7 Lưu Ý Khi Tiêm Filler Có Nguy Hiểm Không, Filler Là Gì

Được xem là một trong những phương pháp phẫu thuật thẩm mỹ tiên tiến, tiêm chất làm đầy Filler đã mang lại hiệu quả cho các chị em phụ nữ có nhu cầu làm đẹp. Tuy nhiên, bên cạnh hiệu quả đó, không ít người đặt ra câu hỏi: “Tiêm chất làm đầy Filler có hại không?”


*

Và đây là câu trả lời…

Tiêm chất làm đầy Filler có hại không?

Câu trả lời là CÓ hoặc KHÔNG! Vì sao? Bởi vì việc tiêm chất làm đầy Filler có hại hay không không phụ thuộc vào Filler mà phụ thuộc vào cơ sở, trung tâm thẩm mỹ bạn chọn có uy tín hay không.

Bạn đang xem: Tiêm filler có nguy hiểm không

Đơn giản, chất làm đầy (hay còn gọi là Filler) là một hợp chất có cấu tạo từ axit hyaluronic – loại chất tự nhiên trong cơ thể. Do đó, chất này được được sử dụng trong thẩm mỹ dùng để tiêm vào vùng da muốn thay đổi bằng cách dùng kim chuyên biệt. Phương pháp làm đẹp này giúp tạo thành khối mô dày dưới nếp nhăn, giúp xóa vết chân chim ở đuôi, khóe mắt, nâng cơ mặt, làm đầy má, làm mũi cao mà không cần phẫu thuật.


*

Do trước đây đã từng xảy ra những vụ tiêm Filler hỏng cằm, lệch mũi, làm mặt biến dạng,… ở các cơ sở, địa chỉ thẩm mỹ không uy tín nên đã có nhiều người hiểu lầm tiêm chất làm đầy này có hại cho sức khỏe, gương mặt, làm hủy hoại nét đẹp của người phụ nữ.

Cơ bản, nếu chất làm đầy có chất lượng không tốt, nguồn gốc xuất xứ không rõ ràng cộng thêm tay nghề của bác sĩ “tay mơ” thì các chị em có thể sẽ gặp phải những tác dụng phụ không mong muốn. Bên cạnh đó, một số vùng da trên gương mặt rất mỏng như da môi, da mắt,… nên nếu tiêm không chuẩn xác sẽ dễ gây ra nguy hiểm trong suốt quá trình tiêm.

Các tác hại khôn lường khi tiêm chất làm đầy Filler giá rẻ

Các cơ sở thẩm mỹ không đủ giấy phép hoạt động đã sử dụng các loại Filler không rõ nguồn gốc để cung cấp dịch vụ giá rẻ cho những chị em có nhu cầu làm đẹp với chi phí thấp. Điều này vô cùng nguy hiểm bởi các chất này có tác hại nghiêm trọng đến sức khỏe và vẻ đẹp của người phụ nữ như:

Nhiễm trùng

Tiêm Filler ở các cơ sở thẩm mỹ không uy tín sẽ khiến bạn có nguy cơ bị nhiễm trùng do không có đầy đủ các bước thực hiện vô trùng, hoặc có nhưng không đảm bảo. Điều này có thể dẫn đến chỗ tiêm Filler bị sưng, mưng mủ do bị vón cục vùng tiêm, lâu dài gây ra tình trạng nhiễm trùng, gây đau nhức. Nếu nhiễm trùng nhẹ có thể điều trị bằng kháng sinh nhưng nếu nặng sẽ phải đến cơ sở y tế để thăm khám và tìm ra cách chữa trị phù hợp.

Hoại tử

Nếu cơ thể của bạn không tương thích với loại Filler được tiêm vào sẽ gây ra tình trạng hoạt tử tế bào. Một số trường hợp khác, chất làm đầy này sẽ vón cục lại và nổi phồng lên ngay vị trí tiêm.


*

Nếu gặp phải trường hợp nghiêm trọng, phần hoại tử sẽ phải cắt bỏ và áp dụng các biện pháp tái tạo lại bộ phận mới.

Mù mắt

Khi tiêm vào các vùng mắt, mũi hay thái dương không đúng kỹ thuật, bạn sẽ có thể bị mù mắt, hoạt tử da vùng cánh mũi, sống mũi do tắc mạch máu. Nặng hơn nữa, bạn có thể rơi vào hôn mê, tử vong. Thật vô cùng nguy hiểm!

