Cách đọc các nét cơ bản trong tiếng việt
Khi bước vào lớp 1, bé sẽ được dạy về các con chữ và từng bước làm chủ công cụ chữ viết để phụ vụ cho quá trình học tập và giao tiếp bên ngoài. Nắm được cách đọc các nét cơ bản trong tiếng việt sẽ giúp phụ huynh và giáo viên dễ dàng hơn trong việc mô tả hình dạng, cấu tạo và quy trình viết từng chữ cái tiếng việt cho các em theo đúng quy định trong trường tiểu học do Bộ giáo dục và đào tạo ban hành. Đồng thời đây cũng là bước cơ bản để bé có thể luyện tập cách viết chữ nét thanh nét đậm một cách nhanh chóng hơn.
Bạn đang xem: Các nét cơ bản của tiếng việt
Đầu tiên chúng ta cần phân biệt nét viết và nét cơ bản như sau:Nét viếtNét viết là một đường viết liền mạch, không phải dừng lại để chuyển hướng ngòi bút hay nhấc bút. Nét viết có thể là một hay nhiều nét cơ bản tạo thành.
Ví dụ như: nét viết chữ cái “c” là một nét cong trái, nét viết chữ cái “e” là hai nét cong phải và trái tạo thành.
Nét cơ bảnLà nét bộ phận, dùng để tạo thành nét viết hay hình chữ cái. Nét cơ bản có thể đồng thời là nét viết hoặc kết hợp hai, ba nét cơ bản để tạo thành một nét viết.
Ví dụ như: nét cong trái đồng thời là nét viết chữ cái “c”, nét cong phải kết hợp với nét cong trái để tạo thành nét viết chữ cái “e”.
Chú ý: một số nét ghi dấu phụ của chữ cái viết thường có thể gọi như sau:+ Nét gãy (trên đầu các chữ cái â, ê, ô): tạo bởi 2 nét thẳng xiên ngắn trái phải là dấu mũ
+ Nét cong dưới nhỏ (trên đầu chữ cái ă) là dấu á
+ Nét râu (ở các chữ cái ơ, ư) là dấu ơ, dấu ư
+ Nét chấm ( trên đầu chữ cái i) là dấu chấm
Ở một vài chữ cái viết thườg, giữa hoặc cuối nét cơ bản có tạo thêm một vòng xoắn nhỏ (ví dụ như: chữ k, b, v, r, s ), sẽ được là nét vòng (nét xoắn, nét thắt).
Cách đọc các nét cơ bản trong tiếng việt: chữ viết thườngTên 5 loại nét cơ bản sử dụng trong bảng chữ cái viết chữ thường
Nét thẳng: thẳng đứng, thẳng ngang, thẳng xiênNét cong: cong kín, cong hở (cong phải, cong trái)Nét móc: móc xuôi (móc trái), móc ngược (móc phải), móc hai đầu
Nét khuyết: khuyết xuôi, khuyết ngược
Nét hất
Nét thẳng và nét cong
Cách đọc các nét cơ bản trong tiếng việt: chữ viết hoa
Trong bảng chữ cái viết hoa chỉ có 4 nét cơ bản (không có nét hất) bao gồm: nét thẳng, nét cong, nét móc và nét khuyết. Mỗi loại nét có thể chia ra các dạng, kiểu khác nhau (kể cả biến điệu).
Nét thẳng:+ Thẳng đứng : lượn ở một đầu hay cả hai đầu
+ Thẳng ngang: lượn hai đầu giống làn sóng
+ Thẳng xiên: lượn ở một đầu hay cả hai đầu
Nét thẳng của cách viết chữ HoaNét cong:
+ Cong kín : lượn một đầu vào trong
+ Cong hở bao gồm: cong phải – cong trái – cong trên – cong dưới. Nét cong hở lượn một đầu hay cả hai đầu vào trong.
Nét cong của cách viết chữ HoaNét móc bao gồm: móc xuôi (trái – phải), móc ngược (trái – phải), móc hai đầu(trái – phải – trái & phải)Nét móc của cách viết chữ Hoa
Nét khuyết: khuyết xuôi, khuyết ngượcNét khuyết của cách viết chữ Hoa
Chú ý đối với một số nét phụ (ghi dấu phụ của con chữ ) cách gọi chữ cái viết hoa cũng tượng tự như ở chữ cái viết thường.
