Địa Chỉ Hồ Đá Thủ Đức Tphcm Ở Chỗ Nào? Hồ Đá Làng Đại Học Thủ Đức Tphcm Ở Chỗ Nào

Mục lục

Lịch sử hình thành của Hồ Đá Làng Đại học Thủ Đức
Có những dự án nhà ở nào gần Hồ Đá hay không?

Hồ đá Làng Đại học Thủ Đức giống như tên gọi của nó, khi nhắc đến làng ĐHQG HCM người ta liền nghĩ đến một biểu tượng đó chính là Hồ Đá với những không gian xanh mát rượi từ mặt hồ bởi hơi nước bốc lên, từ đó có thể làm dịu đi cái nắng gay gắt của những ngày hè oi bức tại Khu đô thị Làng ĐHQH HCM.

Bạn đang xem: Địa chỉ hồ đá thủ đức

Vị trí của Hồ Đá nằm ở đâu?

Hồ Đá có vị trí tọa lạc tại địa bàn thành phố Dĩ An, tỉnh Bình Dương. Nằm trong khu vực Làng Đại học Thủ Đức, vị trí đẹp, vô cùng yên tĩnh đã vô tình biến Hồ Đá trở thành địa điểm tham quan lý tưởng cho những ai thích khám phá.

*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
Thiết kế căn hộ 2PN 2WC tại dự án Bcons City

Ngoài ra chỉ cần trả trước 20% giá trị căn hộ tương đương với 350tr. Còn lại ngân hàng sẽ hỗ trợ vay được ân hạn nợ gốc, chủ đầu tư Bcons hỗ trợ lãi suất 0% trong 2 năm.

Thông tin liên hệ

Bộ Q&A những câu hỏi thường gặp về Hồ Đá Làng Đại học Thủ Đức


Hồ Đá Làng Đại học ra đời vào những năm 1993, sau khi những công ty khai thác đá rời đi để lại những cái hố khổng lồ

Lân la vài ly rượu ven bờ hồ, chúng tôi được nghe chú Phong – Người đã từng sống ở Làng đại học qua ba hế hệ kể lại nguồn gốc về Hồ Đá và những giai thoại nơi đây. Cũng chính cuộc nói chuyện này đã khơi nguồn cảm hứng cho chúng tôi bắt đầu hành trình khám phá những bí ẩn rợn người về chiếc hồ này.


Hồ Đá ở Làng đại học ở đâu?

Hồ Đá là một hệ thống hồ nước ngọt gồm hơn 20 hồ lớn nhỏ trải dài khắp Làng đại học. Trong đó gồm 3 hồ lớn, cũng là các hồ gắn liền với nhiều vụ á.n m.ạ.n.g nhất.

Vị trí các hồ được phân bổ khắp nơi, nhưng tập trung nhiều nhất dọc 2 bên đường từ KTX khu A đến KTX khu B. Một số hồ tiêu biểu như:

Hồ đối diện nhà khách ĐHQG (to nhất, sâu nhất, nhiều tai nạn và giai thoại nhất)Hồ gần khu Quốc phòng ĐHQGHồ phía sau Đại học Quốc TếHồ sâu trong rừng tràm trên đường vào KTX khu B
*
Hệ thống Hồ Đá ở Làng Đại học

Những vụ tai nạn Hồ Đá – Sự trùng hợp đến lạnh người

Theo số liệu thống kê của Wikipedia, từ năm 1995 – 2016, mỗi năm Hồ Đá lại xảy ra những vụ tai nạn vô cùng thương tâm, và những con số có sự tương đồng đến kỳ lạ.


*
Số người tai nạn ở Hồ Đá qua các năm

Mặc dù biết được mức độ nguy hiểm của Hồ, nhưng hàng năm, không ít người lao động và sinh viên vẫn gieo mình xuống lòng hồ lạnh lẽo. Qua lời kể rùng rợn của những người may mắn thoát nạn, chúng tôi không khỏi kinh hoàng về những gì họ đã trải qua khi ở dưới lòng hồ – đó là một cuộc chiến giành lại sự sống trong gang tấc.


Để hiểu rõ hơn những câu chuyện rợn người này, các bạn có thể đọc bài viết Hồ Đá ly kỳ truyện. Bài viết là trải nghiệm chân thực tại Hồ Đá qua lời kể của một cựu sinh viên BKU.

Hồ Đá là hồ tự nhiên hay nhân tạo?

Hồ Đá thực chất không phải là hồ nước tự nhiên mà được hình thành do khai thác đá trước năm 1975 chủ yếu phục vụ công trình giao thông và xây dựng. Đến khoảng năm 1990, Hồ Đá Làng Đại học vẫn được khai thác để phục vụ việc sản xuất bê – tông nhựa nóng đầu tiên ở Việt Nam cho các tuyến Xa Lộ Đại Hàn, Quóc Lộ 1,…Mà chủ thầu chính là Công ty 621 (tên ngã ba 621 ngày nay).

Xem thêm: Con cà cuống làm món gì - đặc sản cà cuống nhìn như gián, giá bạc triệu

*
Hồ Đá đang trong giai đoạn khai thác

Biến cố, bồi tụ…

Tuy nhiên, giai đoạn 1990 – 1995 công cuộc khai thác đá phục vụ các ngành công nghiệp, xây dựng chỉ diễn ra quanh các hồ nhỏ. Việc khai thác đá tại Hồ Đá lớn bị bỏ ngỏ từ đầu những năm 1980.

