Tổng Hợp Các Món Ăn Ngon Từ Đậu Hũ Non Là Gì, Đậu Hũ Non Gdl

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh · Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh


*

Giá trị dinh dưỡng củ đậu phụ

Một khối đậu phụ khoảng 122g chứa các thành phần dinh dưỡng:

177 calo 2mg kẽm 3,35mg sắt 178mg kali 65mg magiê 421mg canxi 15,57g protein 282mg phốt pho 12,19g chất béo 5,36g carbohydrate 27mcg (microgam) folate, DFE

Đậu phụ cũng cung cấp một lượng nhỏ thiamin, riboflavin, niacin, vitamin B6, choline, mangan và selen. Ngoài ra, đậu phụ cũng là một nguồn protein rchỉnh nên có thể cung cấp tất cả các axit amin thiết yếu trong chế độ ăn uống. Hơn nữa, đậu phụ cũng cung cấp cho bạn nhiều chất béo không bão hòa đa lành mạnh, đặc biệt là axit alpha-linolenic omega-3.

Bạn đang xem: Đậu hũ non là gì

Các loại đậu phụ

Đậu phụ có hai loại là đậu phụ thường và đậu phụ non. Đậu phụ thường sẽ hơi cứng và có thể giữ được hình dạng tốt hơn khi nấu. Vậy nên loại đậu phụ này phù hợp với các món chiên xào. Đậu phụ non mềm hơn và dễ bị vỡ nên phù hợp hơn với các món canh và hầm.

Đậu phụ là thực phẩm kháng dinh dưỡng


Trước khi tìm hiểu về tác dụng của đậu phụ, hiểu hơn về thành phần dinh dưỡng và tính chất của loại thực phẩm này sẽ có ích cho bạn. Giống như nhiều loại thực phẩm có nguồn gốc thực vật, đậu phụ chứa một số chất kháng dinh dưỡng. Những hợp chất kháng dinh dưỡng làm giảm khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng từ thực phẩm của cơ thể. 

Đậu phụ chứa hai loại chất kháng dinh dưỡng sau:

Phytates. Những hợp chất này có thể làm giảm sự hấp thụ các khoáng chất như canxi, kẽm và sắt. Chất ức chế trypsin. Những hợp chất này ngăn chặn trypsin, một loại enzyme cần thiết cho quá trình tiêu hóa protein. Điều này cũng có thể gây khó tiêu, gây đau bụng và làm giảm sự hấp thụ một số khoáng chất.

Theo các nghiên cứu, việc ngâm, làm nảy mầm hoặc lên men đậu nành trước khi làm đậu phụ sẽ làm giảm hàm lượng chất kháng dinh dưỡng. Chẳng hạn, báo cáo cho thấy việc để cho đậu nành nảy mầm trước khi làm đậu phụ làm giảm tới 56% phytates và chất ức chế trypsin lên đến 81%. Đồng thời, việc này giúp khi tăng hàm lượng protein lên đến 13%.


8 Tác dụng của đậu phụ đối với sức khỏe

*

Đậu phụ chứa nhiều chất dinh dưỡng nên rất tốt cho sức khỏe với các lợi ích sau đây:

1. Ngừa bệnh tim mạch

Tác dụng của đậu phụ đầu tiên phải nhắc đến chính là bảo vệ sức khỏe tim mạch.Chất isoflavine trong đậu phụ có thể giúp giảm mức cholesterol xấu LDL. Vậy nên, việc tiêu thụ đậu phụ hàng ngày có thể giúp bạn duy trì cân nặng, chỉ số khối cơ thể (BMI) và lượng cholesterol, từ đó giảm nguy cơ mắc bệnh tim.

Tiêu thụ protein từ đậu phụ thay cho protein động vật còn có thể giúp bạn giảm nguy cơ xơ vữa động mạch và huyết áp cao.


2. Giảm nguy cơ bệnh ung thư

*
Hỗ trợ cho sức khỏe của thận là tác dụng của đậu hũ ít người biết đến.

Protein, và đặc biệt là protein trong đậu phụ, có thể cải thiện chức năng thận và mang lại lợi ích cho những người đang chạy thận nhân tạo hoặc ghép thận.


5. Tác dụng của đậu phụ với sức khỏe của xương

Isoflavone trong đậu phụ có thể giúp bạn tăng mật độ khoáng trong xương, đặc biệt là sau khi mãn kinh. Điều này sẽ giúp bạn giảm được tình trạng loãng xương do tuổi tác.

6. Ngừa tổn thương gan

Đậu phụ có tác dụng gì? Một nghiên cứu trên chuột đã cho thấy đậu phụ có thể giúp ngăn ngừa tổn thương gan do các gốc tự do gây ra.

