Lý Thuyết Nguyên Tố Hóa Học Là Gì ? Lý Thuyết Về Nguyên Tố Hóa Học

Khi mới bắt đầu làm quen với môn Hóa thì các nguyên tố hóa học là một “chìa khóa” quan trọng mà tất cả các em học sinh đều phải ghi nhớ để học tốt hơn. Vậy nguyên tố hóa học là gì? Có bao nhiêu nguyên tố tồn tại được con người phát hiện? Các em hãy cùng Team Marathon Education tìm hiểu những nội dung này trong bài viết sau.

Bạn đang xem: Nguyên tố hóa học là gì


*

Định nghĩa

Nguyên tố hóa học là tập hợp các nguyên tử cùng loại, có cùng số proton trong hạt nhân. Mỗi nguyên tố được xác định theo số proton trong hạt nhân nguyên tử.

Nếu một nguyên tố được thêm nhiều proton hơn vào một nguyên tử thì có thể tạo ra nguyên tố mới. Đồng thời, các nguyên tử của cùng một nguyên tố sẽ có cùng số hiệu nguyên tử (ký hiệu là Z).

Có bao nhiêu nguyên tố hóa học?

Trong thời buổi khoa học ngày càng phát triển như hiện nay, con người đã tìm ra được rất nhiều nguyên tố khác nhau. Hiện nay, các nguyên tố hóa học được sắp xếp dựa theo chiều tăng dần số proton trong hạt nhân nguyên tử.

Bảng tuần hoàn hóa học hiện có 118 nguyên tố hóa học được công nhận và phân chia thành nhiều nhóm khác nhau như nhóm kim loại (có nhóm kim loại kiềm, nhóm kim loại kiềm thổ, nhóm kim loại chuyển tiếp,…), nhóm phi kim, nhóm khí hiếm và nhóm nguyên tố đất hiếm.

Phân loại nguyên tố hóa học

Nguyên tố kim loại

Đây là những nguyên tố thường ở dạng đơn chất, thể rắn trong điều kiện thường (trừ một số chất là thủy ngân, gali và xeri ở thể lỏng).Hiện có tất cả 81 nguyên tố kim loại trong bảng tuần hoàn hóa học.Oxit của các nguyên tố kim loại thường là oxit bazơ hoặc oxit lưỡng tính hoặc oxit axit khi kim loại có mức oxi hóa cao.Nguyên tố kim loại thường có 1e đến 3e ở lớp ngoài cùng.
Lý Thuyết Ankadien Hóa 11: Định Nghĩa, Tính Chất Và Điều Chế Ankadien

Nguyên tố phi kim

Đây là những nguyên tố thường ở dạng đơn chất, thể khí.Các nguyên tố phi kim bao gồm F, Cl, Br, I, O, S, Se, N, P, C, He, Ne, Ar, Kr, Xe, Rn.Oxit của các nguyên tố phi kim là oxit axit hoặc oxit trung tính.Nguyên tố phi kim thường có 4e đến 7e ở lớp ngoài cùng, trừ các loại khí hiếm có 8e ở lớp ngoài cùng (trạng thái bền vững).

Nguyên tố á kim

Đây là những nguyên tố thường ở dạng đơn chất và là những chất bán dẫn.Các nguyên tố á kim có tính chất trung gian của cả kim loại và phi kim.Các nguyên tố á kim bao gồm bo, silic, gemani, asen và telu.Oxit của các nguyên tố á kim là oxit lưỡng tính.

Ký hiệu hóa học


*

Mỗi nguyên tố hóa học được biểu diễn bằng 1 ký hiệu duy nhất gọi là kí hiệu hóa học. Các ký hiệu này do tổ chức quốc tế quy ước và thường lấy từ 1 – 2 chữ cái ở đầu tên nguyên tố. Đồng thời, các nguyên tố này có thể được phiên âm bằng tiếng La tinh, tiếng Anh hay sử dụng các ngôn ngữ khác như tiếng Đức, tiếng Pháp, tiếng Nga,…

Mỗi nguyên tố thường được biểu thị bằng tên, ký hiệu hoặc số nguyên tử của nguyên tố đó. Trong đó, các ký hiệu của một nguyên tố thường bắt đầu bằng chữ cái in hoa của nguyên tố đó như Kali (kí hiệu là K), Hidro (kí hiệu là H),… Nếu sau ký tự đầu tiên vẫn còn sử dụng chữ cái khác thì chữ cái này sẽ được viết thường.

