MẮT THƯỜNG XUYÊN BỊ ĐỎ - MẮT ĐỎ: NGUYÊN NHÂN VÀ ĐIỀU TRỊ

Đỏ mắt là triệu chứng thường gặp, khiến bệnh nhân đến phòng khám chuyên khoa mắt. Đỏ mắt có thể biểu hiện ở nhiều mức độ, là triệu chứng cơ năng của nhiều bệnh lý khác nhau. Tính chất cấp cứu của đỏ mắt phụ thuộc vào các dấu hiệu kèm theo như giảm thị lực, đau nhức mắt, cộm chói mắt, tiền sử bệnh.

Bạn đang xem: Mắt thường xuyên bị đỏ

Dưới đây là những nguyên nhân gây nên đỏ mắt và nguy cơ gây giảm hoặc mất thị lực.

*
1. Đỏ mắt xuất hiện đơn độc

Đỏ mắt không kèm theo giảm thị lực hoặc đau nhức mắt. Nguyên nhân do xuất huyết dưới kết mạc nhãn cầu, kết mạc cùng đồ do bệnh tăng huyết áp, do chấn thương kết mạc. Xuất huyết dưới kết mạc sẽ khỏi trong khoảng vài ngày hoặc vài tuần và không ảnh hưởng tới thị lực.

2. Đỏ mắt và mắt có tiết tố

Viêm kết mạc do vi-rut, vi khuẩn

Viêm kết mạc do vi-rut, vi khuẩn có thể một mắt hoặc hai mắt. Mắt đỏ, chảy nước và nhiều tiết tố dính. Mi mắt có thể sưng nề, khó mở mắt. Thị lực không giảm. Viêm kết mạc do vi-rut có thể kèm theo viêm giác mạc, gọi là viêm kết – giác mạc và gây giảm thị lực. Sau quá trình viêm có thể để lại sẹo trên giác mạc và gây giảm thị lực vĩnh viễn.

Viêm kết mạc do nguyên nhân dị ứng

Viêm kết mạc (đau mắt đỏ)do nguyên nhân dị ứng thường biểu hiện kéo dài và 2 mắt. Các triệu chứng bệnh nhân cảm thấy khó chịu như cộm mắt, chói mắt, chảy nước mắt nhiều và khó mở mắt. Mi mắt có thể sưng nề và ít tiết tố dính. Một số trường hợp có kèm theo viêm mũi dị ứng hoặc hen.

– Viêm kết mạc mùa xuân: Thường thấy ở trẻ trai, từ 7 tuổi đến 15 tuổi. Bệnh kéo dài nhiều năm, thỉnh thoảng có những đợt viêm cấp tính. Bệnh cần được theo dõi và điều trị tốt, đề phòng các biến chứng đe dọa giảm hoặc mất thị lực.

– Viêm mi – kết mạc dị ứng do tiếp xúc: Đỏ mắt có kèm theo mi sưng nề và có bọng nước. Thường gặp nhất do thuốc tra tại mắt, mỹ phẩm, các hóa chất sử dụng trong sinh hoạt hoặc trong công việc. Bệnh nhân cần đi khám ngay để được bác sỹ tư vấn điều trị sớm, đề phòng biến chứng đe dọa giảm thị lực.

– Hội chứng Stevens-Johnson: Xảy ra khi người bệnh bị dị ứng với một loại thuốc uống, tổn thương của bệnh biểu hiện chủ yếu ở da và niêm mạc. Tại mắt, đỏ 2 mắt ở nhiều mức độ khác nhau biểu hiện tình trạng viêm kết mạc, có thể có hiện tượng hoại tử kết mạc, gây tình trạng khô mắt nặng.

Ngay khi bị bệnh, đồng thời với việc điều trị các tổn thương toàn thân, việc chăm sóc và điều trị tại mắt là vô cùng cần thiết, phòng nguy cơ giảm thị lực và mất thị lực.

3. Đỏ mắt kèm theo đau nhức mắt

Tổn thương giác mạc: Khi có tổn thương giác mạc thì triệu chứng đau nhức mắt là triệu chứng khó chịu nhất, khiến bệnh nhân phải đi khám ngay. Kèm theo là các triệu chứng như đỏ mắt, chảy nước mắt, khó mở mắt. Nguyên nhân thường gặp gây tổn thương giác mạc như bị bụi hay vật lạ bay vào mắt.

Ngay khi gặp tình trạng này, việc rửa mắt bằng nước sạch là cần thiết, tránh dụi mắt và dùng các vật để cố gắng lấy bụi, vật lạ ra khỏi mắt. Nếu không xử lý phù hợp sẽ dẫn tới loét giác mạc và nguy cơ nhiễm khuẩn nhiễm nấm giác mạc, gây giảm thị lực hoặc mất thị lực.