7. Giảm triệu chứng mãn kinh

Một số nghiên cứu cho rằng tiêu thụ đậu phụ chứa nhiều phytoestrogen và genistein có thể giúp đối phó với triệu chứng mãn kinh như bị bốc hỏa.

8. Ngừa các bệnh về não

Ăn đậu phụ có tác dụng gì? Các nghiên cứu về dân số đã chỉ ra rằng những vùng tiêu thụ nhiều đậu phụ hơn có tỷ lệ rối loạn tâm thần liên quan đến tuổi tác thấp hơn.

Một nghiên cứu khác đã phát hiện isoflavone trong đậu nành có thể cải thiện trí nhớ, khả năng tập trung, tốc độ xử lý và chức năng não tổng thể ở một số người lớn.

Các món ngon với đậu phụ

Đậu phụ có vị thanh nhạt trung tính nên rất dễ kết hợp với những nguyên liệu khác để tạo nên một món ăn hấp dẫn. Đồng thời, với những tác dụng tuyệt vời của đậu phũ, hãy thêm món ăn này vào thực đơn ăn uống dinh dưỡng của bạn ngay!

Nếu bạn cần một món mới lạ để bổ sung cho cơ thể những tác dụng của đậu phụ thì hãy tham khảo những công thức sau.

1. Đậu phụ hấp tôm

*

Chỉ với hai nguyên liệu chính là đậu phụ và tôm, bạn đã có thể nấu được một món ăn nóng sốt rồi.

Chuẩn bị:

1 miếng đậu phụ 3 cây hành lá đã xắt nhỏ 20g tôm khô đã rửa sạch 4 củ hành khô thái lát Nước tương Dầu hào Dầu ăn

Cách làm:

Đậu phụ mua về rửa sạch rồi để ráo. Sau đó, bạn hấp đậu phụ trong 5 phút. Nếu bạn để đậu phụ trong bát để hấp cách thủy thì nhớ chắt hết nước trong bát sau khi hấp. Đun nóng dầu ăn trong chảo để phi hành đã cắt lát. Khi hành vàng, bạn vớt hành ra một đĩa riêng. Bạn dùng chảo vừa phi hành để xào tôm khô cho đến khi có mùi thơm. Rưới dầu hào, nước tương lên trên miếng đậu phụ hấp. Sau đó, bạn rắc tôm khô, hành phi và hành lá tươi xắt nhỏ lên trên đậu rồi thưởng thức. Bạn có thể thưởng thức món này với cơm trắng.

2. Đậu phụ sốt trứng muối


*

Kết hợp trứng muối với đậu phụ sẽ tạo nên một món rất lạ miệng và thú vị đấy.

Chuẩn bị:

4 miếng đậu phụ 2 trứng hột vịt muối 1 nhánh hành lá Dầu ăn Bột nêm Bột ngọt

Cách làm:

Trứng vịt muối rửa sạch rồi luộc chín. Sau đó, bạn vớt trứng ra ngâm vào nước lạnh cho nguội rồi bóc vỏ lấy lòng đỏ trứng. Bạn dùng thìa tán nhuyễn lòng đỏ trứng. Hành lá cắt rễ, rửa sạch, thái nhỏ rồi để riêng phần đầu trắng. Đậu phụ rửa sạch, để ráo nước, xắt miếng rồi chiên vàng các mặt. Khi đậu đã chín, bạn vớt ra đĩa để riêng. Gạn bớt dầu ăn trong chảo rồi cho phần đầu hành trắng vào phi thơm cùng lòng đỏ trứng muối đã tán nhuyễn. Bạn thêm khoảng 2 thìa nước sôi, chút bột nêm, bột ngọt vào chảo và dùng đũa đánh bông hỗn hợp. Sau đó, bạn nêm nếm lại sao cho vừa miệng. Cho phần đậu phụ đã chiên vàng ở trên trở lại chảo rồi đảo đều khoảng 3 phút để lớp sốt trứng muối bám đều quanh miếng đậu. Bạn có thể trình bày cho đẹp mắt và thưởng thức.

3. Canh thịt xay và đậu phụ non

*

Đậu hũ non mềm mềm rất thích hợp với các món canh đấy.

