5 Loại Thuốc Trị Đổ Mồ Hôi Tay Chân, Trung Tâm Y Tế Huyện Thoại Sơn > Hoi

Khi mồ hôi tay chân ra quá nhiều, các biện pháp dân gian như ngâm nước lá lốt, chè xanh… không còn hiệu quả thì cần thiết phải dùng đến thuốc điều trị chuyên biệt mới có thể kiểm soát tốt bệnh. Dưới đây là 5 loại thuốc trị mồ hôi tay chân phổ biến và những lưu ý khi sử dụng để mang lại hiệu quả cao.

Thuốc trị mồ hôi tay chân từ muối nhôm

Còn được gọi là chất chống mồ hôi, loại này chỉ sử dụng bên ngoài da với thành phần chủ yếu là muối nhôm (aluminum zirconium, aluminium chlorohydrate…) nồng độ cao từ 10 – 30%, bào chế dạng xịt, bột hoặc kem bôi da.

Bạn đang xem: Thuốc trị đổ mồ hôi tay chân

Khi thoa thuốc lên da, muối nhôm sẽ hòa tan theo mồ hôi, đi vào trong lỗ chân lông và tạo kết tủa làm tắc ống dẫn mồ hôi khiến mồ hôi không thoát ra khỏi da được, tác dụng duy trì khoảng 24 tiếng nên sẽ phải bôi thuốc hằng ngày.

Tuy nhiên, không nên sử dụng nhóm thuốc trị mồ hôi tay chân này thường xuyên và kéo dài vì một số nghiên cứu cho thấy, tiếp xúc lâu với nhôm có thể làm tăng nguy cơ bị ung thư vú, loãng xương, bệnh thận, bệnh Alzheimer…

*

Dùng thường xuyên thuốc trị mồ hôi tay chân chứa muối nhôm có thể gây hại sức khỏe

Thuốc trị mồ hôi tay chân nhóm kháng cholinergic

Nguyên nhân gây đổ mồ hôi tay chân là do hệ thần kinh giao cảm bị hưng phấn và gửi tín hiệu kích thích quá mức làm tuyến mồ hôi bài tiết liên tục. Thuốc kháng cholinergic sẽ tác dụng trên hệ giao cảm, kìm hãm hoạt động của hệ thần kinh này, nhờ đó làm giảm mồ hôi tiết ra.

Một số thuốc thông dụng trong nhóm này là glycopyrolate, propantheline, benztropine, oxybutynin…, thường dùng đường uống hoặc đôi khi có thể sử dụng ngoài da chẳng hạn như kem bôi chứa glycopyrolate.

Thuốc trị mồ hôi tay chân nhóm kháng cholinergic có ưu điểm là hiệu quả nhanh nhưng không giữ được lâu và có nhiều tác dụng phụ khi dùng, thường gặp là nhịp tim chậm, tụt huyết áp, mờ mắt, táo bón, bí tiểu… Do đó, không được sử dụng thuốc dài ngày và chống chỉ định cho người bị phì đại tuyến tiến liệt, nhược cơ, glocom…

Thuốc trị mồ hôi tay chân nhóm chẹn beta

Nhóm thuốc này có tác dụng ngăn chặn chất dẫn truyền thần kinh epinephrine và norepinephrine gắn vào thụ thể beta của hệ thần kinh giao cảm, từ đó ức chế thần kinh khiến mồ hôi giảm tiết không chỉ ở tay chân mà còn trên toàn cơ thể.

Cũng như thuốc kháng cholinergic, các thuốc chẹn beta chỉ nên dùng trong thời gian ngắn để tránh các tác dụng phụ như co thắt cơ trơn phế quản, loạn nhịp tim, chóng mặt, ù tai, lạnh chân tay… Và tuyệt đối không sử dụng nhóm thuốc này nếu bị hen suyễn, block nhĩ thất, nhịp tim chậm, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính COPD, hội chứng Raynaund…

Thuốc trị mồ hôi tay chân từ thảo dược

Mặc dù các thuốc kháng cholinergic, thuốc chẹn beta… có thể ức chế thần kinh giao cảm và giảm tiết mồ hôi, nhưng chỉ mang lại hiệu quả trong thời gian ngắn và có nguy cơ gây ra nhiều tác dụng phụ. Bởi vậy, sử dụng những thảo dược tự nhiên có khả năng điều chỉnh ổn định hoạt động của hệ thần kinh giao cảm sẽ là giải pháp giảm tiết mồ hôi tay chân an toàn và lâu dài hơn.

Nghiên cứu tại viện Dược liệu thuộc Đại học Bundelkhand (Ấn Độ) đã chứng minh, thảo dược Thiên môn đông có lợi ích tuyệt vời trong chữa bệnh mồ hôi nhiều nhờ tác dụng trấn tĩnh hệ giao cảm, ổn định các tuyến mồ hôi, làm mát cơ thể, giảm tiết mồ hôi nhanh chóng; ngoài ra còn bổ sung dịch để cơ thể không bị mất nước qua mồ hôi. 

