THI CÔNG CÔNG TRÌNH CẦU ĐƯỜNG ĐÔ THỊ, CƠ QUAN NÀO THẨM ĐỊNH CÔNG TRÌNH CẦU TRONG ĐÔ THỊ

Đường đô thị được bảo trì như thế nào? Xây dựng, lắp đặt các công trình nổi trên đường đô thị phải đảm bảo những yêu cầu nào? Công tác thiết kế, xây dựng đường đô thị phải tuân thủ những yêu cầu nào? Mong nhận được câu trả lời sớm nhất. Xin cảm ơn! Trên đây là một vài thắc mắc của bạn Thanh Mai - Long An.
*
Nội dung chính

Xây dựng, lắp đặt các công trình nổi trên đường đô thị phải đảm bảo những yêu cầu nào?

Tại tiểu mục 5 Mục IV Phần 2 Thông tư 04/2008/TT-BXD quy định như sau:

QUẢN LÝ VÀ KHAI THÁC SỬ DỤNG ĐƯỜNG ĐÔ THỊ...

Bạn đang xem: Thi công công trình cầu đường đô thị

5. Xây dựng, lắp đặt các công trình nổi trên đường đô thịa) Tổ chức, cá nhân có nhu cầu xây dựng, lắp đặt các công trình nổi gồm: hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị, các công trình phục vụ công cộng trên đường đô thị phải xin phép cơ quan nhà nước có thẩm quyền.b) Các công trình nổi trên đường đô thị phải bảo đảm an toàn giao thông đô thị trong khi thi công cũng như trong khai thác sử dụng; bảo đảm tĩnh không đứng và ngang theo quy định đồng thời bảo đảm mỹ quan đô thị. Tổ chức, cá nhân khi xây dựng, lắp đặt các công trình nổi trên đường đô thị phải thực hiện đúng theo nội dung giấy phép và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan;

Theo đó, xây dựng, lắp đặt các công trình nổi trên đường đô thị đảm bảo các yêu cầu sau:

- Tổ chức, cá nhân có nhu cầu xây dựng, lắp đặt các công trình nổi gồm: hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị, các công trình phục vụ công cộng trên đường đô thị phải xin phép cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

- Các công trình nổi trên đường đô thị phải bảo đảm an toàn giao thông đô thị trong khi thi công cũng như trong khai thác sử dụng; bảo đảm tĩnh không đứng và ngang theo quy định đồng thời bảo đảm mỹ quan đô thị. Tổ chức, cá nhân khi xây dựng, lắp đặt các công trình nổi trên đường đô thị phải thực hiện đúng theo nội dung giấy phép và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan.

*

Công trình nổi trên đường đô thị (Hình từ Internet)

Công tác thiết kế, xây dựng đường đô thị phải tuân thủ những yêu cầu nào?

Theo Mục II Phần 2 Thông tư 04/2008/TT-BXD quy định cụ thể:

- Thiết kế, xây dựng đường đô thị phải tuân thủ quy định trong các Quy chuẩn, Tiêu chuẩn có liên quan.

- Phải tuân thủ đúng chỉ giới đường đỏ theo quy hoạch xây dựng đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

- Khi thiết kế, xây dựng cải tạo hoặc xây dựng mới đường đô thị phải bảo đảm cao độ theo quy hoạch, không làm ảnh hưởng đến hoạt động của hệ thống thoát nước, của dân cư và các công trình xây dựng hai bên đường đô thị. Cao độ đường đô thị được cơ quan cấp phép xem xét trong quá trình cấp phép xây dựng.

- Thiết kế, xây dựng đường đô thị phải thuận tiện cho người khuyết tật sử dụng.

- Phải thiết kế, xây dựng hệ thống thoát nước đồng thời trên tất cả các tuyến đường đô thị theo quy hoạch xây dựng, quy hoạch chuyên ngành thoát nước (nếu có) đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

- Đồng bộ trong sử dụng vật liệu, hình dạng, kích thước, mầu sắc của bó vỉa, gạch lát hè trên một tuyến phố hoặc một đoạn tuyến phố.

- Các công trình sử dụng phần nổi trên hè không cản trở người đi bộ và bảo đảm mỹ quan đô thị.

