắt về phía đèn thì chứng minh được thị giác của bé đã được kích thích thành công.

- Thính giác:

Từ giai đoạn trước bố mẹ thường xuyên nói chuyện với bé, cho bé nghe nhạc đã có thể kích thích được thính giác của bé. Sang giai đoạn này, bố mẹ vẫn tiếp tục nói chuyện với bé, ngôn từ từ tốn, diễn cảm và vui vẻ. Song song với đó, khi nói chuyện với bé hãy kết hợp biểu cảm khuôn mặt, tay chân đề thu hút bé, giúp bé chăm chú và chờ bé trả lời. Khi nghe thấy tiếng trả lời của bé hay sự chăm chú của bé, hãy phản hồi lại bé ngay lúc đó.

- Xúc giác:

Lúc này hãy xếp các đồ vật khác nhau xung quanh bé, đồ chơi cho bé, có thể cho bé nằm sấp trên bụng bố mẹ để bé nhanh ngóc đầu dậy. Bé sẽ cầm nắm các loại đồ chơi, có xu hướng với đồ chơi.

- Vị giác:

Kế thừa và tiếp tục thực hiện nhận biết về vị giác như giai đoạn trước.

Các phương pháp giáo dục sớm cho trẻ sơ sinh nổi tiếng nhất

Hiện nay, có 4 phương pháp giáo dục sơ sinh vô cùng nổi tiếng và được nhiều bố mẹ quan tâm.

1. Phương pháp Shichida

Phương pháp Shichida bắt nguồn từ Nhật Bản, ra đời năm 1960 được đặt tên theo tên người sáng lập ra - giáo sư Makoto Shichida (1929-2009).

Phương pháp này giáo dục cho bé giai đoạn từ 0 - 3 tuổi, giúp bé phát triển toàn bộ não, kích thích khả năng tiếp thu bằng cách kích hoạt cả 5 giác quan của bé là thị giác, thính giác, xúc giác, vị giác, khứu giác.

Phương pháp Shichida tập trung vào phát triển trí não, hướng dẫn sự phát triển cân bằng 2 bán cầu não, giáo dục tinh thần bé, giúp bé có ý thức đạo đức từ sớm. Những bài tập phù hợp với lứa tuổi của bé giúp bé có hoạt động thể chất lành mạnh. Ngoài ra, phương pháp này cũng đề cao giáo dục dinh dưỡng - phần quan trọng trong nền tảng phát triển của trẻ.

Phương pháp kích thích tất cả các giác quan của bé (Ảnh minh họa)

2. Phương pháp Montessori

Phương pháp Montessori được lấy tên của bác sĩ, nhà giáo dục Ý Maria Montessori (1870–1952).

Phương pháp giáo dục Montessori giúp trẻ phát triển cá nhân, chấp nhận sự duy nhất của mỗi trẻ, cho phép bé phát triển theo khả năng riêng của mình và thời gian riêng của mình.

Tôn trọng tính riêng biệt của trẻ là điểm đặc trưng của phương pháp này. Ngoài ra, sự phát triển sinh lý tự nhiên cũng được đề cập đến. Phương pháp này thích hợp cho các bé từ 2 - 6 tuổi. Giai đoạn sơ sinh chưa phù hợp.

3. Phương pháp Glenn Doman

Glenn Doman được sáng lập bởi giáo sư Glenn Doman. Phương pháp này sử dụng các flashcard và dot card như một trò chơi vừa giúp bé thư giãn vừa kích thích khả năng ghi nhớ, phân tích, tư duy logic và trí thông minh của bé.

Glenn Doman không dạy bé đọc, viết mà chỉ dạy bé nhận biết đồ vật nhằm kích thích trí thông minh trong não bộ của trẻ.

4. Phương pháp Stem

Stem là chương trình giáo dục hiện đại, có sự tích hợp của các lĩnh vực khoa học, công nghệ, kỹ thuật, toán học. Chương trình Stem đề cao tính thực tiễn, để bé tự khám phá, phát huy khả năng tư duy sáng tạo, tư duy logic qua các bài học.