Khi kết hợp Thiên môn đông cùng những thảo dược có tác dụng săn se bề mặt da, thu nhỏ lỗ chân lông, nâng sức bền của da để ngăn mồ hôi bài tiết, điển hình như Sơn thù du, Hoàng kỳ sẽ tạo nên tác động “kép”, giúp kiểm soát mồ hôi tay chân hiệu quả.

Đó cũng chính là công thức của viên uống Hòa Hãn Linh – Sản phẩm hỗ trợ trị mồ hôi đầu tay được các chuyên gia, bác sỹ khuyên dùng và đông đảo người bệnh lựa chọn hiện nay. Sự phối hợp của bộ 3 thảo dược trong sản phẩm sẽ tác động sâu vào căn nguyên bệnh, giúp:

*

Tác dụng của Hòa Hãn Linh trong hỗ trợ điều trị mồ hôi tay chân

Đánh giá về Hòa Hãn Linh, GS.BS Hoàng Bảo Châu – Nguyên viện trưởng Viện Y học Cổ truyền Việt Nam cho biết: “Thiên môn đông phối hợp cùng Hoàng kỳ, Sơn thù du trong công thức Hòa Hãn Linh là bài thuốc trị mồ hôi toàn diện và cân đối, vừa giúp ổn định bên trong, vừa tăng cường sức khỏe da ở bên ngoài, từ đó mang lại hiệu quả rất tốt.”

Thực vậy, rất nhiều người đã có cải thiện tích cực sau khi sử dụng Hòa Hãn Linh, kể cả những trường hợp đổ mồ hôi tay chân nặng hoặc mắc bệnh lâu năm cũng thuyên giảm rõ rệt, lòng bàn tay, bàn chân khô ráo hẳn khi dùng đúng và đủ liệu trình 3 – 6 tháng mà không cần phẫu thuật.

Hãy cùng lắng nghe ý kiến đánh giá của chuyên gia và cảm nhận từ người dùng về Hòa Hãn Linh qua video sau để hiểu rõ hơn về tác dụng của sản phẩm:

Chuyên gia và người dùng đánh giá về viên uống giảm mồ hôi Hòa Hãn Linh

Thuốc trị mồ hôi tay chân nhóm botox

Đây là dạng thuốc tiêm dưới da chứa hoạt chất botulinum toxin – một chất độc thần kinh nguồn gốc từ vi khuẩn có khả năng ngăn chặn chất dẫn truyền thần kinh acetylcholine và làm ức chế hệ giao cảm khiến mồ hôi giảm tiết tại nơi tiêm thuốc.

Bác sỹ sẽ chia botox thành nhiều mũi nhỏ để tiêm vào lòng bàn tay và bàn chân. Thuốc bắt đầu có hiệu quả sau 4 – 5 ngày và bạn cần tiêm nhắc lại định kỳ 6 tháng/1 lần, chi phí tầm khoảng 4 – 10 triệu đồng/1 lần. Một số tác dụng không mong muốn thường gặp khi tiêm botox là yếu cơ, khó cử động tay chân, nhìn mờ, sụp mí mắt, sưng đau nơi tiêm…

Những lưu ý khi sử dụng thuốc trị mồ hôi tay chân để phát huy tối ưu hiệu quả

Khi dùng bất cứ loại thuốc trị mồ hôi tay chân nào, để có hiệu quả nhanh và tốt thì bạn cần lưu ý: 

– Không hút thuốc lá và sử dụng đồ uống chứa caffein (cà phê, trà đặc), đồ uống chứa cồn (bia, rượu) vì những chất này sẽ kích thích thần kinh khiến mồ hôi khó kiểm soát hơn.

Xem thêm: Lưu Ngay Tác Dụng Của Bột Khoai Tây Trong Nấu Ăn Và Làm Đẹp, Công Dụng, Cách Sử

– Hạn chế thực phẩm nóng như đồ ăn cay và một số loại gia vị như tiêu, ớt, tỏi, mù tạt…

– Tránh căng thẳng, lo lắng nhiều; nếu cuộc sống quá áp lực, bạn có thể giải tỏa stress bằng một số cách như tập yoga, nghe nhạc, ngồi thiền, tắm nước ấm…

– Bổ sung đủ nước cho cơ thể (trung bình 1.5 -2 lít/ngày), tăng cường thực phẩm giàu vitamin B, trái cây và rau củ tươi trong các bữa ăn.

– Không nên đi các loại giày dễ gây bí chân như giày chật, kín, chất liệu nilon, thay vào đó, nên chọn giày hở mũi, giày vải và tất cotton cho thông thoáng lòng bàn chân.

