Phiên Âm Tiếng Quảng Đông Online, Tôi Yêu Tiếng Quảng Đông

Được ra đời vào năm 1993, Phương pháp phiên âm tiếng Quảng Đông của Học viện ngôn ngữ Hong Kong gọi tắt là Jyut
Ping là một phương pháp sử dụng chữ la tinh để phiên âm. Phương pháp này không những có thể sử dụng cho nhiều mục đích như phiên âm và đánh máy vi tính, nó còn có ưu điểm là đơn giản, dễ học và chuyên nghiệp.

Bạn đang xem: Phiên âm tiếng quảng đông online


Phương pháp Jyut
Ping đã kết hợp các ưu điểm của các phương pháp phiên âm khác như Yale, phiên âm quốc tế và Pinyin (phiên âm hán ngữ). Phần dưới đây sẽ giới thiệu chi tiết về phương pháp này.
Phần âm tương đương/ gần giống bên dưới được hiểu và đọc theo tiếng Việt giọng miền Nam. Chỗ nào đọc theo giọng miền Bắc sẽ được ghi rõ. Nếu trong tiếng Việt không có âm tương đương thì sử dụng âm tương đương trong tiếng Anh. Nếu tiếng Anh cũng không có âm đó thì sẽ dùng âm gần giống để diễn giải
Tổng cộng có 19 phụ âm trong tiếng Quảng Đông hiện đại. Jyut
Ping không dùng hai ký tự “r” và “v”. Trong tiếng Quảng cũng không có 2 âm này.

2.2.2.Tổ hợp với âm ‘a’ (tương ứng với ‘â’ hoặc ‘ă’ trong tiếng Việt)


2.2.4.Tổ hợp âm ‘eo’ (Trong tiếng Việt không có. Âm này không bao giờ đứng một mình mà phải ghép với âm khác)


2.2.5.Tổ hợp âm ‘oe’ (Gần như âm ‘oe’ trong tiếng Việt nhưng không tròn miệng)


Tiếng Việt có tổng cộng 6 thanh điệu (hay dấu), tiếng Quảng Đông cũng có 6 thanh điệu. Tuy nhiên 6 thanh điệu của tiếng Quảng Đông không hoàn toàn giống với tiếng Việt. Sáu thanh trong tiếng Quảng Đông bao gồm:
Đối với Jyut
Ping thanh điệu được ký hiệu bằng số như trên sẽ được ghi ngay sau chữ Latinh. Ví dụ: ngo5, sik1, leng3. Một số trường hợp các số thanh điệu này được ghi lên phía trên một tí (superscript) nhằm mục đích thẩm mỹ trong phiên âm (ngo5, sik1, leng3).
Như vậy trong tiếng Việt có hai thanh hỏi và ngã là khá gần nhau (nhất là người miền Nam không phân biệt 2 thanh này) thì trong tiếng Quảng Đông có 2 thanh thứ tư và thanh thứ sáu mà đối với người Việt khá giống nhau (đều là thanh huyền, chỉ khác là một thanh thấp và một thanh kia cao hơn). Đối với người Quảng Châu và người Hong Kong thì họ phân biệt khá rõ hai thanh này. Sơ đồ bên dưới minh họa vị trí của các thanh trong tiếng Quảng Đông, theo thứ tự từ thanh thứ nhất đến thanh thứ sáu.
Ghichú: một số sách còn phân biệt 2 loại thanh thứ 1 là (5-3) và (5-5) cũng như có sách ghi thanh thứ 4 là (2-1) thay vì (1-1). Trong tài liệu này, với mục đích giới thiệu cơ bản ngữ âm trong tiếng Quảng Đông, sẽ không đi sâu vào vấn đề này.CÁC BÀI VIẾT CÓ LIÊN QUANhọc tiếng trung theo chủ đềhọc tiếng trung quốc cơ bản qua videongữ pháp tiếng trung hiện đại
*