+ Nét gẫy (trên đầu các chữ cái hoa Â, Ê, Ô): tạo bởi 2 nét thẳng xiên ngắn (trái – phải) là dấu mũ
+ Nét cong dưới nhỏ (đầu chữ cái hoa Ă) là dấu á
+ Nét râu ( ở các chữ cái hoa Ơ, Ư) là dấu ơ, dấu ư
Trên đây là cách đọc các nét cơ bản trong tiếng việt của chữ in hoa và chữ thường. Việc nắm vững các nét cơ bản góp phần quan trọng trong việc hình thành cách viết đúng và nhanh cho trẻ. Chudep.com.vn hy vọng đã mang đến các bạn những thông tin hữu ích về luyện viết chữ đẹp. Chúc các bạn thành công.
Dưới đây là bài viết tổng hợp những nét cơ bản lớp dành cho các em học sinh bước vào Tiểu học. Để giúp con mình luyện tập tốt hơn tại nhà, ba mẹ đừng bỏ qua những hướng dẫn viết các nét cơ bản lớp 1 của World Research Journals trong bài viết này nhé!
Tại sao ba mẹ phải hướng dẫn viết các nét cơ bản lớp 1 cho bé?
Dạy bé các nét cơ bản lớp 1 sớm tại nhà không chỉ là bước đệm cho bé nhanh tiếp thu hơn khi đến lớp mà còn có rất nhiều lợi ích không ngờ như:
Trau dồi khả năng luyện viết vở sạch, chữ đẹp từ nhỏCác nét cơ bản trong tiếng việt cũng là nền tảng cho con có thể học được những chữ phức tạp hơn sau này
Khi bé học cách viết các nét cơ bản và hành động này lặp đi lặp lại mỗi ngày sẽ giúp bé dễ dàng ghi nhớ đồng thời cải thiện khả năng cầm bút.Tập cho bé viết các nét cơ bản sớm mang lại rất nhiều lợi ích
Các nét chữ cơ bản trong tiếng Việt
Dưới đây là mẫu các nét cơ bản của lớp 1 và cách gọi tên các nét cơ bản lớp 1 cho ba mẹ và các bé tham khảo:
Nét thẳng
Nét thẳng là một trong các nét cơ bản của lớp 1 và cũng là nét đầu tiên mà bé được làm quen khi học viết tiếng Việt. Nét thẳng chỉ là đường thẳng hàng từ trên xuống dưới, hoặc ngược lại từ dưới lên trên, không yêu cầu sử dụng quá nhiều kỹ thuật hay kỹ năng nên nó cũng được biết đến là nét đơn giản và dễ viết nhất.
Nét sổ thẳngSong, để bé có thể tập viết chữ đẹp hơn, các nét thẳng được ngay ngắn và hoàn chỉnh nhất thì ba mẹ cần hướng dẫn bé cầm bút chắc chắn bằng 3 ngón tay (ngón cái, ngón trỏ và ngón giữa). Bên cạnh đó, giữ các ngón tay cách ngòi bút khoảng 2.5 cm và chú ý không để run tay.
Nét ngang
Nét ngang trong tiếng Việt có độ rộng được đo bằng 2 ô li, viết đúng là là đưa bút theo chiều từ trái sang phải.
Cách viết: Đặt bút tại đường kẻ ngang số 2, sau đó kéo một đường thẳng liền mạch từ trái qua phải, rộng hai ô li.
Nét ngangNét xiên
Nét xiên trái: có chiều cao 2 ô li, chiều rộng 1 ô li.Xem thêm: Tổng Hợp Các Món Ăn Ngon Từ Đậu Hũ Non Là Gì, Đậu Hũ Non Gdl
Cách viết: Đặt bút tại dòng kẻ thứ 3, sau đó kéo một đường xiên thẳng từ phải sang trái, dừng bút tại đường kẻ đậm.
Nét xiên tráiNét xiên phải: ngược lại với nét xiên trái.Cách viết: Đặt bút tại dòng kẻ thứ 3, sau đó kéo một nét xiên từ trái sang phải, dừng bút tại đường kẻ đậm.
Nét móc
Các nét móc cơ bản có chiều cao 2 ô li, chiều rộng 1 ô li gồm:
Nét móc ngược (nét móc dưới): cần chú ý 3 điểm. Điểm đặt bút tại dòng kẻ ô li thứ 3. Điểm uốn cong nằm ngay tại dòng kẻ thứ nhất và cách đường kẻ đứng 1/3 ô li. Điểm dừng bút ngay tại dòng kẻ thứ hai ô li thứ nhất.Cách viết: Tại điểm đặt bút kéo một đường thẳng dọc theo đường kẻ đứng, tiếp theo chạm đường kẻ ngang thứ nhất tại điểm uốn cong sau đó đưa chéo lên kết thúc tại điểm dừng bút.