Ngoài ra, phương pháp giáo dục này còn có thể giúp bé giải quyết tình huống thực tế, tạo ra những sản phẩm hữu ích, cải thiện kỹ năng mềm như tính kiên trì, tinh thần làm việc nhóm của trẻ. Phương pháp này cũng chỉ thích hợp với bé từ 2 - 6 tuổi. Các bé sơ sinh chưa phù hợp.

Ngoài việc cung cấp chế độ dinh dưỡng đầy đủ, sinh hoạt khoa học, môi trường lành mạnh thì phương pháp giáo dục sớm cho trẻ sơ sinh cũng đang được rất nhiều cha mẹ quan tâm. Phương pháp giáo dục hiện đại, hiệu quả được cha mẹ áp dụng từ khi trẻ mới sinh ra sẽ giúp con kích thích sự phát triển của não bộ, tạo nền tảng phát triển trí tuệ, cảm xúc sau này.


Đặc điểm phát triển của trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi

Để áp dụng đúng các phương pháp giáo dục sớm cho trẻ sơ sinh thì trước hết các bậc phụ huynh cần nắm được định nghĩa đặc điểm phát triển của sơ sinh 1 tháng tuổi. Dưới đây là một số cột mốc ở trẻ sơ sinh mà cha mẹ không thể bỏ qua.

*

Về tăng trưởng: Ban đầu cân nặng của trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi có thể giảm hơn so với lúc mới sinh tầm 10% do một số chất lỏng thừa trên cơ thể bị mất đi. Tuy nhiên sau đó bé sẽ tăng lại từ 140 – 250g trong mỗi tuần tiếp theo. Vì thế, bé cần bú thường xuyên để cung cấp năng lượng cho bé tăng trưởng mỗi ngày.

Về thể chất vận động: Căn cứ vào thể chất của bé để áp dụng giáo dục sớm cho trẻ sơ sinh. Theo đó, với em bé 1 tháng tuổi thì bé đã biết điều khiển đôi tay bằng cách giật, quơ tay và đưa tay vào miệng mình. Khi ba mẹ cho trẻ nằm sấp thì trẻ quay đầu hai bên, nắm chặt tay, cười nhoẻn miệng. Đó là dấu mốc đầu đời của con yêu mà bất kỳ cha mẹ nào cũng không thể bỏ qua.

Về sự phát triển của xúc giác và khứu giác: Với sự phát triển của hai giác quan này ở trẻ 1 tháng tuổi thì cha mẹ nên chú ý đến việc cho bé cảm nhận vị chua, đắng cũng như biết bé nhận biết được mùi. Đặc biệt là mùi của mẹ bé có thể nhận ra rất chính xác.

Xem thêm: Kết Quả Giao Hữu Clb Hôm Nay

Thị giác và thính giác:Để kiểm tra mắt của bé thì cho bé nhìn 1 vật tập trung khoảng cách 25 – 30cm và có thể theo dõi 1 vật chuyển động. Bé rất dễ nhận ra giọng nói quen thuộc của người mẹ. Nhất là với những bé đã được thai giáo thì việc biết giọng mẹ là chuyện dễ hiểu.

Về giấc ngủ: trẻ sơ sinh thường ngủ rất nhiều trong ngày. Bé ngủ trung bình từ 14 – 17 giờ mỗi ngày. Khi bé thức bé cần được mẹ cho bú hoặc ăn sữa công thức để cung cấp thêm năng lượng. Bé lớn lên trong giấc ngủ ở tháng đầu tiên này.

*

Về chế độ ăn: Trẻ sơ sinh mới chỉ tiêu hóa được sữa công thức và sữa mẹ. Người lớn không nên cho bất kỳ thức ăn nào khác, kể cả nước lọc vì có thể khiến cho bé bị ngộ độc.

Về chế độ chăm sóc: Cha mẹ nên chú ý giữ vệ sinh khi cho con bú, chăm sóc, thay tã cho con. Đặc biệt, mẹ chỉ cho bé bú khi bé đói trung bình bú sữa công thức 6 lần/ngày, sữa mẹ tầm 12 lần/ngày. Bé được ngủ theo nhu cầu, tuyệt đối không ép bé ngủ hay bắt bé thức. Cha mẹ nên tương tác thường xuyên với con để tăng tình cảm và kích thích khả năng ngôn ngữ.

