LÝ CHIÊU HOÀNG TRẦN CẢNH - LÝ CHIÊU HOÀNG VÀO TIỂU THUYẾT DÃ SỬ KIẾM HIỆP

NDO - Những câu chuyện trong chính sử Việt vô cùng hấp dẫn, nhưng tìm được cách kể phù hợp để gần gũi với bạn đọc trẻ ngày nay không hề dễ dàng. Nhà xuất bản Phụ nữ Việt Nam giới thiệu tới độc giả tiểu thuyết dã sử kiếm hiệp “Nguyệt thư ảnh kiếm”, được phóng tác trên câu chuyện về hai nhân vật lịch sử Trần Cảnh - Lý Chiêu Hoàng, với bộ tranh minh họa công phu, bắt mắt, của tác giả Bình Chi.
*

Lý Chiêu Hoàng dưới bút vẽ của Bình Chi.

Bạn đang xem: Lý chiêu hoàng trần cảnh

“Nguyệt thư ảnh kiếm” căn cứ từ những tư liệu lịch sử có thật, phóng tác lên thành một câu chuyện dã sử hấp dẫn, lãng mạn. Do không có con trai nối dõi, vua Lý Huệ Tông đã quyết định lập con gái thứ là Lý Phật Kim làm thái tử, sau đó lên ngôi lấy hiệu là Lý Chiêu Hoàng, trở thành vị nữ vương độc nhất của triều Lý.

Lúc đó, với thế lực đang mạnh, tham vọng khôn cùng, thấy vua nữ còn nhỏ, nhà Lý suy yếu, Trần Thủ Độ mưu soán ngôi, bèn bố trí cháu mình là Trần Cảnh gần gũi hầu hạ tiểu nữ vương, từ đó ép nữ vương truyền ngôi cho nhà Trần, Trần Cảnh thành vua Trần Thái Tông. Đôi trẻ yêu nhau trong bối cảnh éo le, lúc tan lúc hợp, do chính trị luôn đứng giữa...

*

Trần Cảnh.

Sau rất nhiều hiểu lầm, mất mát tổn thương, Trần Cảnh và Lý Chiêu Hoàng đứng trước mối họa xâm lăng từ quân Mông Nguyên, đã quyết gạt tình thù, đặt quốc gia lên trên hết. Nguyệt thư ảnh kiếm pháp vốn là uyên ương kiếm gia truyền của tộc Trần, đã trở thành vũ khí tiên phong cùng hào khí Đông A đánh tan quân giặc, hóa giải thù riêng giữa 2 dòng tộc hùng mạnh nhất trong lịch sử phong kiến Việt Nam.


*

Trần Thủ Độ.

Tác giả trẻ, có kiến văn rất tốt, yêu sử Việt. Khi đọc truyện, ngoài việc bị cuốn hút bởi tình tiết truyện, độc giả sẽ như được tiếp cận với các nhân vật lịch sử rất đỗi đời thường, tưởng như người bằng xương bằng thịt, gần gũi và từ đó, giúp sử dễ hiểu dễ cảm hơn. Sự thật chính sử được giữ nguyên, các nhân vật lịch sử như Trần Cảnh, Lý Chiêu Hoàng, Trần Thủ Độ, Trần Liễu, Trần Thị Dung, Ngột Lương Hợp Đài, Lê Phụ Trần... được khắc họa sáng tạo và thuyết phục ở góc nhìn trẻ trung lãng mạn.

Tác giả lý giải lịch sử bằng sự đề cao sức mạnh tình cảm gia đình, tình huyết thống thiêng liêng. Thiên mệnh và nhân tình huyết mạch, những yếu tố đó tạo nên lòng tự tôn và sức mạnh hùng cường cho dân tộc, để cùng nhau đoàn kết chống ngoại xâm giữ yên bờ cõi, đồng thời xây dựng một đất nước phồn thịnh thời Lý - Trần.

Tác giả Bình Chi chịu ảnh hưởng từ tiểu thuyết Kim Dung và từng có thời gian dài học tập tại Nhật Bản và Anh. Tác giả theo đuổi đề tài vẽ lại những con người Việt, bằng chất liệu hội họa và văn học, đặc biệt là các đề tài lịch sử.

Bài viết sưu tập mang màu sắc ngôn tình từ 1 cuộc hôn nhân chính trị có thật giữa Lý Chiêu Hoàng và Trần Cảnh của lịch sử Việt Nam.

Với cuộc đời đầy sóng gió Lý Chiêu Hoàng – Lý Chiêu Thánh – Lý Thiên Hinh tên húy Lý Phật Kim : Vị vua cuối cùng của nhà Lý, Nữ hoàng đầu tiên của Đại Việt, Nữ vưng bi kịch nhất của lịch sử. Từ làm vua triều Lý – xuống làm hậu triều Trần – bị phế truất làm công chúa và tệ hại nhất là bị chồng đem gả cho người khác.