Chuẩn bị:

200g thịt nạc xay 150g đậu phụ non 1 quả cà chua Một ít thì là Hành củ Muối Nước mắm Hạt nêm Tiêu

Cách làm:

Bạn ướp nửa thìa hạt nêm, nửa thìa muối, chút hạt tiêu vào thịt xay rồi trộn đều. Bạn ướp thịt trong vòng 30 phút. Đậu phụ non rửa sạch, cắt thành miếng nhỏ. Cà chua xắt múi. Thì là rửa sạch, để ráo nước rồi thái thành từng khúc ngắn. Đun nóng dầu ăn, đổ hành vào phi thơm rồi đổ thịt nạc xay vào xào chín. Đổ cà chua vào xào rồi đổ nước lạnh ngập mặt cà chua và đun sôi. Thêm đậu phụ non và đun lửa nhỏ để đậu không bị nát. Nêm nửa thìa muối, nước mắm sao cho vừa miệng. Tắt bếp rồi rắc thì là vào nồi canh để thưởng thức.

Đậu phụ tuy là món ăn bình dân nhưng lại mang tới nhiều lợi ích cho sức khỏe. Hãy trổ tài chế biến các món ăn này ngay để không bỏ lỡ những tác dụng của đậu phụ nhé!

Đậu hũ non đã trở thành một thực phẩm quen thuộc trong các bữa ăn Việt những năm gần đây. Tuy nhiên vấn đề đậu hũ non có tốt cho sức khỏe hay không gây tranh cãi rất nhiều. Vì vậy, bài viết này sẽ cho mọi người cái nhìn rõ ràng về công dụng; cũng như cả những mặt hạn chế của thực phẩm này.

Giới thiệu chung về đậu hũ non

Đậu hũ là thực phẩm được làm từ sữa đậu nành cô đặc và được ép thành những khối rắn màu trắng. Món ăn này có nguồn gốc từ Trung Quốc, có cách làm tương tự như món pho mát. Theo một số thông tin cho biết một đầu bếp người Trung Quốc đã từng phát hiện ra món đậu hũ này cách đây hơn 2000 năm.

Xem thêm: Tặng Đồng Hồ Có Nên Tặng Đồng Hồ Cho Bạn Trai, Tặng Đồng Hồ Cho Bạn Trai Có Ý Nghĩa Gì

Người đầu bếp này vô tình pha trộn một mẻ sữa đậu nành tươi với muối nigari. Muối nigari chính là phần còn lại khi người ta chiết xuất muối từ nước biển. Nigari có khả năng làm đông nên giúp đậu hũ đông đặc và giữ được hình dạng.

*

Thành phần dinh dưỡng có trong đậu hũ

Đậu hũ có hàm lượng protein cao, và chứa tất cả các axit amin thiết yếu mà cơ thể. Nó cũng chứa chất béo, carb và nhiều loại vitamin và khoáng chất.

Một khẩu phần 100 gram đậu hũ chứa:

Protein: 8 gram.Carb: 2 gram.Chất xơ: 1 gram.Chất béo: 4 gram.Mangan: 31% RDI.Canxi: 20% RDI.Selen: 14% RDI.Phốt pho: 12% RDI.Đồng: 11% RDI.Magie: 9% RDI.Sắt: 9% RDI.Kẽm: 6% RDI.

Cùng với với tổng lượng calo chỉ ở mức 70; đậu hũ là thực phẩm có hàm lượng chất dinh dưỡng cao. Hàm lượng vi lượng trong đậu hũ có thể khác nhau, tùy thuộc vào chất làm đông được sử dụng để chế biến. Nigari tăng thêm magiê, trong khi canxi kết tủa làm tăng hàm lượng canxi.

Đậu hũ non còn chứa nhiều chất kháng dinh dưỡng

Đồng thời, bên cạnh có chất dinh dưỡng, đậu hũ non cũng có chứa một số chất kháng dinh dưỡng, như:

Chất ức chế Trypsin: Các hợp chất này ngăn chặn trypsin, một enzym cần thiết để tiêu hóa protein.Phytate: Phytate có thể làm giảm sự hấp thu khoáng chất như canxi, kẽm và sắt.Lectin: Lectin là những protein có thể gây buồn nôn và chướng bụng khi không nấu chín, nấu không đúng cách hoặc ăn quá mức

Tuy nhiên, ngâm hoặc nấu đậu nành có thể khử hoạt tính hoặc loại bỏ một số các chất kháng dinh dưỡng này.

Đậu nành nảy mầm trước khi làm đậu hũ làm giảm phytate đến 56% và chất ức chế trypsin lên đến 81%, trong khi cũng tăng hàm lượng protein lên đến 13%.

Quá trình lên men cũng có thể làm giảm các chất kháng dinh dưỡng. Vì lý do này, hãy đảm bảo thêm thực phẩm probiotic đã lên men vào chế độ ăn uống của bạn, chẳng hạn như miso, tempeh, tamari hoặc natto.