Viêm mống mắt thể mi hoặc màng bồ đào trước cấp tính: Là một cấp cứu trong nhãn khoa, tiến triển nhanh, cần được khám và điều trị sớm. Bệnh có thể thấy ở trẻ em và người lớn.

Đỏ một mắt, mức độ nhẹ và thị lực có thể giảm ít trong 1 đến 2 ngày đầu, cho nên người bệnh dễ bỏ qua. Khi bệnh toàn phát, triệu chứng đỏ mắt, đau nhức mắt tăng nhiều và giảm thị lực nặng nề, nếu không được điều trị kịp thời sẽ gây mất thị lực.

Viêm thượng củng mạc hoặc viêm củng mạc: Triệu chứng đau nhức mắt ở mức độ nặng, kèm theo với triệu chứng đỏ mắt khu trú ở một vùng thuộc củng mạc (phần lòng trắng của mắt) là triệu chứng bắt buộc người bệnh phải đi khám.

Bệnh viêm củng mạc có thể nằm trong bệnh cảnh toàn thân như viêm đa khớp, viêm cột sống dính khớp, các bệnh viêm mạch máu hoặc cũng có thể xảy ra sau phẫu thuật tại mắt hoặc sau chấn thương ở vùng củng mạc. Người bệnh cũng cần phải được theo dõi chặt chẽ và điều trị để phòng các biến chứng gây giảm và mất thị lực.

Bệnh glocom: Các triệu chứng đau nhức mắt dữ dội, nhìn mờ và đỏ mắt biểu hiện cơn glocom góc đóng cấp tính. Kèm theo bệnh nhân có thể đau nhức nửa đầu. Bệnh có nguy cơ gây giảm thị lực trầm trọng.

Chấn thương mắt: Các chấn thương mắt thường gặp như bỏng mắt do các loại hóa chất sử dụng trong sinh hoạt, trong phòng thí nghiệm hoặc trong công nghiệp; chấn thương mắt do các vật sắc nhọn hoặc không. Sau khi người bệnh bị chấn thương có các biểu hiện đau nhức mắt nhiều, nhìn mờ và đỏ mắt.

Các tổn thương có thể gặp như viêm kết – giác mạc với các mức độ khác nhau, rách kết mạc, rách giác – củng mạc, lệch thủy tinh thể, đục vỡ thủy tinh thể, xuất huyết nội nhãn, bong võng mạc. Tiên lượng về thị lực của các trường hợp chấn thương mắt rất kém và có thể mất thị lực.

Mắt là một trong những cơ quan nhạy cảm nhất trên cơ thể người. Vì thế, nếu như không được chăm sóc và bảo vệ đúng cách, đôi mắt rất dễ bị tổn thương. Trong đó, đỏ mắt là triệu chứng cần đặc biệt quan tâm! Vậy mắt đỏ dấu hiệu bệnh gì? Hãy cùng Bệnh viện Đa khoa cisnet.edu.vn đi làm rõ hơn về vấn đề này nhé!

1. Đỏ mắt bao gồm những triệu chứng gì?

Chắc chắn chúng ta đã từng ít nhất một lần gặp phải tình trạng đỏ mắt đến từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Để làm rõ thắc mắc mắt đỏ dấu hiệu bệnh gì, trước hết chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về những triệu chứng đi kèm của hiện tượng đỏ mắt.

*

Đỏ mắt là tình trạng không hiếm gặp

Mắt bị đỏ là hiện tượng bắt nguồn từ sự giãn nở của các mạch máu nhỏ giữa củng mạc và kết mạc. Đỏ mắt đến từ nhiều nguyên nhân khác nhau như bệnh lý, tác động từ những ảnh hưởng của môi trường hay do thói quen nằm trong lối sống cá nhân.

Đỏ mắt cũng có nhiều mức độ khác nhau từ lành tính cho đến nghiêm trọng. Mỗi mức độ đều sẽ phụ thuộc vào triệu chứng đi kèm chẳng hạn như:

Mắt bị mẩn đỏ, ngứa, sưng tấy lên.

Liên tục chảy nước mắt.

Cảm giác cộm mắt khó chịu.

Xem thêm: Cẩm Nang Cấu Trúc Tiếng Anh Với Cô Trang Anh, Bài Viết Của Học Tiếng Anh Với Cô Trang Anh

Nhạy cảm với ánh sáng.

Có thể xuất hiện chất dịch màu trắng rõ ràng.

