Hỏi đáp bác sĩ: có nên lấy gỉ mũi cho trẻ sơ sinh ? 5 điều mẹ cần biết

Khi thấy bé có gỉ mũi mẹ thường muốn cố gắng vệ sinh cho thật sạch sẽ để mũi con thông thoáng và thở dễ dàng hơn.

Bạn đang xem: Lấy gỉ mũi cho trẻ sơ sinh


Mẹ có nên lấy gỉ mũi cho trẻ sơ sinh không? Trường hợp nào nên lấy và trường hợp nào không? Cách lấy gỉ mũi cho trẻ sơ sinh an toàn là gì? Tất cả sẽ được giải đáp trong bài viết sau mẹ nhé!


1. Có nên lấy gỉ mũi cho trẻ sơ sinh không?

*
Có nên lấy gỉ mũi cho trẻ sơ sinh không? Cách lấy gỉ mũi cho trẻ sơ sinh an toàn là như thế nào?

Có nên lấy gỉ mũi cho trẻ sơ sinh không? Câu trả lời là CÓ. Lẩy gỉ mũi sẽ giúp trẻ loại bỏ các chất nhầy, bụi bẩn, vi khuẩn có trong lỗ mũi. Điều này nhằm giúp trẻ dễ dàng hơn trong quá trình hô hấp

Trên thực tế, gỉ mũi khô hoặc ướt được hình thành từ nước mũi. Nước mũi được sản sinh bởi các mô ở trong mũi, miệng, xoang, cổ họng và đường tiêu hóa của trẻ sơ sinh.

Nước mũi giúp ngăn cản bụi, đất, những tác nhân có hại trong môi trường như phấn hoa, vi-rút và vi trùng. Thông thường, nước mũi sẽ trôi xuống cổ họng; nhưng một ít nước mũi sẽ đọng lại trong mũi và tạo thành gỉ mũi.

Quá nhiều gỉ mũi có thể khiến trẻ sơ sinh khó thở hơn. Vì vậy. Mẹ nên vệ sinh và lấy gỉ mũi cho trẻ sơ sinh đúng cách. Mẹ cần lưu ý cách vệ sinh mũi, lấy gỉ mũi cho trẻ sơ sinh an toàn (sẽ được chia sẻ trong nội dung bên dưới).

Vậy mẹ đã biết câu trả lời khi được hỏi có nên lấy gỉ mũi cho trẻ sơ sinh; và có nên ngoáy mũi cho bé rồi đúng không. Nội dung tiếp theo chỉ mẹ cách lấy gỉ mũi cho trẻ sơ sinh an toàn và những sai lầm dễ mắc phải.

2. Sai lầm thường gặp khi lấy gỉ mũi cho trẻ sơ sinh

Ngoài câu hỏi có nên lấy gỉ mũi cho trẻ sơ sinh hay không; đôi khi mẹ sẽ gặp vấn đề trong việc lấy gỉ mũi cho trẻ sơ sinh không đúng cách. Mẹ nên biết để tránh nhé:


Sử dụng que bông gòn để ngoáy mũi cho trẻ sơ sinh: Vì lỗ mũi của trẻ sơ sinh rất hẹp. Sử dụng que bông gòn để ngoáy mũi trẻ sơ sinh có thể ảnh hưởng đến lớp niêm mạc mũi và mạch máu bên dưới. Dùng chung một que bông gòn để ngoáy, vệ sinh hai bên mũi: Thói quen này có thể dẫn đến tình trạng lây nhiễm chéo virus, vi khuẩn từ mũi này sang mũi kia và làm tăng nhiễm khuẩn. Không rửa tay, vệ sinh tay sạch sẽ trước khi ngoáy mũi cho trẻ sơ sinh: Nếu không vệ sinh, sát khuẩn tay trước khi vệ sinh mũi cho trẻ, có thể làm tăng nguy cơ lây nhiễm vi khuẩn vào mũi trẻ. Rửa mũi cho trẻ sơ sinh quá nhiều lần: Thường xuyên rửa mũi cho trẻ sơ sinh hoặc rửa quá nhiều lần không phải là cách tốt nhất để phòng ngừa trẻ bị nhiễm khuẩn hay viêm mũi. Việc này có thể làm tổn thương lớp niêm mạc mũi và khiến trẻ bị viêm mũi nặng hơn. Rửa mũi thường xuyên còn làm mất đi lớp chất nhầy bảo vệ mũi trước bụi bẩn và duy trì độ ẩm trong trong mũi, làm khô mũi từ đó dễ dẫn đến viêm mũi.


Một trong nguyên tắc khi lấy gỉ mũi cho trẻ sơ sinh tốt nhất đó là giúp cho bé xì mũi nhẹ nhàng; để đẩy gỉ mũi ra ngoài. Ba cách phổ biến nhất đó là sử dụng bóng hút mũi; dùng máy xông mũi và họng; và dùng thuốc xịt mũi.

