Phẫu Thuật Chân Vòng Kiềng Diễn Ra Như Thế Nào, Các Phương Pháp Nắn Chỉnh Chân Vòng Kiềng

Theo PGS.TS Lê Văn Đoàn, các phương pháp chỉnh chân vòng kiềng gồm có điều chỉnh dinh dưỡng, tập thể thao, vật lý trị liệu và phẫu thuật chỉnh hình.

Bạn đang xem: Phẫu thuật chân vòng kiềng


Chân vòng kiềng là tình trạng chân bị cong, đầu gối hướng ra ngoài, khiến khi đứng thẳng hai mắt cá sát nhau thì hai gối cách xa nhau. Chân vòng kiềng thường đến từ nguyên nhân như di truyền, suy dinh dưỡng, thừa cân, hoặc gặp ở một số bệnh lý về xương khớp.

Cha mẹ bị chân vòng kiềng có khả năng cao con sinh ra bị mắc dị tật này. Trẻ bị thiếu hụt canxi và vitamin D kéo dài cũng là một lý do gây ra chân vòng kiềng, trẻ thừa cân mà cho đi quá sớm sẽ dễ bị chân vòng kiềng. Ngoài ra, bệnh còi xương, hoặc khi bị chấn thương tổn thương sụn phát triển, hoặc gãy xương di lệch gần khớp gối, bệnh tạo xương bất toàn… cũng là những nguyên nhân gây chân vòng kiềng.

Với hơn 30 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực phẫu thuật, chỉnh hình, PGS.TS Lê Văn Đoàn đã chỉ ra một số giải pháp có thể hỗ trợ người bị chân vòng kiềng cải thiện dị tật này.

Điều chỉnh chế độ dinh dưỡng

Một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng chân vòng kiềng là thiếu hụt dinh dưỡng. Do đó, điều chỉnh chế độ ăn, bổ sung các chất phù hợp là giải pháp tích cực để cải thiện tình trạng này.

Trong chế độ ăn hàng ngày, chuyên gia dinh dưỡng khuyến nghị người bị chân vòng kiềng nên tăng cường protein, vitamin, khoáng chất, đặc biệt là canxi, vitamin D3, MK7,… Đây là những chất giúp cơ thể tăng khả năng hấp thụ canxi, hỗ trợ xương chắc khỏe, dẻo dai cũng như điều trị và phòng ngừa bệnh còi xương, suy dinh dưỡng.

Một số thực phẩm chứa nhiều dưỡng chất tốt cho xương nên có trong thực đơn là tôm, cua, trứng, sữa, cá…

*

Hình ảnh chân biến dạng vòng kiềng.

Luyện tập thể thao

Để cải thiện chân vòng kiềng, trẻ cần được khuyến khích vận động, tập thể dục thể thao thường xuyên. Một số bài tập đơn giản, dễ áp dụng tại nhà như tập nhón chân, squat, tập căng cơ mông, tập kẹp ống lăn massage…

Việc kết hợp các bài tập này thường xuyên sẽ giúp chân khỏe, giảm tình trạng đau khớp gối, làm săn chắc cơ, nắn chỉnh đầu gối hướng vào bên trong, tăng khả năng đàn hồi cho cấu trúc dây chằng, gân…

Vật lý trị liệu

Trẻ bị chân vòng kiềng nên được đưa đến các cơ sở y tế có chuyên khoa vật lý trị liệu để nắn chỉnh chân. Tùy từng mức độ vòng kiềng, bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ vật lý trị liệu gồm các bài tập với các động tác từ đơn giản đến phức tạp để nắn chỉnh.

Các bài tập sẽ được thực hiện dưới sự hướng dẫn và chỉ định của bác sĩ có chuyên môn, các kỹ thuật viên phục hồi chức năng. Một số bài tập vật lý trị liệu cơ bản có thể tham khảo là đeo đai chân, đẩy máy tạ chân…

Phẫu thuật nắn chỉnh chân vòng kiềng

Khi áp dụng các biện pháp như trên mà không cải thiện, đồng thời, sau 19-20 tuổi, khi xương khớp đã phát triển ổn định thì phẫu thuật nắn chỉnh là giải pháp hiệu quả. Việc phẫu thuật sẽ điều chỉnh trục chân được thẳng, đẹp, cải thiện vóc dáng. Bên cạnh đó, giải pháp này giúp chỉnh trọng lực dồn đúng trọng tâm vào khớp, dự phòng di chứng thoái hóa khớp gối và cổ chân sau này.

*
*

Kết quả trước và 7 ngày sau mổ chỉnh chân vòng kiềng.

Theo bác sĩ Đoàn, một ca phẫu thuật nắn chỉnh chân vòng kiềng thường mất khoảng 2 tiếng. Bác sĩ mổ cắt xương ở ví xương cong nhất, thường là dưới gối, sau đó chỉnh thẳng. Chân sẽ dài thêm 1-2 cm, tùy theo mức độ nặng hay nhẹ. Phần xương hở sẽ được ghép xương tự thân hoặc đồng loại. Xương được cố định vững chắc bởi nẹp vít khóa.

