Đề kiểm tra học kì 1 Vật Lý 9
Đề kiểm tra 1 tiết học kì 1 Vật Lý 9 - Đề 4 là tài liệu tham khảo hữu ích dành cho học sinh, với các câu hỏi bao quát kiến thức trọng tâm môn Lý 9 đã được học, hỗ trợ ôn luyện nâng cao kết quả học tập lớp 9.
Bạn đang xem: Đề kiểm tra 1 tiết lý 9
Đề kiểm tra 45 phút học kì 1 môn Vật lý lớp 9 - Đề số 4
Đề kiểm tra 45 phút học kì 1 môn Vật lý lớp 9 - Đề số 3
Đề kiểm tra học kì 1 Vật Lý 9 - Đề 1
Đề kiểm tra 1 tiết học kì 1 Vật Lí 9 - Đề 4
Câu 1: Trên hình vẽ là đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của cường độ dòng điện chạy qua một dây dẫn vào hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn đó. Dựa vào đồ thị hãy cho biết thông tin nào dưới đây là sai?
A. Khi hiệu điện thế U = 30V thì cường độ dòng điện là 1,5A.
B. Khi hiệu điện thế U = 60V thì cường độ dòng điện là 3A.
C. Khi hiệu điện thế U = 15V thì cường độ dòng điện là 1A.
D. Giá trị hiệu điện thế luôn gấp 20 lần giá trị cường độ dòng điện.
Câu 2: Cường độ dòng điện chạy qua một dây dẫn thay đổi như thế nào khi chiều dài dây giảm đi một nửa? Biết rằng hiệu điện thế không đổi.
A. Tăng lên gấp đôi.
B. Không thay đổi.
C. Giảm đi một nửa.
D. Giảm đi còn 1/4.
Câu 3: Một dây dẫn bằng nicrom dài 15m, tiết diện 0,3mm2 được mắc vào hai điểm có hiệu điện thế 220V. Biết điện trở suất của nicrom ρ = 1,1.10-6Ωm. Cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn có giá trị là
A. I = 2A
B. I = 4A
C. I = 6A
D. I = 8A
Câu 4: Một dây dẫn bằng đồng và một dây dẫn bằng nhôm có cùng chiều dài, cùng tiết diện. So sánh điện trở của hai dây?
A. Rđồng = Rnhôm
B. Rđồng > Rnhôm
C. Rđồng nhôm
D. Rđồng = 2Rnhôm
Câu 5: Công suất điện cho biết:
A. Khả năng thực hiện công của dòng điện.
B. Năng lượng của dòng điện.
C. Lượng điện năng sử dụng trong một đơn vị thời gian.
D. Mức độ mạnh, yếu của dòng điện.
Câu 6: Hai bóng đèn có điện trở 6Ω và 24Ω mắc nối tiếp với nhau vào nguồn điện không đổi 12V. Hiệu điện thế giữa hai đầu mỗi bóng đèn lần lượt là
A. 5,4V và 6,6V
B. 4,8V và 7,2V
C. 3,6V và 8,4V
D. 2,4V và 9,6V
Câu 7: Trên bóng đèn có ghi 6V – 3W. Khi đèn sang bình thường thì dòng điện chạy qua đèn có cường độ là bao nhiêu?
A. 0,5A
B. 1,5A
C. 2A
D. 18A
Câu 8: Hai điện trở R1 = 3(Ω); R2 = 2(Ω) mắc nối tiếp. Dòng điện chạy qua R1 là I = 1,25 (A). Hiệu điện thế hai đầu mạch là
A. U = 7,5 (V)
B. U = 8,0 (V)
C. U = 12 (V)
D. U = 6,25 (V)
Câu 9: Nối vỏ kim loại của dụng cụ hay thiết bị điện bằng dây dẫn với đất sẽ đảm bảo an toàn vì
A. luôn có dòng điện chạy qua vỏ kim loại của dụng cụ hay thiết bị điện này xuống đất.
B. dòng điện không khi nào chạy qua vỏ kim loại của dụng cụ hay thiết bị điện này.
C. hiệu điện thế luôn ổn định để dụng cụ hay thiết bị hoạt động bình thường.
D. nếu chạm vào vỏ kim loại thì cường độ dòng điện chạy qua cơ thể người rất nhỏ.
Câu 10: Một động cơ làm việc ở hiệu điện thế 220V, dòng điện chạy qua động cơ là 3A. Công của dòng điện sinh ra trong 1 giờ là
A. 2374k
J
B. 2376k
J
C. 2378k
J
D. 2372k
J
Câu 11: Cho mạch điện như hình vẽ.
Biết R1 = 6Ω; R2 = 30Ω; R3 = 15Ω, hiệu điện thế giữa hai đầu AB là 24V
a) Tính điện trở tương đương của mạch.
b) Tính cường độ dòng điện qua mỗi điện trở và hiệu điện thế ở hai đầu mỗi điện trở.
Câu 12: Hai dây dẫn có điện trở 24Ω và 8Ω lần lượt được mắc song song vào hai điểm có hiệu điện thế không đổi 12V. Theo cách mắc đó, hãy tính:
a) Điện trở tương đương của mạch.
b) Hiệu điện thế ở hai đầu mỗi điện trở và cường độ dòng điện qua mỗi điện trở.
c) Nhiệt lượng tỏa ra ở đoạn mạch trong thời gian 10 phút.
Đáp án đề kiểm tra học kì 1 Vật lí 9
Câu | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 |
Đáp án | C | A | B | C | C | D | A | D | D | B |
Câu 1: C
Vì U tăng bao nhiêu lần thì I tăng bấy nhiêu lần và ngược lại, ta nhận xét thấy câu C là sai vì khi U giảm đi một nửa nhưng cường độ dòng điện chỉ giảm đi 1/3.
Câu 2: A
Khi chiều dài dây giảm đi một nửa thì điện trở giảm còn một nửa và cường độ dòng điện tăng gấp đôi.
Câu 3: B
Điện trở dây nicrom R = ρl/S = (1,1.10-6.15)/(0,3.10-6) = 55Ω
Cường độ dòng điện I = U/R = 220/55 = 4A.
Câu 4: C
Do điện trở suất của nhôm lớn hơn nên điện trở đồng bé hơn điện trở nhôm.
