Hướng Dẫn Cách Làm Phân Vi Sinh Đơn Giản Hiệu Quả Tại Nhà, Cách Ủ Phân Hữu Cơ Vi Sinh Với 6 Bước Đơn Giản

Việc bón phân hữu cơ giúp cải thiện cấu trúc đất, sục khí và giữ nước. Nó cũng bổ sung các vi chất dinh dưỡng quan trọng và làm tăng hoạt động của vi khuẩn trong đất. Không có gì đáng ngạc nhiên khi nhiều người làm vườn coi phân hữu cơ coi như “vàng đen”. Trong thời đại hiện nay, phân hữu cơ dần thay thế phân hóa học để đảm bảo an toàn thực phẩm. Vì thế việc ủ phân hữu cơ vi sinh là vô cùng cần thiết. Công ty Đức Phát sẽ chia sẻ cho bạn cách ủ phân hữu cơ đơn giản dưới đây nhé

Với việc tận dụng những nguyên liệu bỏ đi trong nhà, bạn sẽ tạo ra một loại phân hữu cơ cực kỳ tốt cho cây trồng. Không chỉ vậy mà còn thân thiện với môi trường, giúp ngành bảo vệ thực vật nữa đấy.

Bạn đang xem: Hướng dẫn cách làm phân vi sinh đơn giản hiệu quả tại nhà


Tóm tắt nội dung chính


Cách ủ phân hữu cơ với 6 bước đơn giản

Cách ủ phân hữu cơ với 6 bước đơn giản

Bước 1: Chọn thùng chứa phân

Có rất nhiều loại thùng chứa được sử dụng để ủ phân. Bạn có thể dùng các loại thùng nhựa hình vuông hay hình nón bán sẵn trên thị trường. Hoặc có thể dùng gỗ để tự chế ra những chiếc thùng ủ phân hình vuông hoặc thùng có trục xoay tròn.

Mỗi loại thùng có một ưu điểm và hạn chế riêng. Tuy nhiên nó đều có thể dùng để ủ phân khá tốt.


*

Cách ủ phân hữu cơ vi sinh với 6 bước đơn giản


Bước 2: Chọn vị trí đặt thùng phân hữu cơ

Chọn một vị trí thoát nước tốt, có nắng nhiều và thuận tiện để bạn ra vào kiểm tra chất lượng phân ủ quanh năm. Đặt thùng phân trên đất trống thay vì bê tông hoặc nền gạch để đảm bảo rằng giun và các sinh vật có lợi khác có thể xâm nhập vào thùng. Tốt nhất là loại bỏ cỏ hoặc cây cối và đào đất xuống độ sâu khoảng 15 – 20 cm.

Bước 3: Các nguyên liệu tốt nhất để ủ phân hữu cơ

Thành phần ủ phân hữu cơ có thể được chia thành hai loại chính:

Nguyên liệu nâu: lá cây, cỏ khô, rơm rạ và giấy…Nguyên liệu xanh: cỏ cắt, phân tươi, rau cắt tỉa và hầu hết các loại cây xanh…

Nguyên liệu nâu

Nguyên liệu xanh

· Lá cây khô

· Cỏ khô

· Rơm

· Giấy và các tông

· Cành cây khô

· Vỏ trứng

· Túi lọc trà

· Mạt cưa

· Vụn rau củ quả sống

· Vỏ trái cây tươi

· Cỏ mới xén

· Bã cà phê

· Phân tươi

· Cành cây xanh

· Cỏ dại

· Lá, cành tỉa từ cây cảnh

Tham khảo 1 số sản phẩm của Đức Phát >>

Bước 4: Những nguyên liệu không nên dùng để làm phân hữu cơ

Có một số nguyên liệu mà bạn nên tránh không cho vào đống phân ủ của mình. Chẳng hạn như: chất béo thực vật và các sản phẩm từ sữa sẽ làm chậm tiến trình làm phân hữu cơ vì chúng loại trừ mất oxy – thứ mà các sinh vật hữu ích cần có. Điều đó không có nghĩa là nếu bạn thêm các nguyên liệu này vào thùng phân ủ của mình thì phân sẽ hỏng. Bạn vẫn có thể tạo ra phân ủ, nhưng nó sẽ mất nhiều thời gian hơn.