1224 – Trần Thủ Độ ép Lý Huệ Tông nhường ngôi cho con gái là công chúa Chiêu Thánh. Năm đó nàng mới 7 tuổi – bảy tuổi nàng lên ngôi và rơi vào cuộc chiến chính trị cũng như báo động một kết thúc vương triều nhà Lý rực rỡ hơn 200 năm.

1225 – Dưới sự dàn xếp của Trần Thủ Độ, Chiêu Hoàng nhường ngôi cho chồng là Trần Cảnh – cháu của Trần Thủ Độ, chấm dứt thời gian cai trị của nhà Lý và lịch sử bước sang trang mới. Từ Hoàng đế, Chiêu Hoàng trở thành Hoàng hậu, vợ của Trần Cảnh – Trần Thái Tông.

Về việc nhường ngôi cho chồng, Đại Việt sử kí có ghi chép:

Một hôm, Cảnh lúc ấy mới lên 8 tuổi, phải giữ việc bưng nước rửa, nhân thế vào hầu bên trong. Chiêu Hoàng trông thấy làm ưa, mỗi khi chơi đêm cho gọi Cảnh đến cùng chơi, thấy Cảnh ở chỗ tối thì thân đến trêu chọc, hoặc nắm lấy tóc, hoặc đứng lên bóng.

*

Có một hôm, Cảnh bưng chậu nước hầu, Chiêu Hoàng rửa mặt lấy tay vốc nước té ướt cả mặt Cảnh rồi cười trêu, đến khi Cảnh bưng khăn trầu thì lấy khăn ném cho Cảnh. Cảnh không dám nói gì, về nói ngầm với Thủ Độ.

Thủ Độ nói: “Nếu thực như thế thì họ ta thành hoàng tộc hay bị diệt tộc đây?”.

Lại một hôm, Chiêu Hoàng lại lấy khăn trầu ném cho Cảnh, Cảnh lạy rồi nói: “Bệ hạ có tha tội cho thần không? Thần xin vâng mệnh”. Chiêu Hoàng cười và nói: “Tha tội cho ngươi. Nay ngươi đã biết nói khôn đó”. Cảnh lại về nói với Thủ Độ.

Thủ Độ sợ việc tiết lộ thì bị giết cả, bấy giờ mới tự đem gia thuộc thân thích vào trong cung cấm. Thủ Độ đóng cửa thành và các cửa cung, sai người coi giữ, các quan vào chầu và các tướng không được vào. Thủ Độ loan báo rằng:

“Bệ hạ đã có chồng..”

Bảy tuổi, làm sao có ái tình nam nữ? Có chăng chỉ là sự gần gũi và ngây thơ giữa 2 đứa trẻ. Chỉ vì sự trong sáng của trẻ thơ mà những người lớn kia đã biến nó thành một âm mưu chính trị – một cách chuyển giao êm thấm và khôn khéo.

1226 – Trần Thủ Độ ép chết Lý Huệ Tông. Trước khi chết ngài còn khấn: “Thiên hạ nhà ta đã vào tay ngươi, ngươi lại còn giết ta, ngày nay ta chết, đến khi thác con cháu ngươi cũng sẽ bị như thế.” Quả nhiên, lời từ miệng vua thốt ra. Sau đó nhà Trần cũng bị rơi vào tay ngoại thích là nhà Hồ và Hồ Quý Ly lên ngôi.

Quay lại chuyện chính.

1233 – Lý Chiêu Hoàng năm đó 14 tuổi, nàng hạ sinh thái tử Trần Trịnh nhưng bị mất cách đó không lâu. Sau cơ sự ấy nàng cơ thể suy nhược không hoài thai được nữa.

Xem thêm: Cút Nối Nhanh Đầu Nối Súng Rửa Xe Cao Áp Loại Ngắn Đỏ Đen, Đầu Nối Nhanh

1237 – Lo sợ Chiêu Thánh không sinh nở được và dẫn đến sự sụp đổ của nhà Trần, Trần Thủ Độ và Trần Thị Dung bàn bạc, yêu cầu Trần Thái Tông phế hoàng hậu, lấy Thuận Thiên công chúa đang mang thai 3 tháng – chị gái của Chiêu Thánh và cũng là chị dâu của Trần Cảnh (Anh trai của Thái Tông là Trần Liễu, chồng của Thuận thiên).

Trần Cảnh không chấp nhận được chuyện trái đạo, vô luân thường đạo lý ấy và đang đêm trốn khỏi kinh thành để lên gặp sư chùa Phù Vân ở Yên Tử nương nhờ. Thái sư vừa dỗ dành vừa gây sức ép, cuối cùng hoàng đế cũng phải chịu nghe theo.

Không còn cách nào khác, cuối cùng Trần Thái Tông cũng trở về. Phế bỏ hoàng hậu Chiêu Thánh, lập công chúa Thuận Thiên làm Hoàng hậu. Chiêu Thánh công chúa lúc đó độ 19 – 20 tuổi.

