403 FORBIDDEN - 7 PHƯƠNG PHÁP CHỮA SUY GIÃN TĨNH MẠCH TẠI NHÀ

7 phương pháp chữa suy giãn tĩnh mạch tại nhà

Các bài tập chân, đi giày bệt thay vì cao gót cũng có thể giúp điều trị chứng giãn tĩnh mạch.

Bạn đang xem: 403 forbidden

Suy giãn tĩnh mạch là căn bệnh do chức năng của thành mạch, các van tĩnh mạch bị suy yếu. Máu không thể trở về tim dễ dàng mà ứ lại ở các tĩnh mạch chân, tạo nên phản ứng viêm. Dưới đây là phương pháp điều trị tại nhà giúp giảm suy giãn tĩnh mạch.

Tập thể dục

Tập thể dục thường xuyên khuyến khích lưu thông máu tốt hơn ở chân, giúp đẩy máu tích tụ trong tĩnh mạch. Vận động cũng giúp giảm huyết áp, một yếu tố góp phần gây ra chứng giãn tĩnh mạch.

Các bài tập giúp cơ bắp chân hoạt động mà không bị căng quá mức bao gồm bơi lội, đi dạo, đi xe đạp, tập yoga... Mỗi ngày, người bệnh cần dành ít nhất 30 phút tập luyện. Tất cả động tác liên quan đến chân đều tốt trong việc phòng ngừa suy giãn tĩnh mạch chân do làm tăng, cải thiện tuần hoàn máu, làm săn chắc cơ xung quanh mạch máu ở chân.

Đối với những người bị suy giãn tĩnh mạch chân, việc tập luyện có thể giúp giảm một số triệu chứng do giãn tĩnh mạch chân gây ra, cải thiện tình trạng bệnh. Người bệnh nên bắt đầu tập với sự hướng dẫn của bác sĩ hoặc các chuyên gia vật lý trị liệu để thực hiện đúng cách, hiệu quả.

Trước mỗi tư thế tập luyện, mỗi người nên kết hợp hít thở sâu nhằm tăng tuần hoàn mạch máu: hít vào bằng mũi đều sâu tối đa, ngực nở, bụng phình, sau đó thở ra bằng miệng thoải mái, tự nhiên, không kìm, không thúc. Các động tác chỉ cần thực hiện đều đặn, nhẹ nhàng, không cần quá nhanh, quá hồ hởi.

Vớ nén

Vớ nén là phương pháp điều trị phổ biến cho đôi chân mỏi, sưng ở bắp chân, hỗ trợ các cơ và tĩnh mạch di chuyển máu về tim, giảm nguy cơ đông máu. Một nghiên cứu cho thấy những người sử dụng vớ nén cao đến đầu gối trong một tuần đã giảm đau, nhức mỏi do giãn tĩnh mạch.


Bcr2Jim2u5FOHRv-Kkm-A" alt="*">


Mang giày cao gót thường xuyên và đứng lâu nguyên nhân khiến người trẻ mắc suy giãn tĩnh mạch. Ảnh: Freepik

Thay đổi chế độ ăn uống

Thực phẩm mặn hoặc giàu natri có thể khiến cơ thể giữ nước, vì vậy nên giảm ăn mặn. Thực phẩm giàu kali có thể giúp giảm khả năng giữ nước. Nguồn chứa nhiều kali bao gồm: hạnh nhân và hạt hồ trăn; đậu lăng, đậu trắng; khoai tây; rau; cá hồi, cá ngừ...

Thực phẩm có chất xơ tốt cho đường ruột, ngăn ngừa táo bón. Nếu bị táo bón thì cơ bụng và cơ chân sẽ phải hoạt động mạnh, tạo áp lực lên tĩnh mạch ở vùng thấp, khiến chúng dễ bị suy giãn.

Thực phẩm chứa nhiều chất xơ bao gồm: các loại hạt, hạt và cây họ đậu; yến mạch, lúa mì và hạt lanh; ngũ cốc. Những người thừa cân có nhiều khả năng bị giãn tĩnh mạch, do đó giảm cân có thể làm giảm áp lực lên tĩnh mạch, giảm sưng tấy, khó chịu.

Mỗi người có thể thêm thực phẩm có chứa flavonoid giảm chứng giãn tĩnh mạch. Flavonoid cải thiện lưu thông máu, ít có khả năng đọng lại trong tĩnh mạch. Chúng cũng giúp giảm huyết áp trong động mạch, có thể làm giãn mạch máu, giảm chứng giãn tĩnh mạch. Thực phẩm giàu flavonoid gồm: hành tây, ớt chuông, rau bina, bông cải xanh; trái cây có múi và nho, anh đào, táo, quả việt quất, ca cao, tỏi.