*

*

Chọn cơ sở gần bạn nhất
Cở sở 1: số 10 ngõ 156 Hồng Mai, Bạch Mai, Hai Bà Trưng, Hà Nội
Cơ sở 2: tầng 4, số 25, ngõ 68 Cầu Giấy, Hà Nội
*

Thumb_Thumb.png.ashx" alt="*">

HỌC TIẾNG TRUNG ONLINE MIỄN PHÍ

HỌC TIẾNG TRUNG GIAO TIẾP - 1000 CHỦ ĐỀ

CHUYỂN CHỮ HÁN SANG PHIÊN ÂM

HỌC VIẾT CHỮ HÁN

BÍ QUYẾT HỌC TIẾNG TRUNG

TỪ VỰNG THEO CHỦ ĐIỂM

CÁC BƯỚC TỰ HỌC TIẾNG TRUNG

1000 CLIP HÀI TIẾNG TRUNG

GÕ PHIÊN ÂM CÓ DẤU

TRA TỪ ĐIỂN ONLINE

CÁCH SỬA LỐI PHÁT ÂM SAI

GÕ CHỮ HÁN KHÔNG CẦN BỘ CÀI


Giờ làm việc :8h sáng tới 21h15 các ngày trong tuần(Kể cả chủ nhật )Riêng thứ 7 làm việc từ 8h sáng tới 17h
Chính sách và quy định chung

Tiếng Quảng Đông thường được viết bằng chữ Hán. Bạn cần khoảng 3000 chữ Hán để sử dụng thành thạo tiếng Quảng Đông. Nghe có vẻ nhiều? Nó thật là nhiều. Nên chúng ta cần một hệ thống phiên âm trong khi đang học các chữ Hán.

1. Giới thiệu

Việt bính là một phương pháp sử dụng chữ Latinh để phiên âm tiếng Quảng Đông, mà cũng là viết tắt của “Phương pháp phiên âm tiếng Quảng Đông của Hội học thuật ngôn ngữ học Hồng Kông”. Đây là một phương pháp được lập bởi Hội học thuật ngôn ngữ học Hồng Kông (LSHK).

Không giống với tiếng Việt mà cần các dấu phụ để gõ văn, Việt bính chỉ cần 26 chữ Latinh và 6 chữ số.

Người Việt Nam học tiếng Quảng Đông thường cũng có kiến thức cơ bản về tiếng Anh và tiếng Phổ Thông. Vì vậy, phần sau khi giải thích Việt bính, chúng ta sẽ đưa ra những phát âm tương tự trong tiếng Anh hoặc tiếng Phổ Thông (Hanyu Pinyin) làm ví dụ để tiện học tập hơn.

Ngoài ra còn một điều cần lưu ý nữa là cách viết và cách phát âm của Việt bính gần như có thể tương ứng với nhau, thường không có ngoại lệ.

Dưới đây là thứ tự giải thích của bài này, từ đơn giản đến khó khăn, tổng cộng chia thành 4 phần: đồng âm cùng cách viết, đồng âm khác cách viết, âm dễ nhầm lẫn, âm mới cần luyện tập

Đồng âm cùng cách viết: là Việt bính có những âm với cách viết và cách phát âm hoàn toàn giống với tiếng Việt.Đồng âm khác cách viết: là những âm mà có cách viết giống với chữ Quốc ngữ nhưng cách phát âm khác nhau.Âm dễ nhầm lẫn: là những âm có cách viết giống với tiếng Việt nhưng cách đọc có sự khác biệt nhỏ, cần chú ý phân biệt.Âm mới cần luyện tập: là những âm không có trong tiếng Việt, mà chỉ có trong tiếng Quảng Đông, cần luyện tập nhiều hơn.

Bài này sẽ giải thích về Việt bính và cách phát âm của nó theo thứ tự trên, hy vọng sẽ hữu ích cho việc học tiếng Quảng Đông của bạn.

Bảng mẫu tự ngữ âm quốc tế (IPA) sẽ được sử dụng để giải thích cách phát âm, nếu bạn không quen thuộc với IPA thì có thể tạm thời bỏ qua. Bạn có thể nhấp vào nút để nghe cách phát âm tương ứng trong các ví dụ.