– Tẩy da chết bàn chân 1 – 2 lần/tuần, cắt ngắn móng chân, rửa chân bằng xà phòng sát khuẩn và lau chân khô sau khi rửa để hạn chế vi khuẩn phát triển gây mùi hôi chân.

Bệnh ra mồ hôi tay chân gây rất nhiều phiền toái cho người bệnh, nhất là khi phải giao tiếp hay viết bút. Mồ hôi ra nhiều còn làm cơ thể mất nước, mất muối, nhanh mệt mỏi. 


Nguyên nhân ra mồ hôi tay chân

Nguyên nhân dẫn đến ra mồ hôi tay, chân (tăng tiết mồ hôi) có nhiều loại như: cảm xúc, do vị giác hoặc do phụ nữ có thai, mãn kinh, bệnh về thần kinh giao cảm, khối u di căn chèn ép hoàn toàn thần kinh tủy sống, hạ đường huyết, uống thuốc hạ nhiệt salicylat quá liều… 

Ngoài ra, yếu tố môi trường, thời tiết khí hậu nhiệt đới như nước ta là điều kiện thuận lợi cho tăng tiết mồ hôi trầm trọng hơn. Ngoài ra còn có chứng tăng tiết mồ hôi vị giác và toàn thân. 

*

Biểu hiện ra mồ hôi tay chân

Tăng tiết mồ hôi bàn tay bàn chân (còn được gọi là tăng tiết mồ hôi do cảm xúc). Thể loại này thường thấy là trong suốt mùa hè, bàn tay, bàn chân ướt sũng, nếu để bàn tay rủ xuống có thể thấy nước nhỏ giọt ở các đầu ngón tay, bàn chân luôn luôn ướt đôi khi xuất hiện tiêu sừng lõm lòng bàn chân là căn nguyên của chân nặng mùi.

Bệnh trầm trọng nên mỗi khi có xúc cảm đột ngột như vào phòng thi, nhận tin vui, buồn đột ngột, người bệnh thường lo lắng bồn chồn dễ bị sang chấn tinh thần (stress), mất bình tĩnh.


Có thể bạn quan tâm:


Phương pháp điều trị ra mồ hôi tay chân

Tăng tiết mồ hôi bàn tay, bàn chân và nách được điều trị tại chỗ bằng cách bôi aluminum chloride 20% vào các buổi tối tác dụng rất tốt. Ngoài ra, còn có một số phương pháp chuyên sâu khác như:

– Điện chuyển ion: Đưa các hạt điện tích của thuốc qua da vào sâu dưới da. Thuốc sử dụng trong điện chuyển ion là aliminum chloride 20% và glycopyrrolate 0,01% trong môi trường điện chuyển ion. Phương pháp này dùng thay thế cho phương pháp bôi tại chỗ. 

– Bằng cách tiêm botulinum A toxin: tiêm botox vào mỗi bàn chân, tay hoặc nách tác dụng giảm tiết mồ hôi rất tốt. Tuy nhiên, tác dụng phụ của thuốc là gây yếu cơ khi cầm nắm nên khuyên bệnh nhân khi làm việc phải thận trọng. Phương pháp này có tác dụng trong 5 tháng sau khi tiêm nhưng giá thành cao. Ở điều kiện nước ta chỉ cần tiêm một lần vào cuối mùa xuân, đầu mùa hè.

– Liệu pháp uống thuốc: Sử dụng thuốc kháng cholinergic như pro-banthine hoặc glycopyrrolate có thể có tác dụng giảm tiết mồ hôi toàn thân trong vòng 4-6 giờ sau khi uống thuốc.

*

Khi tất cả các phương pháp trên thất bại thì phương pháp phẫu thuật được áp dụng: cắt bỏ hạch giao cảm ngực để điều trị tăng tiết mồ hôi bàn tay. Một số tác giả áp dụng tiêm huyết thanh nóng để diệt hạch giao cảm ngực thay cho phẫu thuật cũng đạt hiệu quả cao. 

Phương pháp diệt hạch giao cảm có tác dụng nhanh và ngừng tiết mồ hôi hoàn toàn 2 bàn tay, da trở nên khô ráp rất khó chịu. Đối với tăng tiết mồ hôi ở nách thường đi kèm với hôi nách thì phương pháp phẫu thuật tỏ ra rất ưu việt: cắt da theo hình elip tẩy bỏ tuyến mồ hôi cách 2 bên mép cắt 2cm dựa vào sự phân bố của lông nách để cắt lọc. Phương pháp này đơn giản, dễ làm, hiệu quả cao, có thể áp dụng rộng rãi ở tuyến huyện.

Lưu ý: Những thông tin cung cấp trong bài viết của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Theo dõi fanpage của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc để biết thêm thông tin bổ ích khác: https://www.facebook.com/Benhvien
Hong
Ngoc/

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

x

Welcome Back!

Login to your account below

Retrieve your password

Please enter your username or email address to reset your password.