Ví dụ: 

Nguyên tố có 1 chữ cái: Nitơ (N), Kali (K), Oxi (O),…Nguyên tố có 2 chữ cái: Đồng (Cu), Nhôm (Al), Sắt (Fe), Kẽm (Zn),…

Dưới đây là bảng ký hiệu hoá học các nguyên tố Tiếng Anh và Tiếng Việt đầy đủ và chi tiết giúp các em nắm được một số kí hiệu hóa học các nguyên tố.

 Tên Tiếng Anh Tên Tiếng Việt Kí hiệu nguyên tố Số Proton
actiniumactiniAc89
americiumamericiAm95
stibiumantimonSb51
argonumagonAr18
arsenicumasenAs33
astatiumastatinAt85
baryumbariBa56
berkeliumberkeliBk97
berylliumberylliBe4
bismuthumbitmutBi83
bohriumbohriBh107
borumboB5
bromumbrômBr35
carboneumcacbonC6
ceriumxeriCe58
caesiumxêziCs55
stannumthiếcSn50
curiumcuriumCm96
darmstadtiumdarmstadtiDs110
kaliumkaliK19
dubniumdubniDb105
nitrogeniumnitơN7
dysprosiumdysprosiDy66
einsteiniumeinsteiniEs99
erbiumerbiEr68
europiumeuropiEu63
fermiumfermiFm100
fluorumfloF9
phosphorusphốtphoP15
franciumfranxiFr87
gadoliniumgadoliniGd64
galliumgalliGa31
germaniumgermaniGe32
hafniumhafniHf72
hassiumhassiHs108
heliumheliHe2
aluminiumnhômAl13
holmiumholmiHo67
magnesiummagiêMg12
chlorumcloCl17
chromiumcromCr24
indiumindiIn49
iridiumiridiIr77
iodumiốtI53
cadmiumcadmiCd48
californiumcaliforniCf98
cobaltumcobanCo27
kryptonkryptonKr36
siliciumsilicSi14
oxygeniumôxyO8
lanthanumlantanLa57
laurentiumlawrenciLr103
lithiumlitiLi3
lutetiumlutetiLu71
manganummanganMn25
cuprumđồngCu29
meitneriummeitneriMt109
mendeleviummendeleviMd101
molybdaenummolypdenMo42
neodymiumneodymiNd60
neonneonNe10
neptuniumneptuniNp93
niccolumnikenNi28
niobiumniobiNb41
nobeliumnobeliNo102
plumbumchìPb82
osmiumosmiOs76
palladiumpaladiPd46
platinumbạch kimPt78
plutoniumplutoniPu94
poloniumpoloniPo84
praseodymiumpraseodymiPr59
promethiumpromethiPm61
protactiniumprotactiniPa91
radiumradiRa88
radonradonRn86
rheniumrheniRe75
rhodiumrhodiRh45
roentgeniumroentgeniRg111
hydrargyrumthủy ngânHg80
rubidiumrubidiRb37
rutheniumrutheniRu44
rutherfordiumrutherfordiRf104
samariumsamariSm62
seaborgiumseaborgiSg106
seleniumselenSe34
sulphurlưu huỳnhS16
scandiumscandiSc21
natriumnatriNa11
strontiumstrontiSr38
argentumbạcAg47
tantalumtantaliTa73
technetiumtecnetiTc43
telluriumteluaTe52
terbiumterbiTb65
thalliumtaliTl81
thoriumthoriTh90
thuliumthuliTm69
titaniumtitanTi22
uraniumuraniU92
vanadiumvanadiV23
calciumcanxiCa20
hydrogeniumhiđrôH1
wolframiumvolframW74
xenonxenonXe54
ytterbiumytterbiYb70
yttriumyttriY39
zincumkẽmZn30
zirconiumzirconiZr40
aurumvàngAu79
ferrumsắtFe26

Nguyên tử khối

Nguyên tử khối là khối lượng của một nguyên tử. Tổ chức Đo lường Thế giới lấy khối lượng của nguyên tử cacbon làm đơn vị đo của nguyên tử khối (thường gọi là đơn vị cacbon, ký hiệu là đv
C).


Vì mỗi nguyên tố hóa học khác nhau về số proton nên sẽ có khối lượng nguyên tử khác nhau. 