Tất cả các Việt bính trong bài này đều sẽ được in đậm, các số 1-6 trong Việt bính là số của thanh điệu, người mới bắt đầu chưa quen với thanh điệu cũng có thể tạm thời bỏ qua.

2. Đồng âm cùng cách viết

Tình huống phát âm và cách viết hoàn toàn giống nhau chỉ xuất hiện ở một vài thanh mẫu và vận mẫu bắt đầu bằng i hoặc u, còn những phần khác thì sẽ hơi khác một chút. Đó có thể là sự khác biệt về cách viết (xem phần thứ 3), hoặc là một sự khác biệt nhỏ trong cách phát âm (xem phần thứ 4).

2.1 Thanh mẫu hoàn toàn giống nhau

Trong cách viết của chữ Quốc ngữ và Việt bính, các thanh mẫu hoàn toàn giống nhau như sau: m, n, l, h, ng. Những âm này tương đối đơn giản, vậy ở đây sẽ không đưa ra ví dụ.

2.2 Vận mẫu hoàn toàn giống nhau

Trong cách viết chữ Quốc ngữ và Việt bính, các vận mẫu hoàn toàn giống nhau chủ yếu là một số vận mẫu bắt đầu bằng i hoặc u.

Xem thêm: Khám phá trang phục hàn quốc hiện đại, trang phục hanbok

2.2.1 Một số vận mẫu bắt đầu bằng “i”Vận mẫu
Ví dụ
Việt bính
izi1
iusiu2
imdim2
in (giọng Bắc)min6
ipdip6
it (giọng Bắc)jit6
2.2.2 Một số vận mẫu bắt đầu bằng “u”Vận mẫu
Ví dụ
Việt bính
ufu2
uibui1
un (giọng Bắc)mun4
ut (giọng Bắc)wut6

3. Đồng âm khác cách viết

Có những Việt bính có cách viết khác với chữ Quốc ngữ nhưng cách đọc lại gần giống nhau. Trường hợp này gồm 10 thanh mẫu và một số vận mẫu bắt đầu bằng a, aao.

3.1 Thanh mẫu đồng âm khác cách viết

Mặc dù những thanh mẫu dưới đây có cách viết khác nhau, nhưng phát âm của chúng về cơ bản là giống nhau.

Thanh mẫu
Chữ Quốc ngữ
Ví dụ
Việt bính
bpbaa1
fphfaan6
dtdaa2
tthtai2
gcgau2
kkh (giọng Nam)keoi5
sxsaam1
gwqu (giọng Bắc)gwaa1
jd (giọng Nam)jau5
wqu (giọng Nam)waa6

3.2 Vận mẫu đồng âm khác cách viết

Những vận mẫu dưới đây tuy có cách viết khác nhau nhưng sự khác biệt trong cách đọc của chúng là có thể bỏ qua. Ví dụ như các vận mẫu bắt đầu bằng aaa.

3.2.1 Vận mẫu bắt đầu bằng “a”

Trong chữ Quốc ngữ, vần “ay” là viết tắt của “ăi”, còn vần “au” là viết tắt của “ău”. Chúng được thiết kế để phân biệt “ai~ay” và “ao~au” trên cơ sở hạn chế sử dụng ký hiệu “ă”. Do đó, cách phát âm của nguyên âm “a” trong “ay” và “au” thực ra đều giống như nguyên âm “ă” trong “ăm”. Trong Việt bính, nguyên âm này được viết thống nhất là a.

Vận mẫu
Chữ Quốc ngữ
Ví dụ
Việt bính
aiaytai2
auauhau2
amămsam1
anănsan1
angăngdang2
apăpsap6
atătjat1
akăcbak1
3.2.2 Vận mẫu bắt đầu bằng “aa”

Giống như những giải thích trong phần thứ 3.2.1. Trong chữ Quốc ngữ, để hạn chế sử dụng ký hiệu “ă” (vì thêm dấu phụ sẽ rắc rối hơn), người ta sẽ dùng “ai~ay” nhưng không phải là “ai~ăi” để phân biệt 2 vần này. Còn sẽ dùng “ao~au” nhưng không phải là “au~ău” để phân biệt 2 vần này. Vì vậy, nguyên âm “a” trong vần “ai” và “ao” thực ra đều là “a” trong vần “am”. Trong Việt bính, nguyên âm này được viết thống nhất là aa.