Năm 1995, khi các chủ thầu rút khỏi, để lại nơi đây những “hố sâu không đáy”. Dần theo thời gian, các hố này với mặt đá cứng không thể thoát nước. Dưới sự ngưng đọng của nước mưa, và các mạch nước ngầm, qua tích tụ lượng nước bắt đầu cao qua đầu. Cuối cùng những cái hố sâu không đáy kia đã trở thành những hồ nước hiền hoà với màu xanh ngọc bích của đá. Dùng vẻ đẹp ma mị để che đi độ sâu chết người của nó.


*
Nước mưa đã lấp đầy những hố sâu không đáy

Để tìm hiểu rõ về lịch sử của Hồ Đá, chúng tôi đã có dịp tiếp xúc thêm nhiều người dân địa phương. Từ đó, bí mật đằng sau dần sáng tỏ, kèm theo vô vàn giai thoại đã được giấu kín về chiếc hồ này.


Giai thoại được vén màn

Theo người dân địa phương kể lại, Hồ Đá (lớn) được ngưng các hoạt động khai thác vào đầu những năm 1980 do tình trạng ngập nước. Có 2 luồng ý kiến về sự hình thành của hồ: Một số cho rằng do nước mưa đọng lại trong quá trình khai thác. Nhưng theo phần lớn người dân, việc nổ mìn lấy đá vô tình cắt đứt mạch nước ngầm là mấu chốt chính khiến Hồ Đá lớn bị ngừng khai thác vào đầu những năm 1980. Sau một tiếng nổ lớn, mạch nước ngầm phun thành những vòi cao hàng mét, nhanh chóng nhấn chìm mọi thứ; kể cả con người và những phương tiện cơ giới chưa kịp tháo chạy. Đến tận bây giờ, thương vong do vụ nổ mìn ngày ấy vẫn còn là một ẩn số, nhưng cảnh tượng luôn ám ảnh trong tiềm thức những người chứng kiến là những xe cơ giới, và nhà cửa nằm ngổn ngang, bị nhấn chìm trong biển nước.


*
Những xe cơ giới không kịp tháo chạy

Kể từ đó, một trang sử oanh liệt của hồ Đá chính thức khép lại với những giai thoại về các vụ tai nạn lao động thương tậm, những chiếc xe cơ giới hoạt động không ngừng nghỉ và vụ nổ mìn kinh hoàng ngày hôm ấy. Tất cả bị chôn vùi dưới lòng hồ, ẩn mình sau một làn nước màu xanh ngọc bích ma mị, và mở ra một trang sử mới cho hồ mang tên “Hồ Tử Thần”.

Hồ Đá có thực sự nguy hiểm?

Khi con người ta đang có chuyện buồn và tìm đến hồ đá để ngắm cảnh “giải khuây”. Hồ Đá bằng vẻ đẹp ma mị của mình làm cho con người xuất hiện tư tưởng gieo mình t.ự t.ử. Chú Phong kể: “Hồi còn trẻ, do tán con bé gần nhà không thành. Chú và một người bạn rủ nhau ra đấy uống rượu, ngắm cảnh mục đích chỉ để giải sầu thôi. Đột nhiên trong men rượu lâng lâng, chú nghe có một giọng u uất sầu não khiến chú và người bạn quyết định gieo mình xuống hồ nước này. Trong thời khắc cuối cùng, chú bừng tỉnh và kéo người bạn mình lại. Từ đó chú không còn ra hồ Đá khi gặp chuyện buồn nữa”.


Ngoài câu chuyện của chú Phong, qua các năm, hồ Đá đã nuốt rất nhiều người qua cái mác t.ự t.ử bởi chính vẻ đẹp u uất và ma mị của nó.


*
Màu nước xanh ngọc bích hút hồn

Tử thần ẩn dưới mặt hồ yên lặng

Nếu nhắc đến các yếu tố tâm linh, chắc hẳn các bạn đã từng nghe về khái niệm ma da kéo chân hay các câu chuyện tương tự như vậy.

Hồ đá cũng vậy, các vụ tai nạn do đuối nước đa số được lan truyền với yếu tố tâm linh được thêm thắt, và đổ thừa cho “ma da”. Nhưng sự thật thì đa phần nguyên nhân dẫn đến đuối nước tại đây, ngoài việc hồ sâu ra thì nhiệt độ của nước cũng là một yếu tố cộng hưởng không nhỏ. Độ lạnh từ hồ nước đọng, từ các vách đá sẽ khiến cho nạn nhân nhanh chóng bị chuột rút và chìm dần xuống lòng hồ. Ngay cả những người biết bơi và tự tin với khả năng bơi của mình cũng đã từng phải bỏ mạng tại đây, chứ chưa nói đến những người bình thường.


*
Tĩnh lặng nhưng không hề yên ả…

Nhưng có một sự thật là, càng có nhiều giai thoại về hồ đá, càng nhiều sự nguy hiểm thì cũng lại càng kích thích sự tò mò, ham muốn thử thách của không ít người. Và hệ quả để lại là số vụ tai nạn tại đây ngày một tăng lên qua từng năm…

Tham gia Group Làng Đại học vắng thấy bà để cập nhật tin tức và tìm kiếm khuyến mãi dành cho sinh viên các bạn nhé!

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

x

Welcome Back!

Login to your account below

Retrieve your password

Please enter your username or email address to reset your password.