Câu 5: C
Công suất điện cho biết lượng điện năng sử dụng trong một đơn vị thời gian.
Câu 6: D
Điện trở và dòng điện trong mạch: R = 6 + 24 = 30Ω, I = 12/30 = 0,4A.
Hiệu điện thế giữa hai đầu mỗi bóng đèn U1 = 0,4.6 = 2,4V; U2 = 24.0,4 = 9,6V.
Câu 7: A
Cường độ dòng điện là I = P/U = 3/6 = 0,5A
Câu 8: D
Điện trở của mạch là: R = R1 + R2 = 3 + 2 = 5 (Ω)
Hiệu điện thế 2 đầu mạch U = I.R = 1,25.5 = 6,25 (V)
Câu 9: D
Nối vỏ kim loại của dụng cụ hay thiết bị điện bằng dây dẫn với đất sẽ đảm bảo an toàn vì nếu chạm vào vỏ kim loại thì cường độ dòng điện chạy qua cơ thể người rất nhỏ.
Đề kiểm tra 1 tiết Vật Lý 9 học kì 2 - Đề 4 được Tim
Dap
Ansưu tầm và đăng tải. Đây là nội dung dành cho các bạn ôn tập rèn luyện kĩ năng làm bài tại nhà trong thời gian nghỉ dịch Covid - 19. Hy vọng với tài liệu này các bạn học sinh sẽ có thêm nhiều tài liệu ôn tập, chuẩn bị tốt cho kì thi sắp tới
Đề kiểm tra 1 tiết Vật Lý 9 học kì 2 - Đề 4
Đề kiểm tra 1 tiết môn Vật lý lớp 9 I. Phần trắc nghiệm II. Phần tự luận Đáp án và hướng dẫn giải đề kiểm tra 1 tiết môn Lý lớp 9Đề kiểm tra 1 tiết môn Vật lý lớp 9
I. Phần trắc nghiệm
Câu 1: Nếu tăng hiệu điện thế ở hai đầu đường dây tải điện lên 10 lần thì công suất hao phí do tỏa nhiệt sẽ thay đổi như thế nào?
A. Tăng lên 10 lần.
Xem thêm: Giá bộ hút sâu giếng khoan, lắp đặt bộ hút sâu 49, bơm hút giếng sâu, giếng khoan app pc
B. Tăng lên 100 lần.
C. Giảm đi 100 lần.
D. Giảm đi 10 lần.
Câu 2: Trong các trường hợp sau, trường hợp nào sử dụng dòng điện xoay chiều?
A. Dòng điện nạp cho acquy.
B. Dòng điện qua đèn LED.
C. Dòng điện làm quạt trần quay theo một chiều xác định.
D. Dòng điện trong đèn pin phát sáng.
Câu 3: Trên cùng một đường dây dẫn tải đi cùng một công suất điện, nếu dùng dây dẫn có tiết diện tăng gấp đôi thì công suất hao phí vì tỏa nhiệt sẽ
A. tăng 2 lần. B. giảm 2 lần. C. tăng 4 lần. D. giảm 4 lần.
Câu 4: Người ta truyền tải một công suất điện 100k
W bằng một đường dây dẫn có điện trở R thì công suất hao phí trên đường dây truyền tải điện là 0,2k
W. Hiệu điện thế giữa hai đầu dây tải điện là 35k
V. Điện trở dây dẫn bằng
A. 50Ω B. 24,5Ω C. 15Ω D. 500Ω
Câu 5: Cuộn sơ cấp của máy biến thế có 100 vòng, cuộn thứ cấp 2000 vòng, khi đặt vào hai đầu cuộn sơ cấp một hiệu điện thế xoay chiều U thì ở hai đầu cuộn thứ cấp có hiệu điện thế 220V. Hiệu điện thế U bằng
A. 20V B. 22V C. 11V D. 24V
Câu 6: Một tia sáng truyền từ không khí vào nước thì có góc khúc xạ r
A. lớn hơn góc tới i.
B. nhỏ hơn góc tới i.
C. bằng góc tới i.
D. Cả ba phương án A, B, C đều có khả năng xảy ra.
Câu 7: Chọn cách vẽ đúng trên các hình A, B, C, D ở hình sau:
A. Hình A B. Hình B C. Hình C D. Hình D
Câu 8: Khi tia sáng truyền từ thủy tinh ra không khí thì
A. góc tới lớn hơn góc khúc xạ
B. góc tới bằng góc khúc xạ
C. góc tới nhỏ hơn góc khúc xạ
D. cả ba kết quả A, B, C đều đúng.
Câu 9: Câu nào sau đây không đúng với thấu kính phân kì?
A. Thấu kính phân kì có phần rìa dày hơn phần giữa.
B. Tia tới song song với trục chính thì tia ló kéo dài qua tiêu điểm.
C. Tia tới song song với trục chính thì tia ló qua tiêu điểm.
D. Tia tới qua quang tâm thì tia ló tiếp tục truyền thẳng theo hướng của tia tới.
Câu 10: Một vật sáng đặt vuông góc với trục chính cảu một thấu kính hội tụ tiêu cự f = 12(cm) cho một ảnh ảo cách thấu kính 24 (cm). Vật được đặt cách thấu kính là
A. d = 36cm. B. d = 8cm. C. d = 18cm. D. d = 12cm.
II. Phần tự luận
Câu 11: Nêu cấu tạo của máy biến thế, máy biến thế dùng để làm gì?
Câu 12: Đường dây tải điện từ huyện về xã có chiều dài tổng cộng 10km, có hiệu điện thế 15000V ở hai đầu nơi truyền tải, công suất cung cấp ở nơi truyền tải P = 3.106W. Dây dẫn tải điện cứ 1km có điện trở 0,2Ω. Tính công suất bao phí do tỏa nhiệt trên đường dây.
Câu 13: Vật sáng AB có độ cao h được đặt vuông góc trước một thấu kính phân kì có tiêu cự f = 12cm, điểm A cách thấu kính một khoảng d = 24cm, h = 10cm.
a) Dựng ảnh A’B’ của AB tạo bởi thấu kính phân kì.
b) Vận dụng kiến thức hình học tính chiều cao h’ cảu ảnh và khoảng cách d’ từ ảnh tới quang tâm.
Đáp án và hướng dẫn giải đề kiểm tra 1 tiết môn Lý lớp 9
Câu 1: C
Từ công thức