Vận mẫu
Chữ Quốc ngữ
Ví dụ
Việt bính
aaabaa1
aaiaidaai6
aauaopaau2
aamamnaam4
aanan (giọng Bắc)ngaan5
aangangngaang6
aapapzaap6
aatatlaat6
aakacbaak6
3.2.3 Một số vận mẫu bắt đầu bằng “o”

Trong chữ Quốc ngữ, sự khác biệt chính giữa “ong” và “oong” là ở phần sau của cách phát âm, phát âm xong có đóng miệng hay không. Đối với vận mẫu ong trong Việt bính, khẩu hình cuối là kiểu không đóng miệng, nên tương ứng với âm “oong” trong chữ Quốc ngữ. Tương tự với vận mẫu ok.

Vận mẫu
Chữ Quốc ngữ
Ví dụ
Việt bính
ongoonggong1
okoocgok3

4. Âm dễ nhầm lẫn

Có những âm trong Việt Bính và tiếng Việt tưởng chừng như giống nhau nhưng trên thực tế giữa chúng vẫn có khác biệt nhỏ. Ví dụ như một số vận mẫu bắt đầu bằng eo.

4.1 Một số vận mẫu bắt đầu bằng “e”

Trong giọng Quảng Châu, vận mẫu bắt đầu bằng e giống cách phát âm giữa “ê” và “e” trong tiếng Việt. Nhưng trong giọng Hồng Kông, âm này sẽ mở miệng lớn hơn, cho nên những vận mẫu bắt đầu bằng e sẽ giống những vần “e” trong tiếng Việt hơn.

Vận mẫu
Chữ Quốc ngữ
Ví dụ
Việt bính
eece1
eueodeu6
ememlem2
engengbeng2
epepgep6
ekecsek6

4.2 Một số vận mẫu bắt đầu bằng “o”

Trong giọng Quảng Châu, vận mẫu bắt đầu bằng o có cách phát âm như âm giữa “ô” và “o” trong tiếng Việt. Nhưng trong giọng Hồng Kông, âm này sẽ mở miệng lớn hơn, cho nên những vận mẫu bắt đầu bằng o sẽ giống những vần “o” trong tiếng Việt hơn.

Vận mẫu
Chữ Quốc ngữ
Ví dụ
Việt bính
ooco5
oioihoi1
onon (giọng Bắc)hon6
otot (giọng Bắc)got3

5. Âm mới cần luyện tập

Những cách phát âm còn lại chưa nhắc đến là những âm không tồn tại trong tiếng Việt mà chỉ có trong tiếng Quảng Đông. Vì vậy chúng ta cần phải luyện tập nhiều hơn. Phần sau cũng sẽ sử dụng phiên âm tiếng Anh và Pinyin để làm ví dụ, để những người bạn có kiến thức cơ bản này có thể hiểu rõ hơn.

5.1 Những thanh mẫu cần luyện nhiều hơn

4 thanh mẫu còn lại cần chú ý luyện tập nhiều hơn.

Thanh mẫu
Giải thích
Ví dụ
Việt bính
p“p” trong tiếng Anh / Pinyin, bật hơipaa4
z“z” trong Pinyin, không bật hơize1
c“c” trong Pinyin, bật hơice1
kw“qu” trong từ “queen” tiếng Anh, bật hơikwaa1

5.2 Những vận mẫu cần luyện nhiều hơn

5.2.1 Vận mẫu “ei” và “ou”

Hai vận mẫu này chưa xuất hiện ở 4.1 và 4.2, do “e” và “o” trong tiếng Việt không ghép thành vần “ei” và “ou”. Chúng ta cần sử dụng Pinyin hoặc tiếng Anh để giải thích cho âm này.