3.1 Dụng cụ lấy gỉ mũi cho trẻ sơ sinh

Để đảm bảo việc có nên lấy gỉ mũi cho trẻ sơ sinh trở nên hiệu quả, an toàn, mẹ nên sử dụng các dụng cụ lấy gỉ mũi cho trẻ như sau:

Dùng bóng hút mũi Dùng dụng cụ hút mũi Dùng thiết bị xịt rửa mũi chuyên dụng

3.2 Có nên lấy gỉ mũi cho trẻ sơ sinh bằng cách sử dụng bóng hút mũi (Bulb spring)?

Bóng hút mũi thường được sử dụng để hút nhẹ nước mũi ra khỏi mũi của bé. Dụng cụ này phù hợp nhất khi trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi.

Hướng dẫn lấy gỉ mũi cho trẻ sơ sinh bằng bóng hút mũi:

Nếu gỉ mũi của bé bị khô, mẹ hãy nhỏ 1-2 giọt nước muôi sinh lý để làm mềm trước khi hút mũi của bé. Làm sạch bóng hút mũi bằng nước ấm; hoặc xà phòng. Mẹ rửa bằng cách bóp và thả bóng hút mũi liên tục. Bóp hết không khí ra khỏi quả bóng, và giữ tay bóp chặt. Nhẹ nhàng đặt đầu hút mũi vào mũi của trẻ sơ sinh. Từ từ thả bóng để tạo lực hút giúp loại bỏ gỉ mũi, nước mũi cho bé.

Như vậy, mẹ không chỉ biết có nên lấy gỉ mũi cho trẻ sơ sinh hay không; giờ mẹ cũng nắm vững cách lấy gỉ mũi cho trẻ sơ sinh bằng bóng hút mũi.

*
Có nên lấy gỉ mũi cho trẻ sơ sinh bằng cách sử dụng bóng hút mũi (bulb spring)? Có chứ, nhưng phải đúng cách mẹ nhé.

3.3 Cách lấy gỉ mũi cho trẻ sơ sinh bằng máy hút mũi (Nasal aspirator)

Nếu có máy hút mũi, chắc chắn là mẹ nên lấy gỉ mũi cho trẻ sơ sinh bằng dụng cụ này. Dụng cụ này đã trở nên khá phổ biến trong những năm gần đây; vì nhiều bậc cha mẹ cảm thấy chúng hiệu quả; và dễ sử dụng hơn so với bóng hút mũi truyền thống.


Thông thường, máy hút mũi sẽ có một ống ngậm; và một ống như ống tiêm với một đầu mở hẹp.

Hướng dẫn cách lấy gỉ mũi cho trẻ sơ sinh bằng máy hút mũi:

Tương tự với bóng hút mũi, nếu gỉ mũi của bé bị khô. Mẹ hãy nhỏ 1-2 giọt nước muối sinh lý để làm mềm. Vệ sinh sạch sẽ máy hút mũi trước khi sử dụng cho trẻ sơ sinh. Đặt ống ngậm vào miệng của mẹ. Đặt ống còn lại lên trên cạnh mũi của bé. Mẹ đừng thụt ống sâu vào bên trong, mẹ chỉ cần áp vào lỗ mũi là được. Mẹ hút ống ngậm, nhưng đừng hút quá mạnh.

Những máy hút mũi cũng đi kèm với bộ lọc dùng một lần; vì vậy mẹ không cần phải lo lắng mẹ sẽ vô tình hút quá mạnh; hay hút phải nước mũi của bé.

3.4 Cách lấy gỉ mũi cho trẻ sơ sinh bằng nước nhỏ mũi?


Nước nhỏ mũi là cách lấy gỉ mũi khô cho trẻ sơ sinh được nhiều mẹ tin dùng. Một số trường hợp khi mẹ không thể dễ dàng làm sạch mũi vì nước mũi quá đặc hoặc khó lấy bằng hai phương pháp kể trên.

Mẹ có thể mua nước nhỏ mũi tại nhà thuốc; hoặc pha 1 cốc nước ấm với 1/4 thìa muối để xịt cho bé. Lưu ý, mẹ không được sử dụng thuốc xịt mũi cho trẻ sơ sinh mà không tham khảo ý kiến của bác sĩ.

Mẹ bắt đầu bằng cách đặt bé nằm ngửa. Với ống nhỏ mũi, nhỏ 3 đến 4 giọt vào mỗi lỗ mũi. Chờ một phút để nước nhỏ có thời gian phát huy tác dụng. Mẹ nhớ giữ đầu con nằm ngửa trong thời gian này. Đôi khi chỉ cần nhỏ thuốc là đủ để làm lỏng và làm sạch gỉ mũi; đặc biệt là nếu bé hắt hơi.