- Phải bố trí các vị trí cho người đi bộ sang đường an toàn và thuận tiện, ưu tiên thiết kế, xây dựng cầu vượt, hầm chui tại các nút giao, đoạn tuyến phố có chiều dài lớn, có lưu lượng qua đường lớn (khu trung tâm, khu phố thương mại).

- Việc sử dụng loại bó vỉa hè (loại vuông góc, loại vát góc) phải linh hoạt để đáp ứng nhu cầu của các phương tiện giao thông có thể lên xuống hè được thuận tiện, tránh hiện tượng làm mất mỹ quan và ảnh hưởng đến giao thông.

- Hạn chế bố trí hệ thống hạ tầng kỹ thuật dọc tuyến vào phần xe chạy. Đối với các đường phố mới và các đường phố trong khu đô thị mới thì phải bố trí hạ ngầm đường dây, đường ống. Hệ thống tuynen, hào kỹ thuật phải được sử dụng tối đa cho công tác hạ ngầm này.

- Trước khi tiến hành xây dựng phải có giấy phép xây dựng theo quy định.

- Hệ thống cây xanh, điện chiếu sáng, thoát nước và hệ thống tuynen, hào kỹ thuật (đã xác định trong quy hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt) bắt buộc phải được xây dựng cùng với đường đô thị.

- Quá trình thi công phải có biện pháp bảo đảm an toàn giao thông, bảo đảm sự hoạt động bình thường của người đi bộ và phương tiện giao thông; bảo đảm các yêu cầu về vệ sinh môi trường trong khu vực.

Đường đô thị được bảo trì như thế nào?

Theo Mục III Phần 2 Thông tư 04/2008/TT-BXD quy định cụ thể:

- Đường đô thị sau khi được nghiệm thu đưa vào sử dụng phải được bảo trì để khai thác lâu dài. Thời hạn bảo trì công trình được tính từ ngày nghiệm thu công trình đường đưa vào sử dụng đến khi hết thời hạn sử dụng.

- Nội dung bảo trì đường đô thị được thực hiện theo quy trình bảo trì.

- Đối với công trình đang khai thác, sử dụng, tùy theo quy mô, đặc điểm của công trình đường đô thị, cơ quan quản lý tự tiến hành hoặc thuê tổ chức tư vấn có đủ điều kiện năng lực lập quy trình bảo trì. Đối với công trình đường đô thị thiết kế mới, nhà thầu thiết kế tiến hành lập quy trình bảo trì trên cơ sở các tiêu chuẩn kỹ thuật hiện hành có liên quan.

Xem thêm: Tin Mới Nhất Về Ngân Hàng Sacombank, Sacombank: Tin Tức, Hình Ảnh, Video, Bình Luận

- Công tác bảo trì đường đô thị phải bảo đảm cao độ theo quy hoạch, cao độ hiện trạng tránh làm ảnh hưởng đến hoạt động của hệ thống thoát nước, của dân cư và các công trình xây dựng hai bên đường đô thị.

- Chủ sở hữu, người được giao quản lý hè đường đô thị có trách nhiệm đối với công tác bảo trì như sau:

+ Tổ chức thực hiện bảo trì công trình đường đô thị theo quy trình bảo trì.

+ Chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc chất lượng công trình đường đô thị bị xuống cấp do không thực hiện quy trình bảo trì theo quy định.

Cầu là một trong những công trình kiến trúc lâu đời được nhân loại sử dụng, được xem như là một chỉ số đánh giá sự tiến bộ về năng lực công nghệ, kỹ năng kỹ thuật, cũng như biểu tượng cho tiềm năng kinh tế của một thành phố, của một khu vực hay của một quốc gia. Cầu trong đô thị ngoài mục đích phục vụ các tuyến đường đã có sẵn trong quy hoạch, còn mục đích phát triển khu đô thị hướng tới. Khi thiết kế cầu trong đô thị, cần có những nghiên cứu liên quan đến cả các đối tượng đương đại và lịch sử, thể hiện được vẻ đẹp và chất lượng trực quan. Thiết kế cầu cũng như thiết kế công trình kiến trúc, sự xuất sắc đạt được là nhờ tích hợp khoa học, công nghệ và thẩm mỹ. Kỹ sư thiết kế cầu cần kết hợp với kiến trúc sư, coi việc thiết kế như một quá trình sáng tạo nghệ thuật, hiểu được các nguyên tắc khoa học và kỹ thuật, hợp nhất các khái niệm cơ bản thành một chủ đề thống nhất.