Một số nguyên liệu khác rất nguy hiểm, không nên sử dụng vì có thể gây ra ngộ độc hoặc bệnh tật. Chẳng hạn như: phân người và thú cưng; gỗ đã qua xử lý hóa học hoặc áp suất; mùn cưa; thịt và chất béo động vật.


*

Nguyên liệu sử dụng để ủ phân hữu cơ sinh học


Các nguyên liệu không nên cho vào phân ủ:Thịt và xương
Gia cầm và cá
Chất béo
Lòng trứng
Các sản phẩm từ sữa
Phân người và thú cưng
Cỏ dại có chứa chất độc
Gỗ đã qua xử lý

Bước 5: Trộn phân hữu cơ

Sau khi phân loại được các loại nguyên liệu xanh, nguyên liệu nâu và các thành phần cần tránh, chúng ta tiến hành trộn phân xanh và phân nâu từng lớp như làm bánh vậy:

Rải một lớp cành cây khô, cỏ khô hoặc rơm dày 10 cm ở đáy thùng. Sau đó thêm một lớp các nguyên liệu màu nâu dày 10 cm, tiếp theo là một lớp mỏng phân đã ủ thành công hoặc đất vườn màu mỡ. 3 lớp nhỏ này gộp lại coi như là 1 tầng của chiếc bánh

Ở tầng thứ 2, thêm một lớp các nguyên liệu màu xanh dày 10 cm rồi phủ lên một lớp mỏng phân đã ủ thành công hoặc đất vườn màu mỡ. Làm ẩm từng lớp bằng cách phun nhẹ bằng vòi tưới hoa. Tiếp tục thêm các vật liệu thành từng tầng xen kẽ xanh và nâu cho đến khi thùng đã đầy.

Một khi bạn đã xếp đầy đủ các nguyên liệu như vậy, cứ mỗi 14 ngày hoặc lâu hơn, bạn lại xoay thùng phân một lần. Số lần xoay thùng phân càng nhiều thì phân ủ càng nhanh phân hủy. Với một chiếc thùng có trục xoay tròn như thế này, bạn có thể xoay thùng phân nhiều hơn để quá trình ủ phân hoàn thành nhanh hơn.


*

Sau khi ủ phân xong có thể đem đi bón cho cây trồng


Bước 6: Cách sử dụng phân hữu cơ

Có thể mất từ 14 ngày đến 12 tháng để có được một thùng phân ủ. Thời gian cần thiết có thể khác nhau tùy thuộc vào nguyên liệu và phương pháp được sử dụng.

Khi bạn thấy phân hữu cơ của mình có những đặc điểm sau. Thì có nghĩa phân ủ của bạn đã phân hủy hoàn toàn:

Phân hữu cơ nhìn thấy chuyển sang màu nâu.Phân hữu cơ vụn ra và trông giống như mùn cưa. Trong trường hợp nếu là mùn cưa hay gỗ thì phân ủ sẽ thành dạng hình sợi.Phân hữu cơ có mùi đất.

Khi phân ủ của bạn đã được phân hủy hoàn toàn tạo thành mùn thì bạn bắt đầu đem đi bón cho cây. Hoặc bạn có thể đóng bao hay để trong thùng để bảo quản sử dụng dần.

Bây giờ bạn có thể tự hào khi làm một điều có ích cho đất và môi trường. Cây cối, hoa, và rau xanh sẽ cảm ơn bạn bằng cách phát triển mạnh mẽ và lành mạnh hơn bao giờ hết. Chúc bạn thành công với cách ủ phân hữu cơ vi sinh đơn giản này!

Phân chuồng mang lại rất nhiều lợi ích cho cây trồng. Thế nhưng để ủ đúng cách thì không phải ai cũng làm được. Muốn biết cách ủ phân chuồng đạt chuẩn thì đọc bài viết này nhé!