Nếu xịt nước mũi vẫn không hiệu quả; mẹ có thể dùng thêm bóng hút mũi và máy hút mũi để lấy gỉ mũi cho bé. Vậy không chỉ biết có nên lấy gỉ mũi cho trẻ sơ sinh không; mẹ cũng biết các phương pháp lấy gỉ mũi cho con rồi.

3.5 Cách ngăn ngừa gỉ mũi cho trẻ sơ sinh

Để không phải bận tâm nhiều đến vấn đề có nên lấy gỉ mũi cho trẻ sơ sinh hay không; hoặc đâu là cách lẩy ghỉ mũi cho trẻ sơ sinh an toàn. Mẹ nên biết cách ngăn ngừa bé bị đóng gỉ mũi bằng các cách sau:

Sử dụng máy tạo độ ẩm: Mẹ có thể để máy chạy cả ngày hoặc lúc trẻ sơ sinh ngủ. Nếu gia đình chưa kịp sắm máy tạo độ ẩm; mẹ có thể tắm vòi sen nước nóng để tạo hơi nước và ngồi trong phòng tắm với con trong vài phút. Tắm cho bé: Khi bé bị nghẹt mũi, bác sĩ thường chỉ định tắm nước ấm. Nước ấm có thể giúp giảm nghẹt mũi. Sử dụng máy lọc không khí: Nếu mẹ nghĩ rằng chất lượng không khí trong nhà kém có thể là thủ phạm gây ngạt mũi cho trẻ sơ sinh; mẹ có thể thường xuyên sử dụng máy lọc không khí hoặc thay đổi bộ lọc trong hệ thống sưởi và làm mát. Nếu gia đình có nuôi thú cưng, hãy hút bụi thường xuyên hơn để giảm thiểu lông và bụi của vật nuôi.

Những lưu ý khi lấy gỉ mũi cho bé

Mặc dù có rất nhiều cách lấy gỉ mũi cho trẻ sơ sinh hiệu quả. Tuy nhiên, mẹ vẫn cần lưu ý một số điểm sau để có thể đảm bảo an toàn cho niêm mạc mũi của bé như sau:

Thực hiện mọi thao tác thật nhẹ nhàng; không tác dụng lực quá mạnh hoặc đưa dụng cụ lấy gỉ mũi quá sâu làm tổn thương niêm mạc mũi cũng như gây đau rát mũi cho bé. Nếu mẹ không vệ sinh, sát khuẩn tay trước khi vệ sinh mũi cho trẻ. Điều này có thể làm tăng nguy cơ lây nhiễm vi khuẩn vào mũi trẻ. Nên thực hiện lấy gỉ mũi, rửa mũi cho bé khoảng 2-3 lần/ tuần, không nên quá lạm dụng bởi có thể làm mất hoàn toàn chất nhầy có trong mũi trẻ khiến mũi trẻ bị khô, bụi bẩn, vi khuẩn cũng dễ dàng xâm nhập gây ra những bệnh về đường hô hấp nguy hiểm. Lựa chọn các sản phẩm nước muối sinh lý, nước muối ưu trương chính hãng tại các cơ sở uy tín. Nên đưa bé đến bệnh viện nếu bé có tình trạng nhiều gỉ mũi, chất nhầy khiến bé khó thở, khò khè để được các bác sĩ chuyên môn thăm khám và đưa ra giải pháp điều trị kịp thời.

Trẻ sơ sinh rất nhạy cảm do vậy khi lấy gỉ mũi cho bé mẹ cần phải thật cẩn thận và chọn những cách an toàn để không ảnh hưởng đến da hay mũi.


Gỉ mũi không những khiến trẻ khó thở mà còn dễ gây các bệnh nhiễm trùng. Nếu nước mũi đọng ở trong mũi trẻ, cộng thêm bụivà những hạt nhỏ cứng hít vào từ đường không khí sẽ rất dễ khô lại, hình thành gỉ mũi, lâu dần, gỉ mũi sẽ càng ngày càng nhiều, sẽ làm tắt khoang mũi của trẻ.

Xem thêm: Mise en scene hello bubble ash khaki brown review, review thuốc nhuộm tóc blackpink

Vì vậy, mẹ cần lưu ý quan sát để làm sạch mũi cho trẻ thường xuyên,không nên để vài ba ngày mới lấy một lần, sẽ khiến gỉ mũi cứng lại, càng khó lấy ra hơn.

Việc lấy gỉ mũi tưởng chừng như đơn giản nhưng cũng đòi hỏi mẹ cần có kỹ năng, vì nếu lấy không khéo sẽ khiến mũi bé tổn thương, gây nhiễm trùng mũi và ảnh hưởng đến sức khỏe.