Vậy Trần Cảnh – Chiêu Hoàng – Thuận Thiên – Trần Liễu. Ai mới là người có lỗi?

Chiêu Thánh – từ ngôi cửu ngũ chí tôn, bị giáng thành Hoàng hậu rồi làm công chúa, mang tội danh thiên cổ làm mất cơ nghiệp nhà Lý. Cuộc đời là một nỗi bi thương.

Thuận Thiên – lên ngôi Hoàng hậu, lòng bà hạnh phúc lắm sao? Lấy chồng của em gái, rời xa chồng mình. Sự ăn năn của bà khiến bà ra đi khi còn quá trẻ – 33 tuổi. Nhưng vẫn có ba người con với Trần Cảnh và một với Trần Liễu.

Còn Trần Liễu – Còn gì đau lòng hơn khi vợ mang thai cốt nhục 3 tháng của mình lại bị em ruột lấy làm vợ. Lực bất tòng tâm không thể kháng lại thế lực lớn, chỉ có bi phẫn, uất hận lẫn đau thương.

12 năm – Cùng nhau lớn lên, 7 năm làm vợ chồng, từ ngây thơ non nớt đến tình yêu khắc cốt khi tâm….

*
Tạo hình của Trần Cảnh và Lý Chiêu Hoàng trong truyện tranh Cánh hoa trôi giữa hoàng triều

Vậy Chiêu Thánh có yêu Trần Cảnh hay không ?

Chắc chắn là có, yêu đến tâm tê phế liệt nhưng thời thế không cho phép họ ở bên nhau, chỉ mãi mãi nhìn người kia bên cạnh người khác.

Vậy Trần Cảnh có yêu Chiêu Thánh không?

Cũng chắc chắn là có. Cùng nhau trải qua những năm tháng thanh xuân làm sao lại không yêu cho được. Bằng chứng là không thể chấp nhận việc cưới chị dâu của Trần Thủ Độ sắp xếp ngài đã bỏ kinh lên chùa với ý niệm xuất gia. Năm ấy ngài 20 tuổi.

Về câu chuyện gả chồng cho vợ, Trần Cảnh cũng bị tiếng vang chê trách muôn đời:

“Trách người quân tử bạc tình

Chơi hoa rồi lại bẻ cành bán rao”…

Năm 1258, sau kháng chiến chống quân Nguyên lần thứ nhất, vua Trần Thái Tông lại đem Chiêu Thánh khi ấy nàng 40 tuổi nhưng vẫn sinh đẹp rạng ngời gả cho Lê Phụ Trần (vốn tên là Lê Tần) – vị tướng có công cứu giá và được đặc ân đổi họ sang họ Trần.

Không biết Trần Thái Tông gả Chiêu Thánh cho Lê Tần với mục đích gì nhưng dù sao những năm tháng còn lại Chiêu Thánh cũng được hạnh phúc bên chồng và sinh hạ một trai một gái. Một trong những người con là vị tướng Trần Bình Trọng với câu nói để đời – “Ta thà làm ma nước Nam còn hơn làm vương đất Bắc”.

Năm 1277: Trần Thái Tông qua đời.

Năm 1278: Chiêu Thánh công chúa qua đời.

Chiêu Thánh công chúa lúc đó đã 61 tuổi, qua đời ở Bắc Ninh. Ra đi không rõ nguyên nhân, dân gian truyền miệng bà trầm mình xuống sông tự vẫn.

Về lý do vì sao Chiêu Thánh tự vẫn, tôi luôn nghiêng về giả thiết là do nhớ thương Trần Cảnh. Tôi muốn tin vậy bởi tôi muốn tin trong dòng chảy lịch sử hỗn loạn, không có binh biến lục cung, không có đầu rơi máu chảy lại thảm khốc đến vô tình vẫn tồn tại tình yêu sâu sắc cốt khắc tâm ghi giữa Trần Cảnh – Chiêu Thánh.

Tôi tin vào tình yêu, duyên nợ giữa Trần Cảnh và Chiêu Thánh.Tôi tin hai người họ vốn đã yêu nhau vô cùng nhưng kiếp này lại vô tình trở thành nạn nhân trong cuộc chiến vương quyền chính trị tàn bạo.Hai người họ như 2 đường thẳng cắt nhau tại một điểm, bên nhau một lần rồi lại đi về hai hướng mãi mãi chẳng gặp lại.

Nhưng người xưa đã đi, lịch sử luôn là ẩn số. Mối lương duyên của hai người hậu thế cũng không khỏi thở dài xót xa. Âu cũng là số kiếp có duyên nhưng phận mỏng của hoàng đế Trần Thái Tông và phế hậu Lý Chiêu Hoàng.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

x

Welcome Back!

Login to your account below

Retrieve your password

Please enter your username or email address to reset your password.