NẾU CHỒNG KHÔNG ĐƯA TIỀN LƯƠNG CHO VỢ, CÓ KHÁC GÌ CHƯA LẤY NHAU?

(a
Family)- Độc lập và tự trọng không có nghĩa là tiền ai người nấy thích làm gì thì làm không xâm phạm. Nếu thế cứ yêu thôi cần gì phải lấy...

Bạn đang xem: Chồng không đưa tiền lương cho vợ


Mình thích đọc bài này “Cũng là phụ nữ mà sao Lê Anh lại "chua chát" về. . . phụ nữ như vậy ”, thích cách nghĩ, cách phân tích của tác giả. Chị L. A cứ nghĩ việc hỏi lương của chồng là một hành động "xấu xa" của các bà vợ. Nhầm rồi, chị ấy thật sự nhầm, độc lập và tự trọng không có nghĩa là tiền ai người nấy thích làm gì thì làm không xâm phạm. Nếu thế cứ tìm các cuộc tình ngắn ngủi rồi good bye khỏi cần ràng buộc vợ chồng. Vợ chồng sống với nhau bằng tình, bằng nghĩa, và những cái ràng buộc khác nữa chứ đâu phải chỉ là khúc tình ca. Vả lại cũng chẳng ai bước chân lên xe hoa với ý nghĩ sau này chỉ cần chồng không để mình đói là được. Cái chính là sự chia sẻ với nhau, chia sẻ tình cảm, kinh tế để cùng nhau lo cho cuộc sống gia đình, con cái. Em cảm thấy chị L. A hơi phiến diện khi nghĩ phụ nữ hay hỏi tiền chồng là vì tham lam, và ẩn ys là họ có một lý do nào đó: "Tôi hiểu mọi người vợ cũng chỉ muốn thu vén cho gia đình mà thôi, nhưng liệu chỉ có vậy hay còn những toan tính nào ẩn trong đó nữa?". Thật tình mà nói em cũng muốn nói với chị L. A rằng họ là những người vợ chứ không phải là mấy con cave đâu mà tham lam, chiếm đoạt của chồng. Chị đừng đứng ở một góc độ nào đó mà nói như thế. Có ở trong cuộc mới hiểu, nếu cứ nghĩ như chị thì quả thật như anh
Thiện nói, chỉ cần có Osin cũng được. Chị dám chắc chị sẽ không than phiền nếu chồng chị vẫn lo cho chị không phải đói, tiền còn lại anh thích làm gì thì làm cho dù thấy anh có nhiều thay đổi-đi đêm về khuya, nhậu nhẹt triền miên?… Em e lúc đó chị mới thấy nước đến chân mới nhảy. Nói chung những người vợ muốn nắm giữ tiền chồng không hẳn là họ sợ chồng gái gú… mà căn bản người phụ nữ bao giờ cũng tính toán chỉn chu hơn. Đàn ông thường xoàng xoàng, ít lăn tăn nên thật tình họ không giữ được tiền. Nhiều khi nói đơn giản như một món hàng, người phụ nữ mua giá vẫn khác, đàn ông mua khác vì đàn ông là phóng khoáng mà, phần đa họ chẳng lăn tăn kì kèo. Chị L. A phải hiểu rằng khi yêu khác với khi vợ chồng. Ví đụ thế này nhé, khi yêu người yêu mua bó hoa những mấy trăm nghìn tặng cũng nhận hết. Cưới rồi ngày lễ chồng có mua bó hoa hai trăm cũng phải dối vợ có một trăm, bởi lúc đó họ biết vợ sẽ “xót tiền”. Tại sao lại thế chị nhỉ? Không phải vì họ tham-họ muốn ôm trị giá bó hoa bằng số tiền, mà vì họ nghĩ chừng ấy tiền mua được bao nhiêu là thứ cho con, hay mua được cái áo cho vợ, cho chồng. Chị bảo “Có lẽ phụ nữ chúng ta nên độc lập hơn, mình cũng kiếm ra chút tiền thì không phải trông mong đồng tiền của chồng mang về để rồi lo âu sao nhiều thế hay ít thế, mình đã được cầm tất cả chưa?”. Xã hội bây giờ cũng nhiều phự nữ giỏi kinh tế, họ cũng làm ra và thậm chí thu nhập cao. Nhưng cũng không ít người vợ, người mẹ chỉ toàn những việc không tên không lương, vậy họ đáng trách lắm à khi mà họ trông nom vào đồng tiền của chồng?
Dù là ở địa vị nào, thiết nghĩ đã là vợ chồng thì luôn là “của chồng công vợ”. Và cũng chẳng ai sống bằng niềm tin hay sống bằng không khí, thế nên việc vợ mình hỏi lương là điều bình thường mà. Chẳng có gì đến mức phải chê bai.
Chồng không đưa tiền tiêu Tết cho vợ thường là nguyên nhân chính xảy ra các cuộc cãi vã của nhiều cặp đôi. Tuy nhiên, nhiều bà vợ được biết, nếu chồng mình như thế thì sẽ bị phạt. Vậy thực hư thế nào?
Để xem xét chồng không đưa tiền tiêu Tết cho vợ có bị phạt không thì cần xem xét hai yếu tố:- Có bắt buộc chồng phải đưa tiền cho vợ không.- Hiện pháp luật có quy định về mức phạt nếu khi chồng không chịu đưa tiền tiêu Tết cho vợ không.Dưới đây là sẽ là giải đáp chi tiết cho từng vấn đề:

Có bắt buộc chồng phải đưa tiền tiêu Tết cho vợ không?