Thuyên tắc phổi

Sử dụng Filler giả trong quá trình thực hiện có thể hình thành các cục máu đông, gây tình trạng chèn ép mạch, phổi, thậm chí có thể dẫn đến tử vong.

Xem thêm: Top 13 shop quần áo big size linhstyle tuyển dụng, shop quần áo bigsize linhstyle hcm

Với những tác hại như thế, các chị em phụ nữ khi có nhu cầu tiêm chất làm đầy Filler, hãy đến với các cơ sở thẩm mỹ uy tín Nhật Bản – ROHTO AOHAL CLINIC hoặc các cơ sở uy tín khác. Hãy tham khảo ý kiến của người thân, bạn bè hoặc đánh giá trên các trang mạng khác nhau để xem cơ sở đó có uy tín hay không.

Tiêm filler là phương thức làm đẹp phổ biến. Theo thống kê, mỗi năm có khoảng 3 triệu người Mỹ lựa chọn hình thức làm đẹp này. Tiêm filler là gì, có an toàn không và cần lưu ý những gì trước, trong và sau khi tiêm? Cùng giải đáp chi tiết qua tư vấn dưới đây của bác sĩ chuyên khoa Da liễu – Thẩm mỹ Da, BVĐK Tâm Anh TP.HCM.

*


Tiêm filler là gì?

Tiêm filler (tiêm chất làm đầy) là một quy trình thẩm mỹ nội khoa. Chất làm đầy được tiêm vào dưới da để làm che lấp các nếp nhăn, phục hồi nhan sắc khuôn mặt; thậm chí cải thiện các khuyết điểm trên khuôn mặt, khắc phục các dấu hiệu lão hóa để vẻ ngoài trẻ trung hơn, làm thon gọn gương mặt. (1)

Hình thức làm đẹp với filler được thực hiện trong vòng nửa giờ và thời gian phục hồi rất nhanh chóng. Kết quả làm đẹp có thể nhìn thấy ngay lập tức và kéo dài trong vài tháng hoặc vài năm, tùy theo vị trí tiêm và chất lượng loại chất làm đầy.

Hình thức làm đẹp với filler được thực hiện trong vòng nửa giờ và thời gian phục hồi rất nhanh chóng

Tiêm filler có tác dụng gì?

Collagen giống như một loại keo dán, giữ cho tất cả các mô tế bào dính chặt vào nhau và có chức năng xây dựng các khối cơ như: xương, da, cơ, gân và dây chằng. Các bộ phận khác như mạch máu, giác mạc và răng cũng có collagen. Thế nhưng, theo thời gian khi cơ thể lão hóa, cơ thể chúng ta sẽ mất dần collagen. Riêng da, khi mất collagen sẽ trở nên mỏng hơn, mất tính đàn hồi và bắt đầu chảy xệ.

Tiêm filler có tác dụng:

Tăng thể tích cho vùng da được tiêm và khắc phục tình trạng chảy xệ. Làm đầy các khuyết điểm và giúp khuôn mặt cân đối hơn. Khắc phục các nếp nhăn trên khuôn mặt, trả lại vẻ ngoài trẻ trung. Căng bóng da và thon gọn gương mặt.

Đối tượng nào có thể lựa chọn tiêm filler?

Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) chỉ ra đối tượng phù hợp lựa chọn tiêm filler là những người từ 22 tuổi trở lên, có nhu cầu sử dụng chất làm đầy nhằm: (2)

Cải thiện tình trạng nếp nhăn trên khuôn mặt từ trung bình đến nặng. Tăng độ đầy đặn của môi, má, cằm, hõm dưới mắt, đường viền hàm và mu bàn tay. Phục hồi tình trạng mất mỡ trên khuôn mặt ở người có HIV. Khắc phục sẹo mụn ở má.

Tiêm filler có an toàn không?


Tiêm filler là phương thức làm đẹp an toàn nếu được áp dụng đúng cách. Tuy nhiên, chị em cần cân nhắc lựa chọn địa chỉ làm đẹp uy tín, bác sĩ có trình độ chuyên môn cao, tay nghề giỏi nhằm hạn chế rủi ro ở mức thấp nhất.