Vận mẫu
Giải thích
Ví dụ
Việt bính
ei“ay” trong từ “say” tiếng Anh, “ei” trong Pinyinsei3
ou“o” trong từ “go” tiếng Anh, “ou” trong Pinyingou1
5.2.2 Vận mẫu bắt đầu bằng “eo”

Tiếng Việt, tiếng Anh hay tiếng Phổ Thông đều không có cách phát âm giống âm eo trong tiếng Quảng Đông, vì vậy bạn cần tách riêng những âm này để luyện tập. Trong đó, eoi có thể được phát âm như “ây” khi tròn môi, eon có thể được phát âm như “ân” khi tròn môi, eot có thể được phát âm như “ât” khi tròn môi.

Vận mẫu
Ví dụ
Việt bính
eoiheoi3
eonseon3
eotceot1
5.2.3 Vận mẫu bắt đầu bằng “oe”

Giống như eo, âm oe trong tiếng Quảng Đông cũng không có cách phát âm tương ứng trong tiếng Việt, tiếng Anh hay tiếng Phổ Thông. Vì vậy bạn cần chú ý luyện tập nhiều hơn. Bạn có thể luyện tập nguyên âm đơn oe trước, âm này có thể phát âm như “e” khi tròn môi. Khi phát âm tự nhiên hơn, hãy kết nối với -ng-k để luyện tập.

Vận mẫu
Ví dụ
Việt bính
oehoe1
oenghoeng3
oekgoek3
5.2.4 Vận mẫu bắt đầu bằng “yu”

yu trong tiếng Quảng Đông giống với âm “ü” trong tiếng Phổ Thông, nhưng có sự khác biệt đáng kể so với “uy” trong tiếng Việt. Nếu bạn chưa thành thạo âm “ü” của tiếng Phổ Thông, bạn nên luyện tập thêm. Bạn cũng nên luyện tập nguyên âm đơn yu trước, cho đến khi phát âm tự nhiên hơn thì hãy luyện tập nối âm yu với -n-t.

Vận mẫu
Ví dụ
Việt bính
yujyu1
yundyun2
yutjyut6
5.2.5 Âm tiết mũi “m” và “ng”

Âm tiết mũi mng là vận mẫu đặc biệt trong tiếng Quảng Đông, chúng tạo thành các âm tiết độc lập. Nếu chú ý nghe cách phát âm của những âm này, bạn sẽ thấy chúng không khó.

Vận mẫu
Ví dụ
Việt bính
mm4
ngng5

6. Thanh điệu

Tiếng Quảng Đông cũng có 6 thanh điệu như tiếng Việt, nhưng không hoàn toàn giống tiếng Việt. 6 thanh điệu trong tiếng Quảng Đông cụ thể như sau:

Thanh thứ 1 (âm bình/thượng âm nhập): giống như thanh thứ 1 trong tiếng Phổ Thông, nó cao và ngang, cao hơn thanh ngang trong tiếng Việt. Nếu là vận mẫu kết thúc bằng -p, -t-k thì sẽ thanh này nghe giống như thanh sắc trong các âm kết thúc bằng “-p”, “-t”, “-c” và “-ch” trong tiếng Việt.Thanh thứ 2 (âm thượng): giống như thanh thứ 2 trong tiếng Phổ Thông, từ giữa lên cao.Thanh thứ 3 (âm khứ/hạ âm nhập): giống như thanh ngang trong tiếng Việt, ở giữa và ngang, nhưng thấp hơn thanh thứ 1. Nếu vận mẫu kết thúc bằng -p, -t-k thì sẽ nghe ngắn như thanh sắc kết thúc bằng “-p”, “-t”, “-c” và “-ch” trong tiếng Việt, nhưng thấp hơn thanh thứ 1.Thanh thứ 4 (dương bình): giống như nửa đầu của thanh thứ 3 trong tiếng Phổ Thông, hạ từ thấp vừa đến thấp nhất.Thanh thứ 5 (dương thượng): giống như thanh sắc trong các âm với âm cuối khác “-p”, “-t”, “-c” và “-ch” trong tiếng Việt, và như thanh điệu trong của “nếu”. Thanh này từ dưới lên giữa.Thanh thứ 6 (dương khứ/dương nhập): giống như cao độ của thanh nặng trong tiếng Việt, nhưng cần chú ý rằng nếu vận mẫu kết thúc bằng -p, -t-k thì thanh này mới ngắn, còn nếu không thì sẽ phẳng và dài.