Về vệ sinh: Trẻ sơ sinh từ khi chào đời đến 1 tháng tuổi vẫn còn rất non nớt. Bé có thể bị tác động từ bên ngoài từ khí hậu, nhiệt độ, thời tiết cho đến tiếng ồn. Bởi vậy, cha mẹ cần đảm bảo vệ sinh tối đa cho trẻ ở giai đoạn này bằng cách tuyệt đối không hôn, ôm vào miệng bé tránh bệnh truyền nhiễm nguy hiểm. Đồng thời bố mẹ luôn rửa tay sát khuẩn trước khi ôm bé hay cho bé ăn.

Dựa vào những đặc điểm phát triển của trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi để áp dụng cách giáo dục sớm cho trẻ sơ sinh đúng cách và hiệu quả.

Có nên giáo dục sớm cho trẻ sơ sinh hay không?

Trước khi trả lời cho câu hỏi có nên giáo dục sớm cho trẻ sơ sinh không thì các bậc phụ huynh cần phải trả lời cho vấn đề, giáo dục sớm cho trẻ sơ sinh là gì.

*

Đây được gọi là phương pháp giáo dục dành cho trẻ từ khi còn là thai nhi trong bụng mẹ cho đến khi trước 6 tuổi. Từ 0 – 6 tuổi được xem là giai đoạn vàng để phát triển tối đa trí tuệ, thể chất, tinh thần và cảm xúc của một đứa trẻ. Nếu cha mẹ đầu tư cho con ở giai đoạn này tốt thì chắc chắn trong tương lai trẻ sẽ có nhiều cơ hội phát triển vượt trội.

Giáo dục sớm cho trẻ mang đến nhiều lợi ích bất ngờ ảnh hưởng quan trọng đến tương lai của con yêu. Vì thế, cha mẹ không nên bỏ qua. Dưới đây là một số lợi ích tuyệt vời mà giáo dục sớm mang đến cho trẻ như:

Kích thích phát triển trí tuệ, cảm xúc cho con

Giáo dục sớm cho trẻ sơ sinh giúp kích thích trí tuệ, cảm xúc, thể chất và tinh thần của trẻ được phát triển toàn diện. Bởi vì ở giai đoạn này, trẻ mới bắt đầu học về mọi thứ, giáo dục sớm là cách dạy bé những kiến thức thú vị, hình thành thói quen tốt cho con ngay đầu đời. Bỏ qua giai đoạn này, trẻ sẽ mãi mãi không thể có khả năng học hỏi tốt như vậy.

Hình thành cho con tính kiên nhẫn, hợp tác từ nhỏ

Khi giáo dục cho trẻ những điều này, trẻ sẽ có ý thức, dần dần lớn lên con sẽ có thói quen tốt. Đó chính là nền tảng được xây dựng từ việc giáo dục sớm cho trẻ sơ sinh càng sớm càng tốt.

Tạo tiền đề để con phát triển trong tương lai

Giáo dục sớm giúp con học hỏi được nhiều bài học, tính kiên nhẫn, vượt khó, chịu gian khổ. Giáo dục sớm cho trẻ sơ sinh bao gồm rất nhiều bài học hay, giúp con học được những bài học bổ ích nên sẽ giúp con có được tính cách tốt trong tương lai.

*

Đứa trẻ giáo dục càng sớm càng có khả năng hấp thu tốt. Nếu cha mẹ giáo dục sớm cho trẻ sơ sinh thì sau này con sẽ có thêm nhiều kỹ năng tốt, giúp bé thành đạt hơn, giàu có và thông minh hơn.

Củng cố kiến thức nuôi dạy con cho ba mẹ

Với những ông bố bà mẹ lần đầu sinh con thì là điều vô cùng bỡ ngỡ. Để giáo dục sớm cho trẻ sơ sinh, ba mẹ cần đầu tư thời gian để tìm hiểu, tham khảo và lựa chọn phương pháp phù hợp với con mình. Từ đó, kiến thức về nuôi dạy con hiện đại, khoa học được củng cố tốt hơn.

