CAM THẢO CÓ TÁC DỤNG GÌ? UỐNG CAM THẢO CÓ TÁC DỤNG GÌ UỐNG NƯỚC CAM THẢO CÓ TÁC DỤNG GÌ

Uống nước cam thảo điều độ có thể mang lại hàng loạt các lợi ích cho sức khoẻ như chống oxy hoá, kháng khuẩn, giải nhiệt, giải độc,... Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng thức uống này, bạn cần lưu ý về liều lượng và những khuyến cáo kèm theo khác để ngăn ngừa một số rủi ro tiềm ẩn.

Bạn đang xem: Uống cam thảo có tác dụng gì


Cam thảo là một trong những vị thuốc Đông y quý, có tác dụng bồi bổ cơ thể, giải độc, ức chế sự phát triển các tế bào ung thư, hạ cholesterol, bảo vệ gan và tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. Trong cam thảo có chứa nhiều thành phần và hoạt chất nổi bật như glycyrrhizin, neo-liquiritin, liquiritin, isoliquiritin và các chất chống viêm cũng như chống oxy hoá khác.

Việc uống cam thảo hàng ngày có thể giúp bạn chữa tỳ vị hư nhược, ho do yếu phổi, chán ăn, sốt do mệt mỏi, đau bụng do tiêu chảy,... Ngoài ra, khi sử dụng cam thảo tươi có thể giúp bạn giải nhiệt, giải độc, hạ hoả và chữa loét đường tiêu hoá rất hữu hiệu. Đặc biệt, uống nước cam thảo cũng giúp hỗ trợ giải chất độc của độc tố uốn ván.

Theo nghiên cứu y học hiện đại, uống nước cam thảo điều độ có thể mang lại các công dụng nổi trội khác sau:

Chữa bệnh sâu răng: Các hoạt chất chống viêm và chống oxy hoá trong nước cam thảo có thể tiêu diệt các vi khuẩn gây sâu răng.Một số công dụng khác: Uống cam thảo hàng ngày còn giúp điều trị chứng viêm họng, tiêu đàm, điều hoà nội tiết tố nữ và chống cơn co thắt cơ trơn ở đường tiêu hoá.

Do nước cam thảo có tác dụng giải độc, bởi vậy khá nhiều người đã sử dụng loại nước này liên tục mỗi ngày. Tuy nhiên, trong nước cam thảo có chứa khoảng 23% glycyrrhizin – một chất có vị ngọt gấp 50 lần so với đường saccaroza, có độc tố yếu khi qua đường miệng. Một số nghiên cứu đã cho thấy, khi uống quá 5g glycyrrhizin / kg thể trọng có thể gây tử vong. Khi hấp thu 1g / kg / ngày liều glycyrrhizin trong cam thảo có thể gây ra các hiện tượng như khát nước, tăng huyết áp, tăng khả năng giữ muối / giữ nước, đôi khi xuất hiện dấu hiệu tổn thương ở hệ tim mạch và cơ quan thận.

Khi bạn tiêu thụ quá nhiều nước cam thảo đặc, cụ thể là vượt quá 100g / ngày có thể dẫn đến tình trạng hạ kali huyết và tăng huyết áp. Kết quả thử nghiệm của các nhà khoa học đã cho thấy, sau khi sử dụng nhiều sản phẩm chứa cam thảo như kẹo hoặc nước, khoảng 1 – 2% số người có dấu hiệu tăng huyết áp động mạch. Nếu dùng quá liều 5g glycyrrhizin chiết xuất từ cam thảo có thể gây rối loạn nhịp tim và chứng rối loạn cơ. Đặc biệt, các triệu chứng uống cam thảo quá liều thường dễ nhận thấy nhất ở những người mắc bệnh gan.


Cam thảo và nhân trần là 2 dược liệu quý trong ẩm thực dưỡng sinh của nhiều người, bao gồm cả người khoẻ mạnh và người có vấn đề về sức khỏe. Thay vì sử dụng trà, có một bộ phận không nhỏ những người quyết định lựa chọn uống nước cam thảo kết hợp với nhân trần vừa để giải khát vừa tranh thủ đạt được các lợi ích như giải độc, mát gan, giảm mệt mỏi và chống suy nhược. Tuy nhiên, việc uống nước cam thảo pha cùng nhân trần không đúng cách có thể dẫn đến tình trạng tai biến đông dược.