Nếu 6 thanh điệu của tiếng Quảng Đông được thể hiện như cao độ trên khuông nhạc, chúng sẽ giống như hình dưới đây:

*

Hãy nghe các thanh điệu qua những ví dụ sau:

Thanh thứ 1 (55)Thanh thứ 2 (35)Thanh thứ 3 (33)
詩 si1 史 si2 試 si3
Thanh thứ 4 (21)Thanh thứ 5 (13)Thanh thứ 6 (22)
時 si4 市 si5 事 si6

Ngoài ra còn có một phương pháp luyện thanh đơn giản và thú vị khác, đó là luyện thanh điệu với các bài hát tiếng Quảng Đông.

7. Kết thúc

Để biết thêm tài liệu học tiếng Quảng Đông, vui lòng xem Tài liệu học tiếng Quảng Đông.

Một phương pháp tốt để luyện Việt bính hoặc tiếng Quảng Đông là gõ tiếng Quảng Đông bằng Việt bính. Vì Việt bính là phiên âm của tiếng Quảng Đông, mỗi khi bạn gõ Việt bính, thì cũng giống như bạn đang luyện nói tiếng Quảng Đông vậy. Hãy xem trang Bàn phím tiếng Quảng Đông của chúng tôi để tải xuống các bộ gõ.

7.1 Phụ lục: Ví dụ về văn bản phiên âm Việt bính “北風同太陽 (Gió bắc và mặt trời)”

有jau5 一jat1 次ci3 ,北bak1 風fung1 同tung4 太taai3 陽joeng4 喺hai2 度dou6 拗aau3 緊gan2 邊bin1 個go3 叻lek1 啲di1 。佢keoi5 哋dei6 啱ngaam1 啱ngaam1 睇tai2 到dou2 有jau5 個go3 人jan4 行haang4 過gwo3 ,哩li1 個go3 人jan4 着zoek3 住zyu6 件gin6 大daai6 褸lau1 。佢keoi5 哋dei6 就zau6 話waa6 嘞laak3 ,邊bin1 個go3 可ho2 以ji5 整zing2 到dou3 哩li1 個go3 人jan4 除ceoi4 咗zo2 件gin6 褸lau1 呢ne1 ,就zau6 算syun3 邊bin1 個go3 叻lek1 啲di1 嘞laak3 。於jyu1 是si6 ,北bak1 風fung1 就zau6 搏bok3 命meng6 噉gam2 吹ceoi1 。點dim2 知zi1 ,佢keoi5 越jyut6 吹ceoi1 得dak1 犀sai1 利lei6 ,嗰go2 個go3 人jan4 就zau6 越jyut6 係hai6 揦laa2 實sat6 件gin6 褸lau1 。最zeoi3 後hau6 ,北bak1 風fung1 冇mou5 晒saai3 符fu4 ,唯wai4 有jau5 放fong3 棄hei3 。跟gan1 住zyu6 ,太taai3 陽joeng4 出ceot1 嚟lai4 曬saai3 咗zo2 一jat1 陣zan6 ,嗰go2 個go3 人jan4 就zau6 即zik1 刻hak1 除ceoi4 咗zo2 件gin6 褸lau1 嘞laak3 。於jyu1 是si6 ,北bak1 風fung1 唯wai4 有jau5 認jing6 輸syu1 啦laa1 。

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

x

Welcome Back!

Login to your account below

Retrieve your password

Please enter your username or email address to reset your password.