Giúp bé tăng cân, ngủ ngon hơn

Nếu giáo dục sớm cho bé thì khả năng tiêu hóa của bé sẽ tốt hơn, khả năng hấp thụ dinh dưỡng cao giúp bé tăng cân đều đặn hơn những bạn khác cùng tuổi.

Nếu ba mẹ giáo dục sớm cho trẻ sơ sinh thì bé sẽ phân biệt được ngày đêm từ khi trong bụng mẹ. Từ đó, bé ngủ ngon hơn, không bị giật mình và thức ban đêm. Đồng thời bé ngủ được nhiều hơn.

*

Gắn kết tình cảm với con

Nếu thai giáo cho con từ trước khi con sinh ra thì bé rất dễ nhận ra giọng nói của mẹ, cử chỉ và cơ thể mẹ nên bế sẽ rất ngoan, ăn ngủ nề nếp và nghe lời cha mẹ. Vì thế quá trình nuôi dạy sẽ đơn giản hơn.

Ba mẹ có thể dạy gì cho trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi?

Để giáo dục sớm cho trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi thì ba mẹ cần tìm các phương pháp phù hợp. Bởi vì một giai đoạn trẻ phát triển khác nhau, các giác quan và nhận thức khác nhau. Dưới đây là một số cách mà các ba mẹ có thể áp dụng giáo dục sớm cho trẻ 1 tháng.

*

Dạy trẻ 1 tháng tuổi nghe nhạc: Đây là cách vô cùng đơn giản bằng cách cha mẹ và trẻ cùng nghe một bản nhạc mỗi ngày vào sáng sớm hoặc buổi tối khi cả nhà rảnh rỗi. Đây là cách kích thích thính giác, giúp bé cảm thụ âm nhạc tốt hơn.

Bé 1 tháng tuổi có thể học về màu sắc: Cha mẹ nên mua cho con yêu những tấm biển màu đen trắng để kích thích nhận diện màu sắc cho bé. Đây là cách thị giác phát triển tối đa cho trẻ sơ sinh.

Kích thích vị giác cho con: Ba mẹ áp dụng giáo dục sớm cho trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi bằng cách cho con nếm các vị mặn, ngọt, chua bằng cách thấm vào khăn cho con nếm.

Giúp con phát triển xúc giác: Tiếp theo cho con tiếp xúc với ti mẹ hoặc ti bình vào các bộ phận của con để con cảm nhận xúc giác tốt hơn.

Phát triển khứu giác cho bé sơ sinh: Cuối cùng, cho con ngửi nhiều mùi để kích thích khứu giác phát triển tối đa.

Tập khả năng cầm nắm cho con: Ba mẹ cho con cầm ngón tay của mẹ. Đây là phản xạ tự nhiên và là cách giáo dục sớm cho trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi đơn giản nhất.

Nguyên tắc dạy trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi mẹ nên biết

Để áp dụng phương pháp giáo dục sớm cho trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi, cha mẹ cần áp dụng nguyên tắc dạy trẻ 1 tháng tuổi cần biết. Dưới đây là nguyên tắc mà ba mẹ cần biết:

*

Cho trẻ ăn khi trẻ đói: Đây là nguyên tắc đầu tiên và quan trọng. Trẻ sơ sinh 1 tháng cần ăn liên tục nên mẹ cần chú ý không để trẻ quá đói hoặc quá no. Trẻ ngủ sau đó thức ăn xong chơi và lại ngủ liên tục.

Cho trẻ ngủ theo nhu cầu: Trẻ 1 tháng tuổi không ngủ khi bị ép nên chỉ khi nào bé muốn ngủ, mẹ mới cho bé ngủ. Bé ngủ càng nhiều càng tốt.

Không cho bé ăn thức ăn gì ngoài sữa: Sữa là thức ăn tốt nhất dành cho bé 1 tháng tuổi.

Thay đổi cách dạy linh hoạt: Ba mẹ hãy luôn luôn thay đổi các phương pháp phù hợp để bé không bị nhàm chán.

Tăng cường tương tác, trò chuyện với trẻ càng nhiều càng tốt: Đây là phương pháp giáo dục sớm cho trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi cơ bản nhất.