Đơn vị khối lượng nguyên tử được ký hiệu là u.Theo hệ đo lường quốc tế quy ước: 1u = 1/NA (gam) = 1/(1000 NA) kg (NA – Avogadro là số lượng nguyên tử có trong 12g đồng vị Cacbon 12 hay có thể gọi là số nguyên tử có trong 1 mol chất.

Như vậy, với cách tính trên các em có được:

C = 12 đv
CO = 16 đv
CH = 1 đv
CNa = 23 đv
CK = 39 đv
CCa = 40 đv
C…
*

Bảng các nguyên tố hóa học phổ biến

Bảng các nguyên tố hóa học thường gặp

Ký hiệuTên nguyên tốSố nguyên tửKhối lượng nguyên tử
FeSắt2656
AlNhôm1327
CuĐồng2964
ZnKẽm3065
MnMangan2555
NiNiken2859
CrCrom2452
CaCanxi2040
Kkali1939
SLưu huỳnh1632
PPhốt pho1531
MgMagiê1224
NaNatri1123
OOxi816
HHiđrô11
CCarbon612
FFlo919
ClClo1735,5
BrBrôm3580
AgBạc47108
PbChì82207

Bảng nguyên tố hóa học lớp 8


*

Bài tập vận dụng

Bài 1 Trang 20 SGK Hóa 8

Điền đầy đủ các từ hay cụm từ thích hợp.

a. Đáng lẽ nói những ….. loại này, những ….. loại kia, thì trong hóa học nói ….. hóa học này ….. hóa học kia.


b. Những nguyên tử có cùng ….. trong hạt nhân đều là ….. cùng loại, thuộc cùng một ….. hóa học.

Lời giải:

Đáng lẽ nói những nguyên tử loại này, những nguyên tử loại kia thì trong hóa học nói là nguyên tố hóa học này, nguyên tố hóa học kia.

b. Những nguyên tử có cùng số proton trong hạt nhân đều là nguyên tử cùng loại, thuộc cùng một nguyên tố hóa học.

Bài 2 Trang 20 SGK Hóa 8

a. Nguyên tố hóa học là gì?

b. Cách biểu diễn nguyên tố? Cho ví dụ minh họa

Lời giải:

a. Nguyên tố hóa học là tập hợp những nguyên tử cùng loại và có cùng số proton trong hạt nhân.

b. Mỗi nguyên tố hóa học thường được biểu diễn bằng một hoặc hai chữ cái đầu tiên trong tên latinh nguyên tố đó. Chữ cái đầu tiên được viết in hoa, còn được gọi là kí hiệu hóa học.

Ví dụ minh họa: H, Na, Ba, Ca, Al, Fe, Cu…

Bài 3 Trang 20 SGK Hóa 8

a. Các cách viết 2C, 5O, 3Ca có ý nghĩa gì?

b. Hãy diễn đạt các ý sau bằng chữ số và kí hiệu hóa học: ba nguyên tử nitơ, bảy nguyên tử canxi, bốn nguyên tử natri

Lời giải:

a.

Xem thêm: Năm mẹo thời trang thư ký kim " park min young, học lỏm cách diện đồ công sở như “thư ký kim”

2C: hai nguyên tử cacbon5O: năm nguyên tử oxi3Ca: ba nguyên tử canxi

b.

ba nguyên tử nitơ: 3Nbảy nguyên tử canxi: 7Cabốn nguyên tử natri: 4Na

Bài 4 Trang 20 SGK Hoá 8

Lấy bao nhiêu phần khối lượng của nguyên tử cacbon làm đơn vị cacbon? Nguyên tử khối là gì?

Lời giải:

Lấy 1/12 khối lượng của nguyên tử cacbon làm đơn vị cacbon.Nguyên tử khối được hiểu là khối lượng của một nguyên tử được tính bằng đơn vị cacbon.