Chọn quần áo không gò bó

Mặc quần áo bó sát có thể hạn chế lưu lượng máu, hệ tuần hoàn được cải thiện khi mặc quần áo rộng rãi. Đi giày bệt thay vì giày cao gót cũng có thể giúp điều trị chứng giãn tĩnh mạch ở chân.

Kê cao chân

Giữ cho chân được nâng cao, lý tưởng nhất là ngang với tim hoặc cao hơn sẽ giúp cải thiện tuần hoàn. Điều này làm giảm áp lực trong các tĩnh mạch ở chân, trọng lực sẽ giúp máu chảy trở lại tim trơn tru.

Một người nên cố gắng kê cao chân nếu họ phải ngồi trong thời gian dài, chẳng hạn như khi làm việc hoặc nghỉ ngơi.

Xoa bóp

Nhẹ nhàng xoa bóp các khu vực bị ảnh hưởng có thể giúp giữ cho máu di chuyển qua các tĩnh mạch. Một người có thể sử dụng dầu massage nhẹ nhàng hoặc kem dưỡng ẩm để có hiệu quả tối ưu. Tuy nhiên, điều quan trọng là tránh ấn trực tiếp vào các tĩnh mạch.

Tránh ngồi trong thời gian dài

Nếu bạn làm việc phải ngồi lâu thì nên đứng dậy đi lại hoặc thay đổi tư thế thường xuyên để khí huyết lưu thông. Mỗi người tránh ngồi chéo chân, vì điều này có thể hạn chế lưu lượng máu đến chân, bàn chân, gây ra vấn đề về tuần hoàn.

Nếu các phương pháp điều trị giãn tĩnh mạch tại nhà không hiệu quả hoặc gây khó chịu nghiêm trọng thì người bệnh nên điều trị y tế với phương pháp phù hợp. Bác sĩ áp dụng liệu pháp xơ hóa giúp điều trị giãn tĩnh mạch đơn giản, ít xâm lấn.Với phương pháp này, bác sĩ tiến hành tiêm một chất đặc hiệu có tác dụng làm xơ hoá các tĩnh mạch bị bệnh. Điều trị suy giãn tĩnh mạch chi dưới bằng laser với nguyên lý dùng nhiệt từ ánh sáng laser để làm xẹp tĩnh mạch, bác sĩ sẽ luồn sợi laser vào lòng tĩnh mạch bị giãn.

Suy giãn tĩnh mạch chi dưới ảnh hưởng trực tiếp sinh hoạt thường ngày của người bệnh. Nếu phát hiện và điều trị sớm, bệnh hoàn toàn có thể chữa khỏi hoàn toàn. Người bệnh nên thăm khám sớm với bác sĩ để điều trị kịp thời, hiệu quả.


Suy giãn tĩnh mạch chi dưới là bệnh gì?

Suy giãn tĩnh mạch chi dưới là tình trạng suy giảm chức năng đưa máu về tim của hệ thống tĩnh mạch chi dưới. Từ đó, dẫn đến hiện tượng máu bị ứ đọng ở vùng chân, biến đổi về huyết động và gây biến dạng tổ chức mô xung quanh.

Xem thêm: Phân Biệt Các Loại Bột Mì Làm Bánh Bông Lan Là Bột Gì? Giải Đáp: Bột Mì Làm Bánh Bông Lan Là Bột Gì

Suy giãn tĩnh mạch chi dưới thường tiến triển âm thầm, từ từ, ít gây ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt thường ngày. Bệnh lý này ảnh hưởng nhiều đến phụ nữ, tỷ lệ mắc bệnh ở nữ cao gấp 3 lần so với nam giới.

Phân loại cấp độ suy giãn tĩnh mạch chi dưới

Ở người, tĩnh mạch chi dưới bao gồm:

Tĩnh mạch nông: Tĩnh mạch hiển bé, tĩnh mạch hiển lớn
Tĩnh mạch sau: gồm tĩnh mạch đùi, tĩnh mạch chày trước, tĩnh mạch khoeo, tĩnh mạch chày sau.Tĩnh mạch xuyên” là đoạn nối các tĩnh mạch nông và tĩnh mạch sâu với nhau.