1. VAI TRÒ CỦA CẦU TRONG ĐÔ THỊ

Cầu trong đô thị cũng như cầu đường bộ hay cầu đường sắt, đều có chức năng phục vụ giao thông cho con người, cần phải đáp ứng về điều kiện an toàn và sự thuận tiện. Tuy nhiên, cầu trong đô thị cũng được xem như là một chỉ số đánh giá sự tiến bộ về năng lực công nghệ, kỹ năng kỹ thuật, cũng như biểu tượng cho tiềm năng kinh tế của một thành phố. Cầu trong đô thị có tác động đáng kể đến nhận thức về một thành phố, làm thay đổi đáng kể cảnh quan của đô thị. Do đó, cầu trong đô thị có thêm bốn chức năng chính, đó là:

(1) Liên kết giao thông giữa các khu vực đô thị riêng biệt; 

(2) Tạo ra hình dáng bên ngoài hấp dẫn;

(3) Trình diễn khả năng kỹ thuật hiện đại; 

(4) Có kết cấu kiến trúc hòa hợp với con người và cảnh quan khu vực về khía cạnh văn hóa và lịch sử.

Trong văn hóa tượng hình ngày nay, các tổ chức thường dễ được nhận biết qua biểu tượng hình ảnh. Đối với một thành phố cũng vậy, đôi khi một vài công trình trong thành phố sẽ trở thành biểu tượng hình ảnh của thành phố đó. Biểu tượng công trình đô thị đương đại cũng có thể đóng vai trò quan trọng, tạo nguồn cảm hứng cho chiến lược xây dựng thương hiệu thành phố. Nhưng những công trình kiến trúc lịch sử lâu đời vẫn luôn được coi trọng và đánh giá cao. Mặc dù hiện nay thủ đô Hà Nội đã có thêm nhiều công trình lớn và hiện đại hơn, song cầu Long Biên vẫn là một chứng tích lịch sử quan trọng của Hà Nội, đã tồn tại qua hai thế kỷ. Ngày nay, cầu Long Biên thu hút rất nhiều du khách trong nước và quốc tế đến tham quan, chiêm ngưỡng cũng như tìm hiểu về những câu chuyện lịch sử ngày xưa.

*

Cầu Long Biên ở Hà Nội đầu thế kỷ 20.

Hầu hết các thành phố lớn bị ngăn cách bởi một dòng sông. Mặc dù ngày nay các thành phố được phát triển ở cả hai bên của dòng sông, nhưng việc định cư ban đầu thường chỉ bắt đầu từ một phía. Việc xây dựng những công trình bắc qua sông trong đô thị sẽ mở ra những khu đô thị mới sang phía bên kia để định cư và phát triển hơn nữa, kết nối với nhau thành một thể thống nhất. Để một đô thị đang trên đà phát triển có thể hoạt động nhịp nhàng và trật tự, đòi hỏi phải thiết lập quy hoạch giao thông cho đô thị đó, đồng nghĩa là phải quy hoạch vị trí các công trình cầu mới và các tuyến đường mới liên quan trong đô thị. Ví dụ về một công trình cầu đã thay đổi bố cục đô thị Hà Nội là cầu Long Biên, được xây dựng vào năm 1902, là cầu thép đầu tiên bắc qua sông Hồng, từ đó thiết lập ra những khu đô thị trong lòng Hà Nội. 

Ngày nay, hai phần của Hà Nội được nối với nhau bằng sáu công trình cầu bao gồm cầu Long Biên, cầu Thăng Long, cầu Chương Dương, cầu Thanh Trì, cầu Vĩnh Tuy, cầu Nhật Tân, trong đó có năm cầu đường bộ và hai cầu đường sắt. Những công trình cầu này được xây dựng để phục vụ cho đô thị Hà Nội đang phát triển nhanh chóng. Tiếp theo mỗi công trình cầu mới là các tuyến đường kết nối giao thông của nội đô với các vùng phía Bắc và phía Đông thành phố. Có thể thấy công trình cầu có vai trò kết nối các con đường, các khu đô thị, cải thiện hay thu hút giá trị sử dụng đất ở khu vực đó qua hiệu quả làm giảm sự phân cách.