Bài 5 Trang 20 SGK Hoá 8

Hãy so sánh nguyên tử magie nặng hay nhẹ hơn bao nhiêu lần so với

a. nguyên tử cacbon

b. nguyên tử lưu huỳnh

c. nguyên tử nhôm

Lời giải:


\begin{aligned}& \small \text{Ta so sánh nguyên tử khối của magie với các nguyên tử cacbon, lưu huỳnh, nhôm.}\\& \small \text{a. Nguyên tử magie nặng hơn } \frac{24}{12} = 2 \text{ lần nguyên tử cacbon.}\\& \small \text{b. Nguyên tử magie nhẹ hơn } \frac{24}{32} = \frac34 \text{ lần nguyên tử lưu huỳnh.}\\& \small \text{c. Nguyên tử magie nhẹ hơn } \frac{24}{27} = \frac89 \text{ lần nguyên tử nhôm.}\end{aligned}

Bài 6 Trang 20 SGK Hoá 8

Nguyên tử X nặng gấp 2 lần nguyên tử nitơ. Tính nguyên tử khối và cho biết X thuộc nguyên tố nào? Viết kí hiệu hóa học của nguyên tố đó.

Lời giải:

Nguyên tử khối của nguyên tử nitơ là 14 đv
C

Nguyên tử X nặng gấp 2 lần nguyên tử nitơ nên nguyên tử khối của X là 28 đv
C.

Vậy X là nguyên tố silic. Kí hiệu hóa học là Si.

Bài 7 Trang 20 SGK Hoá 8

a. Theo giá trị khối lượng tính bằng gam của nguyên tử cacbon trong bài học, hãy tính xem một đơn vị cacbon tương ứng với bao nhiêu gam?

b. Khối lượng tính bằng gam của nguyên tử nhôm là A, B, C hay D?

A. 5,324.10-23g

B. 6,023.10-23g

C. 4,482.10-23g

D. 3,990.10-23g

Lời giải:


\begin{aligned}& \small \text{a. }\\& \small \text{Theo lý thuyết, khối lượng 1 nguyên tử cacbon (C) là } 1,9926.10^{-23} \ g \text{ và bằng } 12 \ đv
C.\\& \small \text{Vậy khối lượng 1 đv
C là } 1 \ đv
C = \frac{1,9926.10^{-23}}{12} = 1,66.10^{-24} \ g\\& \small \text{b. }\\& \small \text{Khối lượng tính bằng gam của nguyên tử nhôm:}\\& \small M_{Al} = 27.1,66.10^{-24} = 44,82.10^{-24} \ g = 4,482.10^{-23} \ g\\& \small \text{Vậy ta chọn đáp án C.}\end{aligned}

Bài 8 Trang 20 SGK Hóa 8

Nhận xét sau đây bao gồm 2 ý: “Nguyên tử đơtêri thuộc cùng nguyên tố hóa học với nguyên tử hiđro vì chúng đều có 1 proton trong hạt nhân”. Cho sơ đồ thành phần cấu tạo của 2 nguyên tử như hình vẽ sau:

Những kiến thức tổng hợp cơ bản về nguyên tố hóa học dễ học, dễ nhớ giúp các bạn học sinh ôn tập kiến thức dễ dàng. Cùng cisnet.edu.vn tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây.


*

Vì sao lại có khái niệm nguyên tố hóa học là gì? Thực tế, chúng ta chỉ đề cập đến những lượng nguyên tử vô cùng lớn. Ví dụ như để tạo ra 1g nước, ta cần tới hơn 3 vạn tỉ tỉ nguyên tử oxi, và số nguyên tử hidro cần còn lớn gấp đôi số lượng đó. Chính bởi vậy, thay vì nói những nguyên tử loại này, những nguyên tử loại kia chúng ta sẽ nói nguyên tố hóa học này, nguyên tố hóa học kia.

Các nguyên tử thuộc cùng một nguyên tố hóa học đều có tính chất hóa học giống nhau.

Đặc điểm của nguyên tố hóa học

Mỗi một nguyên tố hóa học (thường gọi là nguyên tố) đều có một tên gọi và ký hiệu riêng để chúng ta dễ dàng nhận biết. Tên gọi chính thức của nguyên tố hóa học được quy định bởi International Union of Pure and Applied Chemistry (IUPAC – Liên minh Quốc tế về Hóa học Cơ bản và Hóa học ứng dụng).

Nguyên tố hóa học là một chất hóa học tinh khiết, bao gồm một nguyên tử nguyên tử, được phân biệt bởi số hiệu nguyên tử bao gồm lượng proton có trong mỗi hạt nhân (Wikipedia.org).

Nguyên tố hóa học ký hiệu như thế nào?

Mỗi nguyên tố hóa học được biểu diễn bằng một hay hai chữ cái, thường là một trong 2 chữ cái đầu trong tên La – tinh của nguyên tố trong đó có chữ cái đầu được viết ở dạng chữ in hoa, gọi là kí hiệu hóa học.