*

Những công dụng có lợi của đậu hũ non đối với sức khỏe con người

Ngăn ngừa bệnh tim

Được chế biến từ đậu nành, chất isoflavone trong đậu hũ non có khả năng làm giảm mức độ cholesterol xấu hoặc lipoprotein mật độ thấp trong cơ thể. Nhờ vậy mà tăng cường sức khỏe tim mạch giúp ngăn ngừa bệnh tim tốt hơn.

Ung thư

Tương tự như mầm đậu nành, đậu hũ non cũng có tác dụng ngăn ngừa ung thư. Trong đậu hũ non có chứa lượng selen dồi dào và những khoáng chất cần thiết cho cơ thể; giúp hệ thống chống oxy hóa hoạt động tốt hơn. Nó có thể ngăn ngừa được bệnh ung thư đường ruột, ung thư tuyến tiền liệt nhưng ăn đúng cách và đúng liều lượng mới đạt hiệu quả; nếu không sẽ gây tác dụng phụ.

Bệnh tiểu đường

Đậu hũ non còn có khả năng làm giảm lượng đường trong máu đối với những người bị bệnh tiểu đường. Theo các chuyên gia cho biết mỗi ngày nếu được bổ sung ít nhất khoảng 10mg đậu nành mỗi ngày có thể làm giảm sự tái phát của ung thư vú đến 25% đấy.

Giảm các triệu chứng tiền mãn kinh

Trong đậu hũ non chứa lượng canxi cần thiết tốt cho phụ nữ tiền mãn kinh khi mất cân bằng mức độ estrogen trong cơ thể. Ăn đậu hũ có tác dụng làm giảm bớt các cơn nóng trong người, ngăn ngừa ung thư loãng xương và viêm khớp dạng thấp. Bởi vậy phụ nữ tiền mãn kinh nên bổ sung các món ăn liên quan đến đậu hũ vào thực đơn dinh dưỡng của mình nhé.

Làm chậm quá trình lão hóa

Phụ nữ nếu ăn đâu hũ thường xuyên có khả năng làm chậm quá trình lão hóa. Đâu hũ non giúp giữ độ đàn hồi của da, căng cơ mặt, ngăn ngừa lão hóa da khá hiệu quả. Bạn có thể vừa ăn các món ăn chế biến từ đậu hũ; vừa sử dụng nó làm mặt nạ để dưỡng da đẹp hơn.

Ngăn ngừa rụng tóc

Các chuyên gia cũng cho biết rằng nếu ăn đâu hũ non thường xuyên cũng giúp tóc bạn được bổ sung một lượng protein đáng kể; giúp tóc luôn khỏe mạnh và ngăn ngừa được chứng rụng tóc. Ngoài ra bạn nên ăn thêm củ khoai lang để giúp tóc đẹp, ngăn cháy nắng và suôn mượt hơn.

Những lưu ý khi sử dụng đậu hũ non

Dùng đậu hũ non đúng cách để phát huy tối đa tác dụng mà chúng ta mong muốn

1/ Một khi mở ra, khối đậu hũ cần phải được rửa sạch trước khi sử dụng. Phần còn lại có thể được ngâm trong nước và cất vào tủ lạnh. Lưu trữ theo cách này, đậu hũ có thể được giữ trong vòng một tuần; chỉ cần đảm bảo bạn thường xuyên thay nước. Đậu hũ cũng có thể được đông lạnh, giữ được tối đa năm tháng trong gói nguyên chưa khui.

2/ Khi chế biến đậu hũ non bạn không nên kết hợp với những thực phẩm như hành lá, thịt dê, trứng gà, mật ong, sữa bò, rau cải bó xôi. Vì sự kết hợp này sẽ sinh ra chất độc gây hại đến sức khỏe người.

3/ Thay vào đó, bạn có thể chế biến đậu hũ non với các thực phẩm như củ cải, cải thìa, bầu, lá hẹ, nấm hương, gừng. Những thực phẩm này khi kết hợp với nhau có tác dụng ngăn ngừa và điều trị một số bệnh khá hiệu quả đấy.

Trên đây là những chia sẻ hữu ích về việc sử dụng đậu hũ non. Thực phẩm nào cũng vậy cũng đều có mặt lợi và mặt hại. Quan trọng là người tiêu dùng sử dụng như thế nào để tận dụng được những công dụng có ích và giảm những tác hại của thực phẩm đối với sức khỏe. Vì thế, chúc các bạn có thể chế biến thật nhiều món ngon từ đậu hũ non này.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

x

Welcome Back!

Login to your account below

Retrieve your password

Please enter your username or email address to reset your password.