2. VAI TRÒ CỦA KỸ SƯ VÀ KIẾN TRÚC SƯ TRONG THIẾT KẾ CẦU TRONG ĐÔ THỊ

Khi thiết kế một công trình cầu trong đô thị, các vấn đề quan trọng cần thảo luận và xem xét đó là tính kỹ thuật và tính kiến trúc của công trình. Tính kỹ thuật của công trình cầu trong đô thị vô cùng quan trọng, đòi hỏi kỹ sư thiết kế công trình cầu không chỉ đảm bảo độ an toàn và sự thuận tiện cho công trình trong cả vòng đời của nó, mà còn đảm bảo độ an toàn của công trình trong quá trình thi công trong đô thị. Đặc biệt, thi công công trình cầu trong đô thị chật hẹp cần sử dụng biện pháp thi công nhanh, giảm thiểu sự cản trở đến giao thông, giảm thiểu ảnh hưởng đến môi trường như độ rung và độ ồn. Do đó vai trò của kỹ sư thiết kế cầu trong đô thị là rất quan trọng, đòi hỏi kỹ sư khi đưa ra phương án kết cấu cho mục đích khai thác cần xét đến cả biện pháp thi công trong đô thị.

Tuy nhiên điều gì sẽ làm cho một công trình cầu trong đô thị trở nên thanh lịch và hấp dẫn? Chúng ta có cần sự tham gia của các kiến trúc sư trong việc thiết kế công trình không? Cho đến đầu Thế kỷ 19, trong thiết kế cầu không có cả kỹ sư công trình cầu và kiến trúc sư. Lý do đơn giản là, nghề nghiệp hay “chức danh” chưa có vào thời kỳ đó. Các nhà văn và học giả thường đề cập đến các “nhà xây dựng” khi mô tả các công trình xây dựng cổ đại. Tuy nhiên, những nhà xây dựng này đã thực hiện nhiệm vụ kết hợp của kỹ sư, kiến trúc sư và thợ thi công ngày nay. 

Trong thời Trung cổ, việc xây dựng các nhà thờ Gothic, những người đứng đầu các dự án lớn được gọi là “các nhà xây dựng bậc thầy”. Các nhà xây dựng bậc thầy đã tạo ra những công trình kiến trúc đáng ghi nhớ trong nhiều thế kỷ trước khi các kỹ sư và kiến trúc sư đầu tiên bắt đầu được đào tạo chính quy. Sau đó, trong cuộc Cách mạng Công nghiệp, với nhu cầu xây dựng nhiều hơn cho công trình cầu và các tòa nhà, cùng với sự phát triển của kiến thức kỹ thuật, chức năng và nhiệm vụ của một nhà xây dựng tổng thể được tách biệt giữa các kiến trúc sư, kỹ sư và thợ xây dựng.

Mặc dù các kỹ sư có kinh nghiệm có thể đề xuất các phương án cầu xuất sắc ngay cả khi không có kiến trúc sư, nhưng sẽ tốt hơn cho các kỹ sư khi cộng tác với kiến trúc sư có kiến thức và hiểu biết về thiết kế và thẩm mỹ cầu. Rất ít kỹ sư được đào tạo cả kỹ thuật và kiến trúc với các kỹ năng được như Tiến sĩ Santiago Calatrava - kiến trúc sư kiêm kỹ sư nổi tiếng người Tây Ban Nha nhờ khả năng kết hợp các giải pháp kỹ thuật tiên tiến với các hình ảnh trực quan ấn tượng cho các công trình cầu và tòa nhà.