Kí hiệu hóa học được quy định dùng thống nhất trên toàn thế giới. Và theo quy ước, mỗi kí hiệu của một nguyên tử nguyên tố đó. Ví dụ, muốn chỉ 2 nguyên tử Nhôm hoặc nhiều hơn hai ta viết 2 Al.

Ký hiệu một số nguyên tố phổ biến:


Nguyên tố

Kí hiệu

Hidro

H

Oxi

O

Sắt

Fe

Clo

Cl

Nhôm

Al

Kali

K

Canxi

Ca

Cacbon

C

Kẽm

Zn

Natri

Na

Đồng

Cu

Nito

N


Có bao nhiêu nguyên tố hóa học?

Đến nay, khoa học đã biết được và chứng minh có trên 110 nguyên tố. Trong này, có 92 nguyên tố có trong tự nhiên, bao gồm cả trên Trái Đất, Mặt trời, mặt Trăng và một số ngôi sao…, số còn lại do con người tổng hợp được – nguyên tố nhân tạo (Theo Sách giáo Khoa Hóa học 8, Nhà Xuất bản Giáo dục Việt Nam).

*

Các nguyên tố tự nhiên (các nguyên tố tạo nên các chất cấu thành vỏ Trái Đất) có trong vỏ Trái Đất rất không đồng đều.Oxi là nguyên tố phổ biến nhất (chiếm 49.4%) và chỉ 9 nguyên tố đã chiếm hầu hết 98.6% khối lượng vỏ Trái Đất.Hidro xếp thứ 9 về khối lượng nhưng nếu xét theo số lượng nguyên tử thì nó chỉ đứng sau oxi.Trong số 4 nguyên tố thiết yếu nhất cho sinh vật là C, H, O và N thì C và N là hai nguyên tố thuộc những nguyên tố có khá ít chỉ chiếm lần lượt 0.08% và 0.03%.Một số nguyên tố phổ biến trong vỏ trái đất như oxi (O), silic (Si), nhôm (Al)…

Ý nghĩa tên của các nguyên tố hóa học

Đã bao giờ các bạn thắc mắc vì sao nguyên tố hóa học này được kí hiệu là chữ cái này, nguyên tố hóa học kia lại được kí hiệu bằng một chữ cái khác và chúng có ý nghĩa gì? Có những nguyên tố hóa học xuất phát từ tên gọi của khoáng vật, có những tên nguyên tố xuất phát từ tên của các vì sao, có những nguyên tố lại có tên gọi xuất phát từ tên các vị thần…

Ý nghĩa tên của các nguyên tố hóa học được cisnet.edu.vn tổng hợp trong bảng dưới đây:


Nhóm tên gọi

Nguyên tố

Ý nghĩa

Xuất phát từ tên gọi của khoáng vật

Nhôm

Sinh ra phèn

Canxi

Tồn tại trong đá vôi

Bo

Từ tên gọi một hợp chất của nó là Boras (hàn the)

Silic

Tên khoáng vật Silix có chứa Silic

Màu sắc trên quang phổ

Hidro

Sinh ra nước, nước được tạo ra khi hydro bị đốt cháy

Indi

Tiếng Latin "Indicum" - được phát hiện bằng quang phổ, Quang phổ của nó có màu chàm (indi)

Tali

Trong tiếng Hy Lạp mang nghĩa "Thallos" (dịch nghĩa: Chơi trội). Tên gọi này là do trong phổ của nó có một vạch xanh lá cây rõ

Flo

Trong tiếng latinh là “chảy” xỉ lò quặng

Clo

Bắt nguồn từ tiếng tiếng Hy Lạp mang nghĩa "chloros" mang ý nghĩa là xanh lá cây sáng. Clo ở thể khí có màu vàng lục

Brom

Dễ bay hơi có mùi hôi

Tên của các vì sao

Seleni

Mặt Trăng

Telu

Trái Đất

Heli

Mặt trời

Neptuni

Hải Vương

Uran

Thiên Vương

Plutoni

Diêm Vương

Palađi

Tiểu hành tinh Pallas

Tên gọi của các vị thần

Prometi

Thần Prometi – một vị thần Hy Lạp đã đánh cắp lửa của trời để tặng loài người

Titan

Tên vị thần địa cầu Titan xuất hiện trong thần thoại Hy Lạp

Vanadi

Nguyên tố lấy tên từ tên của vị thần Vanadis - vị thần sắc đẹp mà dân gian Na
Uy lưu truyền