Suy giãn tĩnh mạch có thể xảy ra ở bất kỳ vị trí tĩnh mạch nào. Người ta phân loại các cấp độ suy giãn tĩnh mạch thành các giai đoạn:

Suy giãn tĩnh mạch chi dưới độ 1: Người bệnh chưa có biểu hiện bệnh, không nhìn thấy hay sờ thấy được.Độ 2: Suy giãn tĩnh mạch với đường kính trên 3mm.Độ 3: Có hiện tượng phù chi dưới nhưng chưa bị biến đổi trên da.Độ 4: Xuất hiện triệu chứng xơ mỡ da, chàm tĩnh mạch, loạn dưỡng gây biến đổi sắc tố da.Độ 5: Sắc tố da biến đổi kèm một vài vết loét đã lành.Độ 6: Sắc tố da biến đổi rõ rệt, các vết loét đang tiến triển, không lành.
*

Suy giãn tĩnh mạch chi dưới trải qua nhiều cấp độ từ nhẹ tới nặng


Nguyên nhân dẫn đến suy giãn tĩnh mạch chi dưới

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng suy giãn tĩnh mạch chi dưới, bao gồm:

Nguyên nhân tiên phát

Giãn tĩnh mạch vô căn thường là do bất thường về mặt di truyền hoặc là do huyết động của hệ tĩnh mạch nông gây ra. Còn giãn tĩnh mạch sâu tiên pháp là do bất thường giải phẫu như bờ tự do của van quá dài, dẫn đến sa van, giãn vòng van.

Nguyên nhân thứ phát

Suy giãn tĩnh mạch chi dưới có thể do các nguyên nhân sau gây nên:

Do bị chèn ép bởi khối u, hội chứng Cockett
Do hội chứng hậu huyết khối
Bị chèn ép về huyết động như chơi thể thao thường xuyên, có thai
Dị sản tĩnh mạch.

Có thể bạn quan tâm:


Triệu chứng suy giãn tĩnh mạch chi dưới

Tùy vào tình trạng, mức độ bệnh, các biểu hiện sẽ khác nhau. Mỗi người sẽ có những triệu chứng nặng nhẹ khác nhau tùy vào cơ địa. Tuy nhiên, hầu hết các trường hợp bị suy giãn tĩnh mạch chi dưới đều có những triệu chứng phổ biến dưới đây:

Giai đoạn đầu

Ở giai đoạn đầu, người bệnh sẽ xuất hiện các triệu chứng sau:

Thường xuyên cảm thấy mỏi chân, phù nhẹ khi đừng lâu hoặc ngồi nhiều
Có cảm giác kim châm, dị cảm như kiến bò ở vùng cẳng chân vào ban đêm
Thường bị chuột rút vào buổi tối
Xuất hiện các mạch máu nhỏ li ti nổi ở chân, nhất là vùng cổ chân, bàn chân
Xuất hiện tình trạng phù chân, đặc biệt là vùng mắt cá chân, bàn chân
Màu sắc da vùng cẳng chân thay đổi.

Giai đoạn biến chứng

Ở giai đoạn này, các triệu chứng nặng nề hơn. Gồm:

Chảy máu do tĩnh mạch giãn vỡ
Viêm tĩnh mạch nông huyết khối
Nhiễm khuẩn các vết loét
Đau nhức chân mức độ nặng
Các búi tĩnh mạch trương phồng lên, nổi rõ.
*

Hình ảnh suy giãn tĩnh mạch chi dưới


Chẩn đoán suy giãn tĩnh mạch chi dưới như thế nào?

Suy giãn tĩnh mạch chi dưới có thể được chẩn đoán qua các triệu chứng lâm sàng khi bác sĩ quan sát và khai thác các yếu tố nguy cơ từ người bệnh. Các triệu chứng này có thể nhìn thấy hoặc sờ thấy khi tĩnh mạch giãn ra và căng nhanh khi người bệnh chuyển từ tư thế nằm sang tư thế đứng.

Bên cạnh đó, bác sĩ có thể chỉ định kỹ thuật siêu âm Doppler mạch máu để chẩn đoán chính xác nhất bệnh lý này. Máy siêu âm sẽ xác định được tổn thương của các van tĩnh mạch hiển lớn và bé, tĩnh mạch sâu, van tĩnh mạch sâu… Từ đó, xác định được phương pháp điều trị phù hợp và hiệu quả nhất.

Phương pháp điều trị suy giãn tĩnh mạch chi dưới

Suy giãn tĩnh mạch chi dưới có thể điều trị bằng nhiều phương pháp khác nhau tùy vào mức độ bệnh cũng như khả năng của bệnh nhân. Các phương pháp thường được sử dụng gồm:

Điều trị nội khoa

Với những trường hợp nhẹ, bác sĩ sẽ kê thuốc điều trị phù hợp. Việc sử dụng thuốc giúp ngăn chặn sự trào ngược và tăng cường dòng chảy của tĩnh mạch tốt hơn. 