Các phương pháp giáo dục sớm cho trẻ sơ sinh

Để áp dụng phương pháp giáo dục sớm cho trẻ sơ sinh từ 0 – 6 tuổi hiệu quả, ba mẹ có thể tham khảo một số phương pháp cơ bản dưới đây:

Phương pháp shichida của Nhật Bản

Cha mẹ có thể áp dụng giáo dục sớm cho trẻ 1 tháng bằng phương pháp Shichida. Đây là phương pháp xuất xứ từ Nhật Bản giúp phát triển tối đa trí tuệ lần 5 giác quan của bé ở giai đoạn đầu đời. Nếu áp dụng đúng cách sẽ giúp bé phát triển tối đa khả năng, trí não và hình thành nhân cách tốt.

*

Phương pháp này ưu tiên phát triển 2 bán cầu não của bé giúp bé học tập tốt hơn. Đồng thời dinh dưỡng cân bằng, thể chất khỏe mạnh và ý thức, đạo đức tốt giúp bé có nhiều kỹ năng tốt trong tương lai.

Phương pháp Montessori của Italy

Phương pháp giáo dục sớm cho trẻ sơ sinh từ Ý giúp bé phát triển cá nhân độc lập theo cách của riêng bé để tạo môi trường tự lập, sáng tạo của mỗi cá nhân. Phương pháp này không dành cho trẻ sơ sinh mà nên áp dụng từ 2 tuổi trở lên sẽ hiệu quả hơn.

Phương pháp giáo dục sớm Glenn Doman

Với phương pháp này không giúp bé đọc viết sớm mà giúp bé phát triển trí tuệ bằng việc tráo thẻ. Đây là cách giáo dục trẻ sơ sinh hiệu quả giúp bé nhớ tốt hơn, có khả năng phân tích tư duy nhanh.

Đây cũng là phương pháp giáo dục sớm mà cisnet.edu.vn Junior áp dụng để dạy tiếng Anh cho trẻ mới bắt đầu (0-10 tuổi).

Gợi ý 5 hoạt động mẹ có thể làm để dạy trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi

Để áp dụng giáo dục sớm cho trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi các cha mẹ có thể áp dụng 5 hoạt động đơn giản dưới đây:

Thính giác: Cho con nghe các loại nhạc khác nhau với âm lượng vừa đủ bao gồm: Nhạc thiếu nhi, nhạc nhẹ nhàng, nhạc không lời, nhạc giao hưởng, nhạc hòa tấu.

Vị giác: Dùng khăn sữa thấm các vị để con được nếm và cảm nhận để con biết cách phân biệt.

Xúc giác: Cho con tiếp xúc với cơ thể mẹ, những đồ vật hằng ngày để con cảm nhận bằng xúc giác trên cơ thể.

Khứu giác: Cho con ngửi các loại mùi thơm, mùi hoa quả, mùi hoa…để con có cảm nhận về các mùi để phân biệt. Bởi vì trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi rất nhạy cảm nên bé hoàn toàn có thể nhận ra khi biết được mùi quen thuộc. Đặc biệt là mùi sữa mẹ.

Cầm nắm: Cho bé cầm nắm đồ vật, đồ chơi an toàn như lục lạc, …để bé cảm nhận về đồ vật xung quanh.

Với những hoạt động đơn giản trên đây, cha mẹ hoàn toàn có thể áp dụng phương pháp giáo dục sớm cho trẻ sơ sinh. Chỉ cần áp dụng đúng cách và đúng phương pháp, chắc chắn sẽ mang đến nhiều điều thú vị cho bé.

*

Như vậy, giáo dục sớm cho trẻ sơ sinh có thể mang đến nhiều lợi ích, kích thích trí não, thể chất, cảm xúc và hình thành nhân cách cho bé. Cha mẹ nên tìm hiểu tài liệu về giáo dục sớm để áp dụng hiệu quả và đúng các phương pháp cho bé. Đặc biệt, cha mẹ nên chú ý ở giai đoạn từ 0 – 1 tháng tuổi để bé làm quen với giáo dục sớm, tạo tiền đề cho giai đoạn về sau.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

x

Welcome Back!

Login to your account below

Retrieve your password

Please enter your username or email address to reset your password.