Tên nhà khoa học

Curi

Kỷ niệm hai vợ chồng nhà bác học Marie và Pierre Curie

Mendelevi

Nhà hóa học vĩ đại người Nga - Dmitri Ivanovich Mendeleev

Nobeli

Theo tên Alfred Nobel - nhà hóa học người Thụy Điển

Lawrenci

Đặt từ tên nhà vật lý Ernest Lawrence

Rutherfordi

Lấy tên từ nhà vật lý người New Zealand - Ernest Rutherford

Seaborgi

Lấy tên từ nhà hóa học người Hoa Kỳ - Glenn T. Seaborg

Meitneri

Lấy từ nhà vật lý người Úc - Lise Meitner

Copernixi

Theo tên nhà khoa học Nicolaus Copernicus

Flerovi

Lấy theo tên nhà Vật lý người Liên Xô - Georgy Nikolayevich Flyorov

Oganesson

Theo tên Yuri Tsolakovich Oganessian - Nhà vật lý hạt nhân người Nga

Tên gọi của đất nước

Poloni

Lấy tên của quê hương bà Marie Curie là polone – người phát hiện ra nguyên tố làm kỉ niệm.

Franci

Nước Pháp

Gali

Tên gọi kỷ niệm nước Pháp (Gallia – tên gọi cổ của nước Pháp)

Hafni

Tên gọi thủ đô Đan Mạch

Mang ý nghĩa “giấu giếm” – Khó phát hiện

Xenon

Lạ, không quen biết

Neon

Mới

Kripton

Ẩn náu


Bài tập thực hành nguyên tố hóa học

Những bài tập thực hành trong Sách giáo khoa Hóa Học 8 sau khi học lý thuyết về “Nguyên tố hóa học” sẽ giúp bạn ôn luyện và ghi nhớ kiến thức lâu hơn.

*

Bài tập thực hành nguyên tố hóa học 1: Điền chữ thích hợp vào chỗ trống

1/ Đáng lẽ nói những (1) loại này, những (2) loại kia, thì trong hóa học nói (3) hóa học này (4) hóa học kia.

2/ Những nguyên tử có cùng (5) trong hạt nhân đều là (6) cùng loại, thuộc cùng một (7) hóa học.

Gợi ý đáp án:

Ý 1:

(1) nguyên tử

(2) nguyên tử

(3) nguyên tố

(4) nguyên tố

Ý 2:

(5) số proton

(6) nguyên tử

(7) nguyên tố

Bài tập 2: Trả lời những câu hỏi sau

1/ Nguyên tố hóa học là gì?

2/ Cách biểu diễn nguyên tố? Ví dụ minh họa

Gợi ý đáp án:

1/ Nguyên tố hóa học là tập hợp những nguyên tử cùng loại, có cùng số proton trong hạt nhân.

2/ Mỗi nguyên tố hóa học được biểu diễn bằng một hoặc hai chữ cái đầu tiên trong tên latinh nguyên tố đó, trong đó chữ cái đầu được biết in hoa, gọi là ký hiệu hóa học.

Ví dụ nguyên tố hóa học hidro ký hiệu là H; nguyên tố hóa học Nhôm ký hiệu là Al, nguyên tố hóa học Sắt ký hiệu là Fe…

Bài 3: Trả lời câu hỏi

1/ Các cách viết 3C, 40, 5Ca chỉ ý gì?

2/ Dùng chữ số và ký hiệu hóa học điễn đạt: Hai nguyên tử nito, bảy nguyên tử sắt, bốn nguyên tử nhôm

Gợi ý đáp án:

1/ Ý nghĩa của các cách viết:

3C => hai nguyên tử cacbon4O => bốn nguyên tử oxi5Ca => năm nguyên tử canxi

2/ Diễn đạt nguyên tố hóa học:

Hai nguyên tử nitơ => 2NBảy nguyên tử sắt => 7Fe
Bốn nguyên tử nhôm => 4Al

Trên đây là lý thuyết về bài nguyên tố hóa học mà cisnet.edu.vn đã tổng hợp. Các bạn hãy ôn tập và làm bài tập thực hành để nắm vững kiến thức hơn nhé!

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

x

Welcome Back!

Login to your account below

Retrieve your password

Please enter your username or email address to reset your password.