2. Bị mắt đỏ dấu hiệu bệnh gì?

Mắt đỏ dấu hiệu bệnh gì? Đây chắc hẳn vẫn là dấu chấm hỏi lớn đối với nhiều người. Một số trường hợp bị đỏ mắt đột ngột là do bụi, đeo kính áp tròng hay dụi mắt quá nhiều. Thông thường, tình trạng này không kéo dài quá lâu mà mắt sẽ quay trở lại trạng thái bình thường một cách nhanh chóng.

Thế nhưng, nếu như đỏ mắt kéo dài trong thời gian dài gây ra những tổn thương cho mắt thì có nguy hiểm không? Chúng là dấu hiệu của bệnh gì? Một số bệnh lý phổ biến gây ra tình trạng đỏ mắt có thể kể đến như sau.

Đau mắt đỏ

Đau mắt đỏ có thể là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến hiện tượng đỏ mắt kéo dài. Đây là một tình trạng xuất phát từ bệnh viêm kết mạc gây ra do nhiễm trùng bởi virus, vi khuẩn. Dấu hiệu dễ nhận biết nhất có thể kể đến như sưng tấy, ngứa và chảy nước mắt liên tục.

*

Đau mắt đỏ là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến đỏ mắt

Mặc dù không phải là bệnh lý quá nguy hiểm cho cơ thể. Thế nhưng, đau mắt đỏ để lại nhiều ảnh hưởng, bất tiện trong sinh hoạt, công việc ít nhất vài ngày đối với người bệnh.

Ở tình trạng bệnh nhẹ, bạn có thể chườm lạnh để giảm sưng cho mắt. Tuy nhiên trong vài trường hợp bệnh tình không thuyên giảm hay xuất hiện thêm nhiều triệu chứng khác, bạn cần đến gặp bác sĩ để được làm những thủ tục thăm khám cần thiết.

Đỏ mắt do mụn lẹo

Có nhiều nguyên nhân khiến cho mắt bị đỏ và mụn lẹo cũng là một trong số đó. Đây đã không còn là một hiện tượng quá xa lạ đối với mọi người nữa. Mụn lẹo trông như một cục mụn nhỏ nổi cộm lên ngay trên mí mắt hoặc cạnh dưới của mắt.

Vi khuẩn là tác động hàng đầu gây nên tình trạng này. Mỗi chúng ta đều sẽ gặp phải mụn lẹo ít nhất một lần trong đời và may mắn thay, nó không để lại quá nhiều ảnh hưởng tới thị lực.

Dấu hiệu của mụn lẹo ban đầu sẽ là đỏ mắt, sưng, nhạy cảm với ánh sáng. Đa số mụn lẹo đều sẽ tự tan sau vài ngày vì thế cho nên, bạn tuyệt đối không được phép cho tay lên sờ nắn mụn vì điều này chỉ làm cho tình trạng ngày càng nặng hơn.

Viêm mi mắt

Viêm mi mắt chính là câu trả lời cho thắc mắc “mắt đỏ dấu hiệu bệnh gì?” Đây là một bệnh lý khá phổ biến thường xảy ra ở người cao tuổi, phụ nữ thường xuyên trang điểm, những người sống ở nơi không khí bị ô nhiễm nghiêm trọng,…

*

Đỏ mắt là triệu chứng của viêm mi mắt

Viêm mi mắt gây ra những triệu chứng như ngứa mắt, cảm giác khó chịu như có bụi trong mắt, viêm đỏ bờ mi lan sang đỏ mắt,... Viêm mi đơn thuần sẽ chỉ để lại ngứa, khó chịu, nặng hơn nữa là sưng đau phải điều trị bằng thuốc tệ hơn là chích rạch lấy mủ.

Xuất huyết dưới kết mạc mắt

Xuất huyết dưới kết mạc mắt là một bệnh lý để lại triệu chứng đỏ mắt mà điển hình nhất chính là xuất hiện một chấm có màu đỏ trong lòng trắng mắt.

Kết mạc là lớp màng niêm mạc ngoài cùng che phủ phần lòng trắng của nhãn cầu. Kết mạc được cấu tạo bởi nhiều sợi thần kinh và các mạch máu nhỏ mà mắt thường rất khó có thể nhìn thấy. Do cấu trúc của mắt thanh mảnh, các mạch máu đôi khi bị vỡ tạo ra tình trạng xuất huyết dưới kết mạc.