Bài viết:

 Các cách ủ phân chuồng đạt tiêu chuẩn nhất hiện nay

Từ xưa đến nay, người dân ở ông dân luôn có thói quen sử dụng phân của gia súc để làm phân bón để bổ sung dinh dưỡng cho cây trồng. Đây là loại phân hữu cơ tuy không giàu nitơ nhưng nồng độ amoniac cao đến mức có thể đốt cháy cây khi tưới phân trực tiếp. Phân chuồng ủ mang đến rất nhiều lợi ích cho cây, đặc biệt là cung cấp chất dinh dưỡng thiết yếu và thúc đẩy quá trình phát triển khỏe mạnh. Thế nhưng không phải ai cũng biết cách ủ phân chuồng đúng cách, hãy theo dõi bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về quy trình này nhé!

*
Ủ phân chuồng là gì?

Nội dung

Toggle


Tìm hiểu thông tin về phân chuồngƯu điểm của phân chuồng hữu cơ với cây trồng
Tổng hợp một số cách ủ phân chuồng đơn giản
Lợi ích của phân chuồng ủ cùng chế phẩm sinh học
Lưu ý trong cách ủ phân chuồng

Tìm hiểu thông tin về phân chuồng

Phân chuồng là một loại phân hữu cơ được làm từ hỗn hợp phân gia cầm, gia súc kết hợp với các loại rau, cỏ, rơm, rạ hoặc rác thải hữu cơ, phân xanh. Phân chuồng có thể được ủ theo phương pháp truyền thống hoặc chế phẩm. Trong phân có chứa các chất dinh dưỡng như: nito, photpho, kali và lưu huỳnh. Trên thực tế, các chất dinh dưỡng có trong phân đều là do thức ăn mà động vật đã ăn.

Các dạng dinh dưỡng có trong phân

Dinh dưỡng phân chuồng có 3 loại:

Phân chuồng có các chất dinh dưỡng là vô cơ hoặc hữu cơ có thể hòa tan trong nước và sử dụng luôn cho cây trồng. Những dưỡng chất này bao gồm: nito amoni, phốt phát hòa tan và muối kali.Các chất dinh dưỡng giải phóng chậm, thực vật không thể sử dụng ngay. Là dạng dinh dưỡng đến từ mô thực vật, tế bào và vi khuẩn. Các dưỡng chất này đều có sẵn trong cây khi bón phân vào đất và giải phóng dinh dưỡng.Trong phân lỏng và rắn của gia cầm chứa rất nhiều dưỡng chất vô cơ nhất là nitơ với đặc tính dễ hòa tan trong nước. Phân tươi là loại phân có độ phân hủy nhanh hơn so với phân ủ. Phân gia cầm thì nhanh hơn phân của gia súc. Phân càng chứa nhiều nitơ thì chúng giải phóng càng nhanh.

Xem thêm: Tận Cùng Nỗi Nhớ Lyrics : Tận Cùng Nỗi Nhớ (New… Will Ft, Tận Cùng Nỗi Nhớ

Có nên sử dụng phân tươi hay không?

*
Nên hay không sử dụng phân chuồng cho cây trồng

Câu trả lời là không, bởi trong phân tươi đôi khi có một số mầm bệnh như virus & vi khuẩn có thể gây bệnh cho con người. Tiêu biểu trong các mầm bệnh được tìm thấy trong động vật là Salmonella & một số chủng E.coli. Các con bệnh này là rủi ro rất lớn khi tưới vào cây trồng hoặc các loại củ quả như: cà chua, cà rốt, củ cải, dâu tây…

Ưu điểm của phân chuồng hữu cơ với cây trồng

Trong phân ủ chuồng hữu cơ có rất nhiều chất dinh dưỡng có lợi cho cây. Chúng ta có thể kể đến các ưu điểm sau:

Cải thiện đất trồng

Các chất hữu cơ có trong phân sẽ giúp cải thiện cấu trúc đất, để từ đó đất trồng sẽ giữ mùn và độ ẩm cho đất cũng tăng lên đáng kể.

Thúc đẩy sự phát triển của vi khuẩn có lợi

Trong phân bón tổng hợp chứa các phân tử hóa học mà không có carbon, đôi khi loại phân này sẽ gây hại và có thể ngăn cản sự tiếp xúc với vi khuẩn có lợi. Tuy nhiên phân hữu cơ lại rất giàu hữu cơ tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn có ích phát triển.