Sau mổ 5 ngày bệnh nhân đã có thể đứng lên và tập đi lại được. Sau 3-4 tuần, bệnh nhân có thể đi lại nhẹ nhàng. Sau 2-3 tháng, bệnh nhân có thể hoạt động, tập thể dục như cũ.

PGS.TS Lê Văn Đoàn từng thực hiện thành công hàng trăm ca phẫu thuật nắn chỉnh biến dạng chân và tay, trong đó có nhiều ca chân vòng kiềng nặng. Đây là phẫu thuật không quá khó nhưng đòi hỏi cần phải thực hiện bởi bác sĩ chuyên khoa sâu về chỉnh hình, để tránh các biến chứng.

Đồng thời, phẫu thuật này cần được thực hiện tại bệnh viện có trang thiết bị y tế hiện đại, cùng đội ngũ bác sĩ, kỹ thuật viên có tay nghề chuyên sâu, chăm sóc tận tâm thì mới an toàn và đạt được kết quả tốt.


*

DHC và hành trình gỡ bỏ định kiến về thực phẩm chức năng

0

Trước khi trở thành một trong những ngành hàng thiết yếu với hầu hết người tiêu dùng, thực phẩm chức năng (TPCN) từng gặp không ít định kiến và trở ngại tại thị trường Việt Nam.

Xem thêm: Review 20 Màu Son Laneige Màu Nào Đẹp Được Các Bạn Nữ Yêu Thích Nhất Hiện Nay

*

Bước chuyển đổi công nghệ ấn tượng của 25 Fit

0

Ngày 24/6, 25 Fit giới thiệu công nghệ EMS nâng cấp với nhiều cải tiến. Sự kiện đánh dấu bước chuyển đổi sau 3 năm thành lập, tiếp tục chinh phục vị thế dẫn đầu ngành gym công nghệ

*

5 công thức salad mùa hè thanh mát và giàu dinh dưỡng

0

Các món salad với các loại nguyên liệu sẵn có mùa hè vừa giúp mọi người mang lại cảm giác ngon miệng, vừa giúp giải nhiệt, tăng cường sức đề kháng.

Trung tâm Chấn thương chỉnh hình vừa chỉnh trục đồng thời cả mâm chày và lồi cầu trong xương chày, giúp người bệnh chân vòng kiềng khôi phục hình dáng đôi chân.

*

Vừa qua, chị Nguyễn Phương Thanh (55 tuổi, An Giang) đã đến tái khám tại Trung tâm Chấn thương Chỉnh hình thuộc Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, hoàn thành quá trình điều trị cong vẹo nghiêm trọng hai chi dưới. Chia sẻ về hành trình khôi phục lại hình dáng cho đôi chân của mình, chị Phương Thanh cho biết đã bị đau mỏi hai chân khi đi lại, khó khăn khi đứng lên ngồi xuống, hai gối cong vẹo theo hình vòng kiềng trong nhiều năm. Khi cơn đau bùng phát vượt quá sức chịu đựng, chị có đến tiêm thuốc tại một cơ sở y tế khác với liệu trình 5 ngày 1 mũi, liên tục trong 1 tháng.

Tuy nhiên, phương pháp này chỉ mang lại hiệu quả giảm đau tạm thời, hết thuốc lại đau và tình trạng cong vẹo gối vẫn tiếp tục phát triển ngày càng nghiêm trọng, dáng đi biến dạng ngày càng nhiều. Với khát khao có thể đi lại bình thường như người khác, chị Phương Thanh không ngừng tìm kiếm thông tin và phát hiện ra kênh Youtube Chấn thương Chỉnh hình Tâm Anh với nhiều ca bệnh thành công. Vì vậy, chị đã đến thẳng đây để thăm khám, mong đợi một điều kỳ diệu cho bản thân.

*
Hình ảnh X quang cho thấy 2 chi dưới của người bệnh bị cong vẹo nghiêm trọng. Ảnh: BVĐK Tâm Anh

Tiếp nhận và trực tiếp điều trị cho chị Phương Thanh là Th
S.BS Nguyễn Quang Tôn Quyền, phó khoa Chấn thương Chỉnh hình, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh Hà Nội. Thông qua thăm khám lâm sàng và hình ảnh X quang, CT scan, bác sĩ Tôn Quyền nhận định người bệnh bị biến dạng vẹo trục chi hai bên và được chỉ định điều trị nội khoa bằng thuốc kết hợp với tập phục hồi chức năng… Tuy nhiên, các phương pháp điều trị bảo tồn không đạt hiệu quả như mong đợi, vì vậy người bệnh được đề nghị thực hiện phẫu thuật chỉnh trục chi. Phương pháp phẫu thuật này không chỉ giúp điều chỉnh lại trục chi mà còn bảo tồn khớp gối và khả năng vận động của người bệnh. Người bệnh được thực hiện phẫu thuật với chân trái trước.