*

Xuất huyết dưới kết mạc mắt tạo ra hiện tượng đỏ mắt

Lúc này, máu ở kết mạc sẽ chảy ra khỏi lòng mạch nhưng không tạo thành dòng chảy hay nhỏ giọt ra bên ngoài mà sẽ len lỏi vào khoảng trống giữa kết mạc và củng mạc. Đó là lý do tại sao, xuất huyết dưới kết mạc mắt lại tạo ra hiện tượng đỏ mắt.

Tăng nhãn áp gây đỏ mắt

Tăng nhãn áp hay còn gọi là thiên đầu thống - một bệnh lý về mắt thường gặp ở người cao tuổi, trung niên và có thể khởi phát đột ngột. Tăng nhãn áp thường xảy ra khi áp lực trong nhãn cầu tăng cao làm tổn hại đến các dây thần kinh.

Đỏ mắt là một trong những dấu hiệu đầu tiên của bệnh tăng nhãn áp. Ngoài ra, một số dấu hiệu khác bao gồm đau mắt, thị lực mờ dần, xuất hiện các vòng tròn trong ánh sáng,…

Tăng nhãn áp thường sẽ là bệnh lý diễn ra một cách chậm chạp nhưng nếu mắt đỏ kèm theo nhiều vấn đề thị lực nghiêm trọng xảy ra có nghĩa là chúng đang chuyển sang giai đoạn cấp tính. Hãy đi kiểm tra mắt định kỳ bởi đây là biện pháp để phát hiện kịp thời và làm chậm lại quá trình mất thị lực nhờ vào sự giúp đỡ của bác sĩ.

Trên đây là lời giải đáp cho câu hỏi “đỏ mắt dấu hiệu bệnh gì?”. Bên cạnh đó, mắt khô, dị ứng theo mùa, ngủ không đủ giấc,… cũng là những nguyên nhân gây ra tình trạng này mà bạn cần lưu tâm.

3. Khắc phục tình trạng đỏ mắt như thế nào?

Đỏ mắt là hiện tượng ít nhiều để lại ảnh hưởng tới sinh hoạt thường ngày và sức khỏe của mắt. Dưới đây, Bệnh viện Đa khoa cisnet.edu.vn sẽ giúp bạn khắc phục tình trạng đỏ mắt với một số biện pháp đơn giản như sau.

*

Chế độ dinh dưỡng cho đôi mắt khỏe mạnh

Chườm nước ấm

Sử dụng một chiếc khăn và một chiếc gạc sạch nhúng vào nước ấm và vắt. Bởi vì xung quanh mắt là nơi khá nhạy cảm cho nên bạn cần điều chỉnh nhiệt độ sao cho hợp lý. Đặt khăn ấm chườm lên mắt trong vòng 10 phút. Nhiệt độ có thể đẩy lượng máu đến để nuôi dưỡng, tăng sản xuất chất nhờn ở mi khiến mắt của bạn hoạt động trơn tru hơn.

Chườm nước lạnh

Nếu như chườm nước ấm không hiệu quả thì bạn có thể lựa chọn chườm nước lạnh. Cũng làm tương tự như chườm ấm, nhúng khăn và gạc sạch vào nước lạnh để làm giảm các triệu chứng đỏ mắt một cách tạm thời. Lưu ý đừng dùng nước quá lạnh vì nó có thể khiến cho mắt của bạn trở nên tệ hơn.

Ngưng sử dụng kính áp tròng

Kính áp tròng cũng là một trong nhiều tác nhân gây nên tình trạng đỏ mắt. Việc sử dụng kính áp tròng quá lâu, vệ sinh sai cách có thể khiến cho mắt bị nhiễm trùng. Do đó, nếu thường xuyên có dấu hiệu đỏ mắt thì hãy ngưng sử dụng kính áp tròng.

Xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học

Việc sử dụng quá nhiều thực phẩm gây viêm cũng là lý do khiến cho mắt bị đỏ ví dụ như thực phẩm chế biến sẵn, sản phẩm từ sữa, đồ ăn nhanh,… Thay vào đó, hãy bổ sung vào chế độ dinh dưỡng những thực phẩm chống viêm tốt cho sức khỏe điển hình là các loại cá giàu omega-3.

Như vậy, mắt đỏ cũng là triệu chứng của nhiều bệnh lý về mắt bạn không nên chủ quan. Vừa rồi, Bệnh viện Đa khoa cisnet.edu.vn đã cùng bạn giải đáp thắc mắc “mắt đỏ dấu hiệu bệnh gì?”. Hy vọng với bài viết vừa rồi, bạn sẽ có cho mình thêm nhiều thông tin bổ ích.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

x

Welcome Back!

Login to your account below

Retrieve your password

Please enter your username or email address to reset your password.