Một số loại thuốc có thể được sử dụng như thuốc làm bền thành mạch. Tuy nhiên, thuốc chỉ có tác dụng khi mới ở giai đoạn đầu của bệnh.

Phẫu thuật

Bác sĩ tiến hành phẫu thuật để lấy bỏ các tĩnh mạch nông bị giãn bằng những dụng cụ chuyên dụng. 

Phương pháp này đem lại hiệu quả cao, tỷ lệ tái phát cực thấp. Tuy nhiên ngày nay ít được sử dụng do người bệnh phải gây mê, gây tê khi thực hiện, thời gian nằm viện dài, hồi phục sau mổ lâu và có thể gặp biến chứng như tụ máu vùng đùi, huyết khối tĩnh mạch, dị cảm chi dưới…

Phương pháp làm lạnh bằng nitơ lỏng -90 độ C

Phương pháp này có tác dụng làm nghẹt lòng tĩnh mạch bằng ống thông trong lòng tĩnh mạch. Nhược điểm là có tỷ lệ tái phát cao, tới 30%.

Tiêm xơ

Nguyên lý của phương pháp này là tiêm một loại chất xơ vào hệ thống tĩnh mạch nông chi dưới. Chất này gây tổn thương nội mạc tĩnh mạch, thành phần lân cận lớp trung mạc. Từ đó, dẫn đến hình thành huyết khối gây tắc lòng tĩnh mạch bị suy và máu sẽ không ứ trệ tại tĩnh mạch bị suy giãn nữa.

Can thiệp nội tĩnh mạch

Phương pháp này có thể sử dụng laser hoặc sóng cao tần để phá hủy tĩnh mạch. Trong đó, laser nội tĩnh mạch sử dụng các ống dẫn phát ra chùm tia laser (nguồn ánh sáng) với bước sóng thường dùng là 1470nm, trong khi RFA nội tĩnh mạch sử dụng ống dẫn phát ra các chùm sóng cao tần. 

Cả hai kỹ thuật này đều tạo ra năng lượng nhiệt, phá hủy collagen thành tĩnh mạch, dẫn đến viêm thành tĩnh mạch, xơ hóa và tắc nghẽn hoàn toàn tĩnh mạch.

Phương pháp đốt suy giãn tĩnh mạch chi dưới bằng sóng cao tần hoặc laser là kỹ thuật hiện đại, đòi hỏi bác sĩ thực hiện phải có chuyên môn cao, hệ thống máy móc tân tiến. 


*

Điều trị suy tĩnh mạch chi dưới tại BV Hồng Ngọc


Hiện tại, BVĐK Hồng Ngọc đã triển khai áp dụng phương pháp đốt suy giãn tĩnh mạch chi dưới bằng sóng cao tần và đã điều trị thành công cho rất nhiều bệnh nhân, giúp họ không còn phải khổ sở với các triệu chứng bệnh.

Đăng ký thăm khám và nhận tư vấn từ chuyên gia tại đây:

Biện pháp phòng tránh suy giãn tĩnh mạch chi dưới

Suy giãn tĩnh mạch chi dưới có thể được phòng tránh từ sớm nếu thực hiện tốt các biện pháp dưới đây:

Không nên mặc quần quá bó, quá chật
Hạn chế mang giày cao gót nhiều
Nằm, ngồi đúng tư thế, không nên đứng hoặc ngồi một chỗ quá lâu
Khi nằm nên kê chân cao hơn để tạo thuận lợi cho máu về tim qua tĩnh mạch
Tập thể dục thường xuyên, đều đặn với cường độ vừa phải để tăng cường lưu thông máu và nâng cao sức khỏe thể chất
Đảm bảo uống đủ 2 lít nước mỗi ngày với người lớn
Ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, bổ sung vitamin và chất xơ
Kiểm soát cân nặng, tránh thừa cân béo phì.

Khi có triệu chứng nghi ngờ, người bệnh nên đi khám sớm để được chẩn đoán bệnh. Phát hiện và điều trị từ giai đoạn đầu sẽ đem lại hiệu quả cao và ít tốn kém hơn.

**Lưu ý: Những thông tin cung cấp trong bài viết của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc mang tính chất tham khảo không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh không được tự ý mua thuốc để điều trị. Để biết chính xác tình trạng bệnh lý người bệnh cần tới các bệnh viện để được bác sĩ thăm khám trực tiếp chẩn đoán và tư vấn phác đồ điều trị hợp lý.

Theo dõi fanpage của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc để biết thêm thông tin bổ ích khác.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

x

Welcome Back!

Login to your account below

Retrieve your password

Please enter your username or email address to reset your password.