Câu trả lời cho trường hợp này là không phải mọi trường hợp chồng đều bắt buộc phải đưa tiền tiêu Tết cho vợ bởi cần căn cứ vào mục đích tiêu Tết của người vợ là phục vụ nhu cầu thiết yếu của gia đình hay vì nhu cầu riêng của mình để xác định chồng có bắt buộc phải đưa tiền cho vợ tiêu Tết không:- Vì nhu cầu chung của gia đình: Chồng bắt buộc phải đưa để vợ sử dụng tài sản chung này để mua sắm tiêu dùng cho nhu cầu thiết yếu của gia đình.- Vì nhu cầu riêng của vợ: Chồng không bắt buộc phải đưa.Bởi, Điều 17 Luật Hôn nhân và Gia đình đang có hiệu lực nêu rõ:Vợ, chồng bình đẳng với nhau, có quyền, nghĩa vụ ngang nhau về mọi mặt trong gia đình, trong việc thực hiện các quyền, nghĩa vụ của công dân được quy định trong Hiến pháp, Luật này và các luật khác có liên quan.Đồng thời, khoản 1 và khoản 2 Điều 29 Luật Hôn nhân và Gia đình cũng nêu rõ:1. Vợ, chồng bình đẳng với nhau về quyền, nghĩa vụ trong việc tạo lập, chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung; không phân biệt giữa lao động trong gia đình và lao động có thu nhập.

Xem thêm: Cách viết thư từ chối đơn đặt hàng, hướng dẫn không gây

2. Vợ, chồng có nghĩa vụ bảo đảm điều kiện để đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình.Căn cứ quy định này, trong việc mua sắm, chi tiêu trong gia đình, vì các nhu cầu thiết yếu của cả gia đình thì vợ và chồng đều có quyền, nghĩa vụ ngang nhau, không phân biệt người có đi làm hay người nội trợ ở nhà.Đồng nghĩa, khi mục đích tiêu tiền sắm Tết của vợ là phục vụ cho nhu cầu của cả gia đình thì người chồng có nghĩa vụ đóng góp tiền bạc để cùng thực hiện mục đích này.Ngược lại, nếu mục đích tiêu tiền sắm Tết cho nhu cầu riêng của người vợ thì người chồng có thể cho hoặc không tuỳ vào điều kiện, tình cảm… mà người này dành cho vợ mình.Ngoài ra, nguồn tiền được dùng để phục vụ cho việc chi tiêu ngày Tết là tài sản chung vợ chồng. Nếu vợ, chồng không có quỹ tiền chung hoặc có nhưng không đủ thì vợ, chồng phải có nghĩa vụ đóng góp tài sản riêng theo khả năng kinh tế của mỗi bên.

*

Không đưa tiền tiêu Tết cho vợ, chồng liệu có bị phạt không?

Hiện không có quy định về mức phạt khi chồng không đưa tiền tiêu Tết cho vợ. Tuy nhiên, theo Điều 58 Nghị định 144/2021/NĐ-CP, các hành vi bạo lực về kinh tế bị phạt gồm:
- Chiếm đoạt tài sản riêng của vợ/chồng.- Ép chồng/vợ làm việc quá sức/làm việc nặng nhọc, nguy hiểm, tiếp xúc chất độc hại hoặc công việc trái luật.- Ép vợ/chồng đi ăn xin hoặc lang thang kiếm sống.Do đó, mặc dù luật có quy định, người chồng phải đóng góp tiền vào tài sản chung vợ chồng để vợ chi tiêu, sắm Tết phục vụ cho nhu cầu thiết yếu của gia đình nhưng nếu chồng không đưa tiền tiêu Tết cho vợ thì cũng không có quy định xử phạt về hành vi này.Ngược lại, nếu người vợ “chiếm đoạt tiền riêng của chồng để sử dụng cho mục đích chi tiêu riêng của bản thân” thì có thể sẽ phải đối mặt với mức phạt từ 20 - 30 triệu đồng về hành vi trên nêu tại khoản 1 Điều 58 Nghị định 144/2021/NĐ-CP.Trên đây là giải đáp chi tiết về vấn đề: Chồng không đưa tiền tiêu Tết cho vợ có bị phạt không? Nếu còn thắc mắc, độc giả có thể liên hệ tổng đài 1900.6192 của Luat
Vietnam để được hỗ trợ, giải đáp chi tiết.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

x

Welcome Back!

Login to your account below

Retrieve your password

Please enter your username or email address to reset your password.