Ngày nay, nhiều kỹ sư cầu tin rằng, nhờ trình độ học vấn, kinh nghiệm và kỹ năng của bản thân, họ có thể làm việc độc lập và không cần sự tham gia của kiến trúc sư vào thiết kế cầu, ngoại trừ các kết cấu phụ như chiếu sáng, lan can... Tuy nhiên, công trình cầu trong đô thị là một kết cấu lớn, hiển thị trực quan hoàn toàn ra bên ngoài, nên công trình cầu trong đô thị là công trình “chân thực” nhất. Mục tiêu của thiết kế cầu trong đô thị là tạo ra một công trình an toàn, trang nhã và đáp ứng tất cả các yêu cầu chức năng với chi phí có thể chấp nhận được của chủ đầu tư. 

Nhưng thiết kế một công trình cầu trong đô thị thành công là phải có vẻ đẹp tự nhiên, nguyên bản và hài hòa với môi trường xung quanh. Tính thẩm mỹ không phải là một yếu tố bổ sung trong thiết kế của một công trình, mà là một phần không thể thiếu trong thiết kế công trình. Cả cấu hình kết cấu và tính thẩm mỹ của một công trình phải được xem xét cùng nhau trong giai đoạn thiết kế ý tưởng. Vì vậy, người thiết kế cầu trong đô thị nhất định phải xét đến tính thẩm mỹ, tức là cần có kiến trúc sư để giải quyết tốt nhất các thách thức về tính thẩm mỹ hài hoà, cân bằng các yêu cầu tương hỗ về mức độ mạnh mẽ hay thanh mảnh của công trình cầu, để đồng thời có được độ an toàn và sự thanh lịch của công trình cầu trong đô thị.

Kiến trúc sư có thể mang lại nhiều cơ hội cho sự sáng tạo khi thiết kế cầu, đó là những vấn đề cơ bản như:

- Đưa ra khái niệm tổng thể cho dự án và lựa chọn hệ thống kết cấu phù hợp nhất;

- Cải thiện tỷ lệ của các thành phần cầu chính, tỷ lệ chiều cao trên chiều dài nhịp, tỷ lệ giữa các nhịp biên;

- Tạo hình các thành phần chính như mố trụ cầu, các yếu tố ở kết cấu phần trên, tháp cầu, hình dạng của khung vòm, hình dạng dây văng (dẻ quạt, cánh hạc…);

- Thiết kê các kết cấu phụ như màu sắc, chiếu sáng, lan can. Đây thường được coi là miền của kiến trúc sư. Tuy nhiên, cho dù những kết cấu phụ được thiết kế tốt nhất nhưng cũng không thể cứu vãn một bản thiết kế cầu tầm thường.

3. ĐẶC ĐIỂM THIẾT KẾ CẦU TRONG ĐÔ THỊ

Trên thế giới, cầu có thể được xếp thành 4 loại cơ bản: cầu dầm, cầu vòm, cầu dây văng và cầu treo dây võng. Tất cả những dạng cầu lớn này đều có từ lâu đời với nền văn minh nhân loại. Gần đây phát triển thêm các dạng cầu phức hợp và linh hoạt hơn, do có nhiều loại vật liệu xây dựng khác nhau ở các thời kỳ khác nhau được nghiên cứu áp dụng. Khoảng 4.000 năm trước đến đầu Thế kỷ 19, vật liệu xây dựng duy nhất là gỗ và đá. Gỗ cây có thể được sử dụng làm dầm cầu. 

Đá là vật liệu cứng hơn nhiều so với gỗ, có khả năng chịu nén và khả năng chịu thời tiết tốt hơn. Tất cả các công trình kiến trúc thời kỳ đầu của Ai Cập và Hy Lạp đều được xây dựng bằng đá. Nhưng vật liệu đá không thể chịu ứng suất kéo cao khi uốn, nên các tòa nhà phải sử dụng các cột có khoảng cách gần nhau. Gạch cũng là một loại vật liệu nén tốt, sau đó được sản xuất để thay thế vật liệu đá trong một số ứng dụng. Cầu vòm là phát minh tài tình nhất của người La Mã và người Trung Quốc, sử dụng hoàn toàn sức chịu nén của vật liệu đá để tạo nên kết cấu vòm. 

*

Cầu Cổng Vàng (Golden Gate Bridge) ở San Francisco.