Trong Y học cổ truyền, nhân trần là vị thuốc có tính hàn, vị cay đắng, có tác dụng nhuận gan và lợi mật. Nhân trần được sử dụng chủ yếu để điều trị cho các vấn đề như viêm túi mật, vàng da, đau đầu, giảm cảm nhiệt, đau họng, chảy nước mũi, bí tiểu, trướng bụng hoặc các triệu chứng sau sinh ở nữ giới. Mặt khác, cam thảo là dược liệu có tác dụng thanh nhiệt giải độc, bổ khí, chủ trị cho chứng ho suyễn, tỳ vị hư nhược, giải độc thuốc / thức ăn, trị hầu họng sưng đau, chống suy nhược. Trong các bài thuốc dân gian, cam thảo thường đóng vai trò dẫn thuốc vào kinh.

Mặc dù cả nhân trần và cam thảo đều mang lại nhiều công dụng tốt cho sức khỏe, tuy nhiên khi phối hợp 2 vị thuốc này với nhau có thể tiềm ẩn nhiều nguy hại cho người sử dụng. Điều này là do nhân trần có tính đào thải, trong khi cảm thảo có đặc tính giữ nước. Bởi vậy, việc tự ý sử dụng kết hợp nước cam thảo cùng nhân trần chẳng những không có lợi mà còn tiềm ẩn nguy cơ tương tác thuốc, đặc biệt có hại cho bệnh nhân bị tăng huyết áp.


Theo nguyên tắc điều trị mà bác sĩ khuyến cáo, khi mật viêm hoặc tắc mật thì mới cần đến lợi mật, trong trường hợp gan gặp vấn đề mới cần đến nhuận gan. Nếu cơ thể khoẻ mạnh bình thường và không có bệnh, nhưng bạn lại uống nước cam thảo quá thường xuyên có thể bắt mật và gan làm việc quá mức, dễ dẫn đến mất cân bằng, tổn thương và sinh bệnh. Đặc biệt, nước cam thảo không được khuyến cáo sử dụng cho các trường hợp sau đây:

Người mắc bệnh viêm thận, viêm gan hoặc xơ gan: Đối với bệnh nhân bị viêm thận có triệu chứng tiểu ít, phù mí mắt, hoặc bị viêm gan, xơ gan có dấu hiệu phù nề cần tránh uống nước cam thảo.

Xem thêm: Vì Sao Tour Du Lịch Sơn Đoòng Giá 3000 Usd/Tour Năm, Thám Hiểm Hang Sơn Đoòng 4N3Đ

Người có mức huyết áp cao hoặc không ổn định: Tình trạng tăng huyết áp có thể trở nên trầm trọng hơn nếu bệnh nhân uống nhiều nước cam thảo, do đó họ cần tránh tiêu thụ nhiều loại nước này.

Theo một số nghiên cứu gần đây cho thấy, uống khoảng 8g cam thảo / ngày có thể dẫn đến tình trạng suy giảm hormone testosterone và gây bất lực cho nam giới. Hơn nữa, uống nước cam thảo không đúng liều lượng cũng gây suy giảm hệ miễn dịch, tăng huyết áp, phù toàn thân và viêm loét dạ dày. Do đó, việc chú ý đến liều lượng sử dụng cam thảo là vô cùng cần thiết.

Đối với những người bình thường, không nên sử dụng quá 2 gói trà thanh nhiệt chứa cam thảo vào mỗi ngày. Tránh sử dụng nước bao gồm cả cam thảo, chẳng hạn như bát bảo, nhân trần,... để thay cho nước lọc. Đối với người muốn uống cam thảo để điều trị bệnh, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ để xác định được liều lượng phù hợp.


Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng My
Vinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh · Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh


*


Từ xa xưa, cam thảo (hay chính xác là cam thảo bắc) đã được sử dụng phổ biến trong nhiều bài thuốc Đông y. Chích thảo (hay rễ cam thảo sao vàng) có tác dụng bổ phổi, điều hòa các vị thuốc; dùng chữa tỳ vị hư nhược, ỉa lỏng, suy nhược cơ thể, chán ăn. Dùng trà từ cam thảo sống lại có tính mát, có thể giúp thanh nhiệt, hạ hỏa, chữa cảm, ho mất tiếng, viêm họng, mụn nhọt, đau dạ dày, tiêu chảy, ngộ độc.