Sau đây là cảnh báo của FDA về những trường hợp tiêm chất làm đầy không được chấp thuận:

FDA khuyến cáo không tiêm filler vào ngực, mông hoặc khoảng trống giữa các cơ để tạo đường nét hoặc cải thiện cơ thể trên quy mô lớn. Bởi điều này dễ dẫn đến các tổn thương nghiêm trọng, bao gồm tình trạng đau kéo dài, để lại sẹo, nhiễm trùng, biến dạng vĩnh viễn, thậm chí tử vong. Không sử dụng các thiết bị bơm tiêm không có kim tiêm để đưa filler vào da. Các thiết bị này thường sử dụng áp suất cao, khó kiểm soát vị trí của chất làm đầy khi được đưa vào da và gây ra các vết thương nghiêm trọng. Thậm chí, trong một số trường hợp còn gây ra các tổn thương vĩnh viễn cho da, môi và mắt. Không tự ý mua và sử dụng các chất làm đầy được bán trực tiếp bên ngoài. Filler dạng này không được kiểm định chặt chẽ, có khả năng bị nhiễm hóa chất hoặc các virus gây bệnh.

Các loại tiêm filler

Có rất nhiều loại chất làm đầy da gồm: chất làm đầy tổng hợp (sử dụng vật liệu nhân tạo), chất làm đầy tự nhiên có trong cơ thể, khách hàng còn có thể sử dụng mỡ tự thân của chính mình.

Dưới đây là một số chất làm đầy tổng hợp được sử dụng phổ biến trên thị trường:

Axit Hyaluronic (HA) là một axit được cơ thể sản xuất tự nhiên. Chất này có tác dụng cấp ẩm và giúp làn da mềm mại hơn. Theo tuổi tác, cơ thể con người giảm sản xuất Axit Hyaluronic. Kết quả từ việc tiêm HA thường kéo dài từ 6 – 12 tháng. Canxi Hydroxyapatite (Ca
HA) là một loại chất làm đầy có trong xương người. Hiệu quả làm đầy của Ca
HA thường kéo dài khoảng 1 năm. Các bác sĩ Da liễu – Thẩm mỹ Da thường sử dụng chất làm đầy Ca
HA cho các nếp nhăn sâu. Axit Poly-L-Lactic (PLLA) là một chất giúp cơ thể tạo ra collagen. Bác sĩ Da liễu – Thẩm mỹ Da thường sử dụng PLLA để làm phẳng các nếp nhăn sâu trên khuôn mặt. Hiệu quả làm đầy của PLLA có thể kéo dài hơn 2 năm. Polymethyl-methacrylate dạng vi cầu (PMMA) bao gồm collagen và những quả bóng rất nhỏ nằm dưới da, tăng thể tích và giúp da săn chắc. Tiêm filler là phương thức làm đẹp an toàn nếu được áp dụng đúng cách

Ưu và nhược điểm khi chọn tiêm filler

1. Ưu điểm của tiêm filler

Làm đẹp với filler mang lại kết quả ngay lập tức. Quy trình tiêm filler nhanh chóng, mất chưa đến 1 giờ. Thời gian hồi phục sau khi tiêm filler là tối thiểu so với các phương thức làm đẹp khác. Làm đẹp da với filler ít tốn kém hơn so với các hình thức phẫu thuật. Kết quả tiêm filler có thể kéo dài vài tháng hoặc vài năm tùy theo từng loại chất làm đầy.

2. Nhược điểm của tiêm filler

Hình thức tiêm filler cũng xảy ra các biến chứng nghiêm trọng nhưng rất hiếm (như tiêm chất làm đầy vào mạch máu và gây tắt mạch). Trường hợp có tác dụng phụ như dị ứng thuốc chỉ là tạm thời.

Tuy nhiên, dưới đây là một số rủi ro khách hàng cần nắm trước khi lựa chọn hình thức làm đẹp này:

Ngoại hình không cân xứng. Sưng, đau, đỏ, bầm tím, chảy máu. Tổn thương da, có thể gây ra sẹo. Nhiễm trùng, có thể dẫn đến hoại tử trong trường hợp nặng. Xuất hiện cục u hoặc vết sưng dưới da. Tê liệt. Nổi mụn giống như mụn trứng cá. Phát ban và ngứa. Hiếm có trường hợp gặp vấn đề về thị lực sau khi tiêm filler. Tuy nhiên nếu nhận thấy tình trạng này kèm theo cảm giác khó chịu, đau một bên cơ thể thì hãy đến ngay bệnh viện để được khám, điều trị kịp thời.