Thông thường, đối với tình trạng chân vòng kiềng, người bệnh chỉ bị biến dạng ở ngoài khớp gối, xương chày bị vẹo vào trong nhưng với trường hợp của chị Phương Thanh, bên trong khớp gối cũng bị biến dạng, mâm chày trong quặp sâu xuống, dốc nghiêng sau của mâm chày lớn. Để khôi phục trục chi sinh lý tự nhiên của cơ thể cũng như loại bỏ biến dạng nội khớp, bác sĩ buộc phải chỉnh trục đồng thời cả mâm chày và lồi cầu trong xương chày. Đây là lần đầu tiên một ca phẫu thuật như thế được thực hiện tại Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh. Trong quá trình chuẩn bị, nhằm làm tăng độ chính xác của ca phẫu thuật, bác sĩ Tôn Quyền đã tiến hành mô phỏng ca phẫu thuật trên máy tính và chuẩn bị các dụng cụ hỗ trợ được thiết kế riêng, phù hợp với giải phẫu của người bệnh như nẹp, vít…

Bác sĩ Tôn Quyền (ngoài cùng bên trái) và ekip trong ca phẫu thuật đục xương chỉnh trục của người bệnh Phương Thanh. Ảnh: BVĐK Tâm Anh Trong quá trình phẫu thuật, các bác sĩ chỉ mở một đường mổ nhỏ, hạn chế tối đa việc xâm lấn vào các bó cơ, từ đó giảm thiểu việc mất máu trong suốt cuộc phẫu thuật, đảm bảo tính thẩm mỹ và đẩy nhanh tốc độ phục hồi. Ca phẫu thuật thành công tốt đẹp, trục chi dưới đã thẳng hơn rất nhiều so với ban đầu, mâm chày trong được nâng lên và không còn quặp xuống, lực trọng tâm đã chuyển từ ngăn khớp trong ra trung tâm các khớp. Ghi nhận sau 10 ngày phẫu thuật, người bệnh phục hồi tốt, không đau, chân trái bước đi nhẹ nhàng, dáng đi bình thường, chân thẳng. Với kết quả phẫu thuật tuyệt vời hơn cả mong đợi, 3 tháng sau khi thực hiện đục xương chỉnh trục ở chân trái, chị Phương Thanh và gia đình quyết định phẫu thuật tiếp chân còn lại.

Tình trạng chân vòng kiềng không chỉ gây đau nhức khi đi lại, ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày mà còn làm cho chị Phương Thanh mất tự tin rất nhiều. Giờ đây, với sự hỗ trợ tận tình của ekip bác sĩ, hình dáng đôi chân của chị đã được phục hồi, không còn đau đớn khi đi lại nữa. Chị chia sẻ: “Lúc xưa, tôi cứ nghĩ chân tôi sẽ vẹo nặng như vậy luôn, không thể nào chỉnh lại được. Sau khi thực hiện chỉnh trục, tôi rất hài lòng và khỏe hẳn chỉ sau 10 ngày. Chồng tôi đã khen rất nhiều. Khỏi bệnh, tôi sẽ đi du lịch khắp nơi và thoải mái mặc nhiều đồ mình thích, không cần phải che giấu đôi chân như trước nữa”.

Tình trạng chân của người bệnh trước (trái) và sau khi phẫu thuật đục xương chỉnh trục ở cả 2 chân. Ảnh: BVĐK Tâm Anh\ TS.BS Tăng Hà Nam Anh, Giám đốc Trung tâm Chấn thương Chỉnh hình, Hệ thống BVĐK Tâm Anh đánh giá: “Phẫu thuật đục xương chỉnh trục đã áp dụng từ lâu trên thế giới nhưng bị lãng quên do trào lưu thay khớp hiện nay. Với sự phát triển vượt trội về kỹ thuật, dụng cụ, phương tiện định vị như máy C – Arm, Navigation… kỹ thuật đục xương chỉnh trục sẽ ngày càng được áp dụng rộng rãi trở lại cho những người bệnh trẻ tuổi bị vẹo gối, chân vòng kiềng, chân chữ X nặng… hay thoái hóa giai đoạn sớm. Phương pháp này giúp bảo tồn khớp tự nhiên, mức độ vận động, giảm đau, đem lại đôi chân thẳng và thậm chí là tăng thêm vài cm chiều cao. Các chuyên gia, phẫu thuật viên của Trung tâm Chấn thương Chỉnh hình đã rất xuất sắc khi thực hiện kỹ thuật này, áp dụng nhiều cho người bệnh trẻ bị vẹo gối nặng”.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

x

Welcome Back!

Login to your account below

Retrieve your password

Please enter your username or email address to reset your password.