Vật liệu sắt có độ bền và khả năng chế tạo hình cao hơn đá, thời gian đầu sử dụng dây xích sắt để xây dựng cầu dây xích, là một dạng cầu treo. Tuy nhiên, những công trình này thường là những kết cấu nhịp nhỏ vì giống như đá, vật liệu sắt không có khả năng chịu lực căng kéo cao. Thép đã tạo nên một cuộc cách mạng trong xây dựng cầu, vì thép có thể chịu được cả lực căng kéo và lực nén cao. Khi công tác chế tạo thép trở nên khả thi vào giữa Thế kỷ 19, các kỹ sư đã có thể xây dựng cầu dầm nhịp dài, hay cầu giàn và cầu vòm nhịp lớn và thanh mảnh. 

Bằng cách kết hợp thép với bê tông, các kỹ sư cũng đã có thể xây dựng nhiều cầu liên hợp nhịp lớn. Như vậy, sự phát triển cầu có thể được chia thành hai thời đại: thời đại vòm đá và thời đại đương đại với cả 4 loại cầu. Kỷ nguyên vòm đá kéo dài hơn 4.000 năm, trong khi kỷ nguyên đương đại chưa đầy 200 năm. Sự sẵn có của các loại vật liệu ảnh hưởng đến việc lựa chọn các dạng cầu. Hiện nay, nhiều vật liệu mới như vật liệu sợi carbon, bê tông tính năng cao, thép tính năng cao và vật liệu nano… có thể được sử dụng trong quá trình phát triển các dạng cầu mới và hiện đại. Tuy nhiên, những vật liệu này vẫn chưa sẵn sàng cho các ứng dụng trên diện rộng, quy mô lớn.

Các chuyên gia đều công nhận rằng, một công trình được thiết kế phù hợp với “các nguyên tắc cơ bản” về kết cấu thường có được một kết cấu trang nhã, cân đối và hấp dẫn mà không cần trang trí thêm. Khi thiết kế cầu trong đô thị cũng vậy, trước tiên cần tuân thủ các nguyên tắc cơ bản về tỷ lệ cân đối của kết cấu, sau đó xem xét đến khả năng hiển thị trực quan và hình dáng của kết cấu cầu trong mối quan hệ với môi trường xung quanh nó. Nguyên tắc chung khi thiết kế cầu cần xét đến thẩm mỹ thường là:

- Đối với cầu có nhịp ngắn hay ít hiển thị trực quan, thường không yêu cầu cụ thể về tính thẩm mỹ;

- Đối với cầu có nhịp trung bình điển hình, thường đòi hỏi quan tâm đến tính thẩm mỹ;

- Đối với cầu có nhịp dài hoặc cầu có hiển thị trực quan lớn, cần đặc biệt lưu ý về tính thẩm mỹ;

- Đối với cầu trong khu đô thị, cầu bắc qua sông, eo biển, hẻm núi hoặc khe núi là những vị trí làm tăng khả năng sự hiển thị trực quan của công trình cầu, cần đòi hỏi cao hơn về tính thẩm mỹ.

Các kiến trúc sư cầu nổi tiếng đã đưa ra các khuyến nghị sau để thiết kế những công trình cầu hấp dẫn hơn:

- Công trình cầu phải hài hòa với môi trường, quy mô và đặc điểm của khu vực;

- Không chỉ một cây cầu mà cả một hệ thống cầu nên được lựa chọn dựa trên môi trường xung quanh nó khi qua sông, qua biển, qua hẻm núi sâu, trong khu vực đô thị;

- Quá trình chuyển tiếp từ các hướng đường tiếp cận sang nhịp cầu phải mềm mại;

- Nên nghiên cứu các giải pháp thiết kế kết cấu mới và vật liệu mới. Nên sử dụng vật liệu xây dựng cầu là vật liệu nhẹ, tính năng cao để tạo ra kiến trúc thanh mảnh;

- Nên bố trí ít trụ đỡ để tạo ra sự thanh thoát của tịnh không dưới cầu;

- Nên sử dụng hiệu ứng ánh sáng và bóng đổ để thực hiện trực quan độ mảnh của các thành phần cầu;

- Ngoài kiến trúc kết cấu tổng thể ra, các chi tiết nhỏ cũng cần được cân nhắc tính thẩm mỹ. Ví dụ như, mặt cầu có thể được xây dựng bằng nhiều loại vật liệu khác nhau, không chỉ là nhựa đường hay bê tông, lan can có thể được tạo hình theo các kiến trúc khác nhau.