Bên cạnh đó, nhiều nghiên cứu trên lâm sàng đã cho thấy trong cam thảo có một số hoạt chất mang lại tác dụng như:


β-glycyhrritinic chống viêm Flavonoid kháng khuẩn Axit glycyrrhizic kháng virus Lichochalcone A kháng sinh vật đơn bào licochalcones A, B, C và D chống oxy hóa Axit glycyrrhetinic bảo vệ gan Axit glycyrrhetinic chống ung thư

Để pha trà cam thảo, bạn có thể sử dụng trà túi lọc và thực hiện pha 4-20g rê cam thảo hoặc bột cam thảo, đem hãm hoặc sắc với nước dùng uống trong ngày.


*


Lưu ý khi sử dụng trà cam thảo

Trà cam thảo có thể mang lại rất nhiều lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe. Tuy nhiên, sử dụng quá nhiều cam thảo cũng gây hại cho cơ thể. Bên cạnh đó, người dùng cũng cần lưu ý những thông tin quan trọng dưới đây trước khi dùng trà cam thảo.


Ai không nên dùng trà cam thảo?

Phụ nữ mang thai, nếu không được bác sĩ chỉ định thì không nên uống trà cam thảo. Thành phần glycyrrhizin có trong cam thảo có thể gây ảnh hưởng tiêu cực đến em bé. 


Không những thế, một nghiên cứu về cam thảo đã chỉ ra rằng, phụ nữ mang thai tiêu thụ quá nhiều cam thảo trong thai kỳ có thể dẫn đến đẻ non. Vì vậy, phụ nữ mang thai nếu muốn sử dụng cam thảo để điều trị bệnh hoặc cải thiện sức khỏe, tốt nhất nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng.


Người bệnh tăng huyết áp hoặc huyết áp không ổn định Người bị táo bón mạn tính

Tác dụng phụ có thể gặp phải khi uống trà cam thảo

*


Dùng cam thảo không đúng cách có thể gây hại cho cơ thể như làm giảm nồng độ kali trong máu, dẫn đến mệt mỏi, huyết áp cao, đau cơ, yếu cơ, suy tim sung huyết, nhịp tim thất thường… Tích tụ glycyrrhizin – một thành phần có trong cam thảo có thể gây ra sự gia tăng bất thường của hormone căng thẳng cortisol, gây mất cân bằng nước và điện giải trong cơ thể.


Ngoài ra, cam thảo có thể gây tương tác với một số loại thuốc dẫn đến hậu quả khó lường. Người bệnh đang sử dụng những loại thuốc dưới đây cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi dùng cam thảo để tránh những tác dụng không mong muốn:


Thuốc hạ kali Thuốc điều trị tăng huyết áp Thuốc lợi tiểu Thuốc nhịp tim Thuốc chống đông Thuốc nội tiết estrogen, thuốc tránh thai Thuốc chống viêm corticosteroid

Lạm dụng trà cam thảo gây hại như thế nào?

Một số tài liệu cho rằng nam giới dùng cam thảo với liều lượng nhiều hơn 8 gam mỗi ngày trong thời gian kéo dài có thể dẫn đến tình trạng suy giảm hormone testosterone và gây bất lực. 


Hơn nữa, lạm dụng trà cam thảo cũng có thể dẫn đến suy giảm miễn dịch, tăng huyết áp và viêm loét dạ dày. Vì vậy, việc chú ý đến liều lượng sử dụng cam thảo là rất cần thiết. Tốt nhất, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ về liều lượng cũng như cách sử dụng.


Lưu ý trong cách pha trà cam thảo

Nhiều người có thói quen pha trà cam thảo và nhân trần để uống giải khát thay nước lọc trong ngày hè nóng bức. Mặc dù cả nhân trần và cam thảo đều mang lại nhiều công dụng tốt cho sức khỏe, nhưng khi phối hợp 2 vị thuốc này với nhau có thể tiềm ẩn nhiều nguy hại cho người sử dụng. Điều này là do nhân trần lợi tiểu, trong khi cảm thảo lại giữ nước, kết hợp sẽ gây hại cho bệnh nhân bị tăng huyết áp. 


Nói tóm lại, trà cam thảo mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, cần sử dụng đúng cách để nhận được những ích lợi đó. Nếu cần giải đáp bất kỳ thắc mắc nào, bạn có thể liên hệ với bác sĩ, dược sĩ hoặc các chuyên gia y tế để được hỗ trợ.


Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.


*

Nguồn tham khảo


Đỗ Huy Bích và cộng sự, Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam, tập 1, tr.326

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

x

Welcome Back!

Login to your account below

Retrieve your password

Please enter your username or email address to reset your password.