Trong phân hữu cơ lại có nhiều carbon- một phân tử không thể thiếu để nuôi dưỡng vi khuẩn có lợi. Tóm lại, các dưỡng chất cacbon, nitơ, photpho và kali có trong phân bón hữu cơ sẽ nuôi sống vi khuẩn. Giúp chúng tiết ra các chất dinh dưỡng tốt nhất cho cây trồng một cách tự nhiên.

Phân chuồng thân thiện với môi trường

Phân bón hóa học khi ngấm vào đất sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến nguồn nước ngầm. Chúng là nguyên gián tiếp gây hại cho sinh vật biển và làm nhiễm môi trường đất, nước. Phân hữu cơ thì ngược lại, bởi kết cấu của phân hữu cơ rất bền vững và gần gũi với môi trường. Không gây hại cho cây trồng cũng như môi trường sống.

*
Ưu điểm vượt trội của phân ủ chuồng

Hạn chế được việc sử dụng phân hóa học và thuốc trừ sâu

Thay vì sử dụng thuốc trừ sâu hay phân bón hóa học, hãy sử dụng phân bón hữu cơ. Bởi trong phân bón hữu cơ có đầy đủ các dưỡng chất để bổ sung cho cây trồng mà không ảnh hưởng đến môi trường. Sử dụng phân hữu cơ lại giúp các hộ nông dân tiết kiệm được rất nhiều chi phí mà lại mang lại hiệu quả rất cao.

Góp phần thúc đẩy sự phát triển của cây

Không phải loại phân hóa học nào cũng tốt, đôi khi chúng có thể gây hại cho cây và lá. Còn sử dụng phân hữu cơ thì bạn không hề phải lo lắng. Vì cây trồng hoàn toàn có thể phát triển mạnh mẽ lá luôn xanh tốt và ít rụng.

Tác dụng của phân chuồng

Tìm hiểu các tác dụng của phân chuồng:

Phân chuồng cung cấp khoáng đa lượng, trung lượng và vi lượng; chất mùn hữu cơ… để tăng độ phì nhiêu cho đất
Kích thích sự phát triển cho các vi sinh vật có lợi
Tăng khả năng chống lại sâu bệnh, thời tiết cho cây
Giúp rễ cây phát triển mạnh mẽ
Tạo môi trường sống thuận lợi cho sinh vật hữu ích như giun đất, vi sinh vật…

Tổng hợp một số cách ủ phân chuồng đơn giản

*
Các cách ủ phân chuồng cho nông dân

Cách ủ phân chuồng bán hoai mục

Chuẩn bị

Phân chuồng: 1 tấn
Phế thải nông nghiệp: 300kg ( phối trộn sao cho tỉ lệ C/N vào khoảng 20 – 25/1)Vôi bột: 40kg
Lân nung chảy: 25 – 30kg
Nước sạch, dụng cụ đảo trộn, bạt che
Vị trí ủ: Nơi khô mát, tránh mưa gió, có thể sử dụng nền đất hoặc nền xi măng

Lưu ý: Phế thải nông nghiệp có thể sử dụng như: thân cây ngô, rơm rạ, lá cây, cỏ, rác thải từ thực vật, mùn bã hữu cơ …

Cách tiến hành

Đảo đều tất cả các nguyên liệu chuẩn bị ở trên
Tưới nước sạch vào hỗn hợp nguyên liệu ủ sao cho đạt độ ẩm ủ: 45- 50% ( nắm nhẹ nguyên liệu có nước rỉ qua kẽ tay)Đánh đống để ủ: chiều cao 1,6m, chiều rộng 2m. Đậy bạt đống ủ
Thời giản ủ là 15 – 20 ngày là thu được phân chuồng bán hoai mục.
*
Cách ủ phân chuồng bán hoai mục hiệu quả nhất