Mất bao lâu để phục hồi sau khi tiêm filler? 

Thời gian phục hồi của mỗi người sau khi tiêm filler là khác nhau, phụ thuộc vào:

Số lượng khu vực đã tiêm filler. Loại filler đã sử dụng. Sức khỏe tổng thể của khách hàng.

Hầu hết mọi người đều có thể hoạt động bình thường ngay sau khi tiêm chất làm đầy da. Tuy nhiên, bác sĩ Da liễu – Thẩm mỹ Da khuyến khích mọi người tạm ngừng việc tập thể dục hoặc các hoạt động thể chất cường độ cao trong 1 – 2 ngày.

Quy trình thực hiện tiêm filler

Một quy trình tiêm chất làm đầy da bao gồm các bước sau: (3)

Bước 1: Đánh giá khuôn mặt và đánh dấu các điểm tiêm filler

Bác sĩ Da liễu – Thẩm mỹ Da khám, đánh giá khuôn mặt, màu da của khách hàng và đánh dấu các điểm cần tiêm filler để làm đầy.

Bước 2: Tẩy trang, sát khuẩn và gây tê

Các vị trí tiêm filler được làm sạch bằng chất kháng khuẩn. Để giảm cảm giác đau, bác sĩ gây tê bằng cách làm lạnh vùng da ở vị trí tiêm, bôi thuốc mỡ hoặc tiêm thuốc trực tiếp.

Bước 3: Tiêm filler

Tại mỗi vị trí, việc tiêm filler chỉ cần thực hiện trong vài phút. Bác sĩ sẽ tiêm filler vào dưới da, xoa bóp, đánh giá và bổ sung thêm nếu thấy cần thiết. Tùy vào số lượng khu vực mà quá trình tiêm filler có thể hoàn thành trong 15 – 60 phút.

Bước 4: Phục hồi

Thông thường, sau khi tiêm filler có thể chườm túi nước đá để giảm sưng và cảm giác đau mà không cần dùng thuốc. Bác sĩ Da liễu – Thẩm mỹ Da khám, đánh giá khuôn mặt, màu da của khách hàng

Những lưu ý cần biết khi tiêm filler

1. Trước khi tiêm

Khách hàng nên đi khám tại bệnh viện để được bác sĩ chuyên khoa Da liễu – Thẩm mỹ Da tư vấn kỹ lưỡng. Bác sĩ sẽ kiểm tra, đánh giá khuôn mặt, xác nhận và đánh dấu những điểm cần tiêm filler. Ngoài ra, bác sĩ cũng đề xuất chất làm đầy phù hợp và tư vấn cho khách hàng kỹ lưỡng về thời gian phục hồi, các tác dụng phụ có thể xảy ra. Lưu ý, khách hàng cần trả lời trung thực các câu hỏi của bác sĩ về tiền sử bệnh, dị ứng và các loại thuốc đang sử dụng. Một số loại thuốc có thể làm tăng nguy cơ biến chứng sau khi tiêm chất làm đầy.

2. Khi tiêm

Bác sĩ Da liễu – Thẩm mỹ Da sẽ làm sạch vùng cần tiêm, bôi hoặc tiêm thuốc gây tê. Điều này sẽ giúp khách hàng cảm thấy thoải mái hơn trong quá trình thực hiện. Bác sĩ sẽ sử dụng một cây kim mỏng hoặc canule để tiêm chất làm đầy vào dưới da. Tùy theo số lượng điểm cần làm đầy mà quá trình tiêm có thể mất vài phút cho đến tối đa 1 giờ.

3. Sau khi tiêm

Bác sĩ sẽ làm sạch vùng tiêm filler một lần nữa và áp dụng các liệu pháp giúp giảm sưng, đau cho khách hàng. Tình trạng sưng, đau, khó chịu sau khi tiêm là tác dụng phụ thông thường, nhưng sẽ hết hẳn sau vài ngày. Kết quả có thể được nhận thấy ngay sau khi tiêm filler nhưng không giống nhau với tất cả mọi người. Mất bao lâu để thấy được kết quả và kéo dài bao lâu còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

x

Welcome Back!

Login to your account below

Retrieve your password

Please enter your username or email address to reset your password.