Nét móc xuôi (nét móc trên): có chiều cao 2 ô li chiều rộng 1 ô li. Điểm đặt bút nằm giữa dòng kẻ thứ 2 và dòng kẻ thứ 3, 1 ô li về phía bên trái của đường kẻ đậm. Điểm uốn cong nằm trên đường kẻ thứ 3, cách 1/3 ô li so với đường kẻ đậm. Điểm kết thúc nét tại giao điểm của 2 đường kẻ đậm.Cách viết: Tại điểm đặt bút đưa chéo lên chạm đường kẻ ngang thứ 3 ngay điểm uốn cong, sau đó chạm đường kẻ đứng viết 1 nét thẳng dọc theo đường kẻ đứng. Cuối cùng kết thúc tại điểm dừng bút.
Nét móc xuôi (nét móc trên)Nét cong
Nét cong gồm:
Nét cong phải có chiều cao 2 ô li, rộng gần 2 ô liCách viết: Đặt bút dưới dòng kẻ thứ 3, đưa nét cong về bên phải. tiếp theo lượn cong lưng chạm vào đường kẻ đứng. Cuối cùng chạm vào đường kẻ thứ nhất và kết thúc ở giữa ô.
Nét cong trái tương tự nét cong phải và cách viết ngược lại so với nét cong phải.
Cách viết nét cong phảiNhững lưu ý khi rèn các nét cơ bản lớp 1 cho bé
Ngoài rèn luyện và hướng dẫn bé các nét cơ bản đúng cách. Ba mẹ cũng đừng quên một số kỹ năng cần thiết cho bé sau đây:
Rê bút đúng cách
Ba mẹ có thể hướng dẫn bé rê bút đúng bằng việc nhấc nhẹ đầu bút nhưng vẫn chạm vào mặt giấy theo đường nét viết trước. Tốt nhất phụ huynh hãy viết trước những nét mờ để sau đó bé có thể viết đè lên.
Lia bút khoa học
Lia bút là việc dịch chuyển đầu bút từ điểm dừng này sang điểm đặt bút khác một cách nhanh chóng mà không chạm vào mặt giấy. Đồng thời bé luôn giữ được khoảng cách nhất định giữa mặt giấy với đầu bút. Ba mẹ nên cho con tập luyện đều đặn mỗi ngày để hình thành thói quen lia bút chuẩn hơn.
Ngoài các nét cơ bản, ba mẹ nhớ dạy bé kỹ năng cầm bút và tư thế ngồi đúng cách nhéCách cầm bút chuẩn
Cách cầm bút chuẩn là trẻ cầm bằng 3 ngón gồm: ngón cái, ngón trỏ và ngón giữa. Trong đó, ngón trỏ và ngón cái giữ chặt 2 bên thân bút, còn ngón giữa để ở phía dưới dùng đỡ bút. Nhớ nhắc bé cầm bút nghiêng về phía bên vai phải một góc khoảng chừng 60 độ, dựng đứng bút 90 độ là hoàn toàn sai.
Đặc biệt, nếu ba mẹ thấy con cầm bút sai phải sửa lại ngay bởi càng để lâu càng hình thành thói quen khó khắc phục. Đồng thời, ba mẹ hãy kiên nhẫn, dùng những lời nói mang tính động viên, khuyến khích cho con. Hãy kiềm chế, không dọa nạt, mắng hay phạt trẻ khi học viết vì sẽ khiến bé áp lực và sợ học.
Tư thế ngồi
Tư thế ngồi đúng cho bé là lưng thẳng, bàn ngang ngực. Không để bé ngồi tì vào bàn, bàn chạm ngực và quyển vở phải thẳng với mép bàn. Nhớ chuẩn bị cho bé một bộ bàn ghế vừa tầm trước khi bắt đầu với môn luyện viết này nhé.
Thời gian học
Mỗi ngày, phụ huynh nên dành thời gian khoảng từ 30 – 45 phút để hướng dẫn và cùng thực hành viết các nét cơ bản lớp 1 với bé. Ba mẹ cũng đừng quên đồng hành với con và dành ra 5 – 10 phút giải lao để bé bớt căng thẳng, có thêm hứng thú học.
Trên đây là một số kiến thức và lời khuyên cho các bậc phụ huynh khi hướng dẫn các nét cơ bản cho bé sắp bước vào lớp 1. Qua bài viết này, chúng tôi mong rằng ba mẹ và bé sẽ sớm vượt qua “chướng ngại vật” đầu đời này một cách thành công với những nét chữ đẹp và tròn trịa!