Sử dụng cách ủ phân chuồng bán hoai mục sau 15 – 20 ngày có thể sử dụng để bón cây hoặc dùng chế phẩm sinh học để ủ tiếp thành phân chuồng hoai mục. Nếu sử dụng để bón cây, nên trộn thêm với nấm trichoderma trước khi bón với lượng: 2kg nấm trichoderma trộn với 1 – 1.5 tấn phân chuồng bán hoai mục

Ủ phân chuồng hoai mục từ phân chuồng bán hoai mục

Pha 2kg nấm trichoderma vào 50 lít nước sạch, tưới đều vào hỗn hợp phân chuồng bán hoai mục ở trên.Đậy bạt ủ tiếp 15 – 20 ngày nữa là thu được phân chuồng hoai mục
Nghiền, sàng và đóng bao bảo quản phân chuồng hoai mục sử dụng dần để bón cây.

Cách ủ phân chuồng hoai mục cùng chế phẩm Trichoderma

Sau khi đã thu gom đủ số lượng phân chuồng cần ủ. Cùng thực hiện cách ủ phân chuồng với Trichoderma theo các bước sau:

Bước 1: Chuẩn bị đầy đủ các nguyên liệu để ủ phân

1 tấn phân chuông ( phân lợn, gà, bò, dê, thỏ …)6kg cám gạo20kg phân lân1 gói 200gr Trichoderma Bacillus1 gói 200gr khử hôi EMZEONước sạch
*
Cách ủ phân chuồng hoai mục nhanh chóng, sạch mầm bệnh, không mùi hôi

Bước 2: Tiến hành ủ phân chuồng 

Hãy rải 1 lớp phân chuồng lên mặt đất dày khoảng 10 phân. Tiếp tục rắc lên trên lớp phân chuồng. Rồi trộn đều 1 gói chế phẩm Trichoderma + 5kg cám gạo để rắc lên trên mặt phân chuồng. Sau đó tưới nước sao cho độ ẩm đạt 50 – 55% là chuẩn.

Để kiểm tra hãy dùng tay nắm phân chuồng, nếu có nước rỉ ra ở kẽ tay là được. Hãy đánh đống phân chuồng lên cao khoảng 1.6m, đường kính đống ủ là 1.8 – 2.2m. Nhớ đậy bạt thật kín để tránh mưa nắng, 30- 35 ngày sau là có thể dùng phân ủ.

Để khử mùi hôi cũng như đẩy nhanh quá trình phân hủy bạn có thể dùng 1 gói chế phẩm EMZEO + 1kg cám gạo rồi rắc lên bề mặt đống ủ. Trong quá trình ủ, chắc chắn nhiệt độ sẽ tăng lên đến 65 độ C trong 3- 5 ngày đầu. Nhiệt độ đạt mức 70 độ C, hãy mở bạt che phủ, hoặc tưới thêm nước.

*
Sau 35 ngày là có thể sử dụng phân chuồng

Bước 3: Sau khi kết thúc 35 ngày ủ, hãy tiến hành xay, nghiền, sàng lọc phân để đóng bao hoặc có thể trực tiếp cho vào bao nếu không có trang thiết bị. Lúc này chúng ta sẽ thu được phân hữu cơ sản xuất từ phân chuồng. Nếu bạn muốn sản xuất phân vi sinh từ phân chuồng, hãy bổ sung thêm một số loại vi sinh đạm, phân lân với định lượng phù hợp theo quy định của Nhà nước.

Cách ủ phân dê đúng cách

Có 2 cách ủ phân dê để làm phân bón như sau:

Cách 1: Ủ phân dê với chế phẩm vi sinh Trichoderma Bacillus – Đức Bình

Cách tiến hành:

Trộn đều phân dê, nấm trichoderma, emzeo, nước sạch theo công thức: 1 tấn phân dê + 1 gói trichoderma bacillus 200gr + 1 gói chế phẩm EMZEO 200gr + nước sạch ( bổ sung đạt độ ẩm ủ 50%)Đậy bạt để ủ
Cứ 1 tuần đảo đều đống ủ 1 lần
Thời gian ủ 4 – 5 tuần là sử dụng được
Nên ủ phân dê với các chất thải giàu carbon và nitơ.


Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

x

Welcome Back!

Login to your account below

Retrieve your password

Please enter your username or email address to reset your password.