Câu 2: C
Khi dòng điện làm quạt trần quay theo một chiều xác định là trường hợp ta đã sử dụng dòng điện xoay chiều.
Câu 3: B
Từ công thức

Câu 4: B
Từ công thức

Câu 5: C
Theo công thức biến thế


Câu 6: B
Một tia sáng truyền từ không khí vào nước thì có góc khúc xạ r nhỏ hơn góc tới i.
Câu 7: D
Cách vẽ đúng trên hình D
Câu 8: C
Chiếu tia sáng từ thủy tinh ra không khí thì góc tới nhỏ hơn góc khúc xạ.
Câu 9: C
Với thấu kính phân kì thì tia tới song song với trục chính thì tia ló kéo dài qua tiêu điểm.
Câu 10: B
Tương tự từ ∆ đồng dạng ta được công thức:



Câu 11:
Cấu tạo của một máy biến thế gồm
+ Hai cuộn dây dẫn có số vòng khác nhau đặt cách điện với nhau.
+ Một lõi sắt (hay thép) có pha silic chung cho cả hai cuộn dây.
- Tác dụng của máy biến thế dùng để làm tăng hoặc giảm hiệu điện thế của dòng điện xoay chiều cho phù hợp với việc sử dụng.
Câu 12:
- Điện trở dây dẫn:

- Cường độ dòng điện qua dây:

- Công suất hao phí:

Câu 13:
a) Xem hình 13G.
b) Sử dụng tam giác đồng dạng:
∆OA’B’ ~ ∆OAB
∆FB’O ~ ∆IB’B;
Ta tính được: h’ = 3,33cm; d’ = 8cm.
Đề kiểm tra 1 tiết Vật Lý 9 học kì 2 - Đề 4 đã được Tim
Dap
Anchia sẻ trên đây là tài liệu cho các bạn ôn tập tại nhà, đồng thời nắm chắc kiến thức. Chúc các bạn học tốt, dưới dây là một số tài liệu liên quan các bạn tham khảo
.......................................................................
Ngoài Đề kiểm tra 1 tiết Vật Lý 9 học kì 2 - Đề 4. Mời các bạn học sinh còn có thể tham khảo các đề thi học học kì 1 lớp 9, đề thi học học kì 2 lớp 9 các môn Toán, Văn, Anh, Hóa, Lý, Địa, Sinh mà chúng tôi đã sưu tầm và chọn lọc. Với đề thi lớp 9 này giúp các bạn rèn luyện thêm kỹ năng giải đề và làm bài tốt hơn. Chúc các bạn ôn thi tốt