- Thiết kế cầu phải cho phép tiếp cận duy tu bảo dưỡng phù hợp trong suốt thời gian khai thác cầu.

Hầu hết các nguyên tắc về thẩm mỹ kích thích các giác quan của người xem là tỷ lệ, trật tự, đơn giản, cân đối, màu sắc và kết cấu. Việc áp dụng và tích hợp phù hợp các nguyên tắc này, cùng với thiết kế kết cấu và chức năng hợp lý, có thể có được các dạng cầu thể hiện đặc tính kết cấu và chất lượng hình ảnh mạnh mẽ trong khu vực đô thị. Thông thường, thiết kế cầu nhịp dài được hưởng lợi từ sự sang trọng tự nhiên của hệ thống kết cấu cầu. Như kỹ sư cầu người Pháp Michel Virlogeux đã phát biểu: “Chỉ riêng quy mô của những công trình cầu có nhịp dài đã mang lại cho chúng một vẻ uy nghi vốn có”. 

Ở những công trình cầu treo, những trụ tháp với kích thước và dáng vẻ hùng vĩ, kết hợp với vẻ sang trọng tự nhiên của những sợi cáp chính, đã chiếm ưu thế trên hình ảnh. Tuy nhiên, kiến trúc sư sẽ có vai trò để mang lại hiệu quả thẩm mỹ tối đa cho kết cấu cầu. Các trụ tháp nếu được thiết kế đẹp mắt sẽ mang lại cảm giác vừa sang trọng, vừa mạnh mẽ. Kiến trúc sư Irving Morrow đã đưa ra những cải tiến thẩm mỹ nổi tiếng nhất cho Cầu Cổng Vàng (Golden Gate Bridge) ở San Francisco. Phong cách Art Deco của các tháp cầu và màu “International Orange” được lựa chọn đã góp phần đáng kể vào sự nổi tiếng của công trình kiến trúc năm 1937 tuyệt vời này, thậm chí ngày nay còn được coi là một trong những công trình vĩ đại nhất từng được xây dựng. Cầu Cổng Vàng luôn nằm trong danh sách những công trình “vĩ đại nhất” và “nổi tiếng nhất” trên thế giới.

4. KẾT LUẬN

Cầu là công trình phục vụ có nhiều chức năng với chức năng chính là giải quyết vấn đề giao thông cho con người và hàng hóa. Từ việc đáp ứng những nhu cầu thiết thực thuần túy, những công trình cầu đã phát triển theo thời gian để trở thành biểu tượng của sự tiến bộ của con người, của các thành phố và của toàn quốc gia. Thiết kế cầu trong đô thị cần xem như thiết kế công trình kiến trúc của đô thị đó, sự xuất sắc đạt được là nhờ tích hợp khoa học, công nghệ và thẩm mỹ. Vai trò của kỹ sư thiết kế cầu trong đô thị rất quan trọng, đảm bảo tính kỹ thuật cần có của công trình trong đô thị. 

Nhưng thêm vào đó, kỹ sư thiết kế cầu trong đô thị cần kết hợp với kiến trúc sư, coi việc thiết kế như một quá trình sáng tạo nghệ thuật, hiểu được các nguyên tắc khoa học và kỹ thuật, hợp nhất các khái niệm cơ bản thành một chủ đề thống nhất. Trong số rất nhiều những công trình cầu xung quanh chúng ta, có những công trình cầu mà chúng ta đều ngưỡng mộ, là biểu tượng của khát vọng muôn đời của con người về việc xây dựng cầu dài hơn, cao hơn, đẹp hơn và hiện đại hơn.

PGS.TS NGUYỄN THỊ TUYẾT TRINH - Trưởng Bộ môn Công trình giao thông thành phố và công trình thuỷ, Trường Đại học Giao thông vận tải Hà Nội

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

x

Welcome Back!

Login to your account below

Retrieve your password

Please enter your username or email address to reset your password.