Trước khi lấy gỉ mũi, dù theo cách nào thì mẹ cũng hãy chuẩn bị lọ nước muối sinh lý. Lưu ý là nếu trời lạnh, nên ngâm nước muối trước khi nhỏ cho bé, chỉ ngâm trong nước khoảng 40 – 50 độ C, không nên ngâm quá nóng sẽ làm tổn thương niêm mạc mũi con.

Lấy gỉ mũi bằng tăm bông



*

Lấy gỉ mũi cho con mẹ cũng cần có kỹ năng. Ảnh minh hoạ

Mẹ hãy chuẩn bị tăm bông, khăn mềm, nước muối sinh lý 0,9%. Với tăm bông, mẹ hãy chọn loại chuyên dùng cho trẻ sơ sinh đầu rất nhỏ và có một đầu tròn, một đầu tạo rãnh để lấy gỉ mũi dễ hơn. Sau đó, mẹ thực hiện các bước sau:

- Đặt bé nằm thẳng trên giường và giữ chặt chân tay con để bé không quậy cựa. Sau đó nhỏ một giọt nước muối sinh lý vào mũi, dùng tay day nhẹ hai cánh mũi béđể gỉ mũi mềm ra. Sau đó, mẹ dễ dàng dùng tăm bông gẩy nhẹ gỉ mũi ra ngoài.


- Mẹ lưu ý không cười đùa với con lúc lấy gỉ mũi để tránh bé ngọ nguậy làm mũi bị đau. Mẹ cũng không nên nhỏ mũi quá 2 lần một ngày bởi nhỏ quá nhiều lần sẽ khiến mũi bé sưng và viêm.

- Hoặc mẹ có thể dùng khăn mềm nhúng nước ấm, 30 - 40 độ C và phủ lên cánh mũi của bé. Hơi ấm sẽ làm cho gỉ mũi tan ra và mẹ dễ dàng dùng tăm bông khơi gỉ mũi ra ngoài.

Lấy gỉ mũi cho trẻ sơ sinh bằng lông vịt

Cách lấy gỉ mũi bằng lông gà, vịt khá an toàn

Cách này theo dân gian nhưng khá an toàn và hiệu quả.

Đầu tiên mẹ chọn một chiếc lông gà, lông vịt hoặc lông ngan rồi rửa thật sạch để khô. Cũng như trên mẹ nhỏ một giọt nước muối vào mũi bé để gỉ mũi mềm dễ bung ra hơn.

Mẹ nhẹ nhàng phe phẩy lông trước mũi bé. Hành động này sẽ khiến bé ngứa ngáy và hắt xì. Khi đó gỉ mũi sẽ rơi ra. Sau đó dùng khăn mềm lau mũi cho con. Làm vài lần để gỉ mũi được lấy ra hết.

Dùng dụng cụ hút mũi

Mẹ hãy bóp nhẹ nhàng để không khí vào vừa phải không quá mạnh. Ảnh minh hoạ

Đầu tiên mẹ đặt bé nằm trên một chiếc gối có độ cao vừa phải. Nghiêng đầu bé sang một bên để hút mũi dễ dàng hơn.

Sau đó mẹ nhỏ 1-2 giọt nước muối sinh lý vào mũi để làm sạch cũng như mềm gỉ mũi hơn. Mẹ dùng tay day nhẹ hai bên cánh mũi để gỉ mềm và rời ra.

Mẹ giữ đầu con bằng một tay, tay kia cầm dụng cụ hút mũi nhẹ nhàng đưa vào mũi con và dùng ngón cái bóp bình đẩy không khí từ trong bình ra ngoài để tạo môi trường chân không. Cuối cùng mẹ nhả ngón tay cái ra để tạo lực hút giúp hút dịch nhầy ra ngoài.

Tiếp theo nghiêng người sang bên kia và lặp lại thao tác y như vậy với mũi bên kia.

Mẹ lưu ý không hút mũi cho trẻ quá thường xuyên vì dễ khiến niêm mạc mũi của bé khô và tổn thương.

Lấy gỉ mũi cho bé bằng khăn giấy

Chuẩn bị: khăn giấy (loại chất liệu dai, an toàn đối với trẻ sơ sinh)

Thực hiện:

Ảnh: Internet

- Gấp khăn giấy theo hướng dẫn.

- Sau khi đã xoắn khăn giấy lại như trên, một tay mẹ nhẹ nhàng giữ phần đầu của con, một tay cầm khăn giấy và đưa phần nhọn đã xoắn vào trong mũi bé. Tiếp tục xoắn nhẹ theo chiều xoắn trước đó của khăn giấy để gỉ mũi và dịch nhầy bám vào khăn giấy và ra ngoài.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

x

Welcome Back!

Login to your account below

Retrieve your password

Please enter your username or email address to reset your password.