Bệnh Giang Mai Giai Đoạn 3 : Dấu Hiệu, Chẩn Đoán Và Cách Điều Trị Hiệu Quả

Giang mai là bệnh nhiễm trùng đường tình dục có thể gây ra nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Giai đoạn bệnh giang mai khác nhau, bệnh sẽ có các dấu hiệu và triệu chứng khác nhau.

Bạn đang xem: Giang mai giai đoạn 3

*


Tổng quan về căn bệnh giang mai

Bệnh giang mai là một trong các bệnh lây truyền qua đường tình dục (STDs = Sexually transmitted infections). Khi một người có STD thì có thể có triệu chứng lâm sàng hoặc không, còn STI (= Sexually transmitted infection) thì mô tả một tình trạng nhiễm khuẩn lây truyền qua đường tình dục có triệu chứng lâm sàng. (1)

Nguyên nhân gây bệnh giang mai là do vi khuẩn Treponema pallidum. Bệnh có khả năng lây nhiễm nhanh vì nhiều người không nhận ra dấu hiệu bệnh, dẫn tới việc truyền nhiễm cho bạn tình của mình.

Người không có các biện pháp an toàn khi quan hệ tình dục, người có nhiều bạn tình, người bị nhiễm HIV hoặc có quan hệ đồng giới là những đối tượng có nguy cơ cao mắc phải bệnh giang mai. Xét nghiệm máu, xét nghiệm dịch tủy não hoặc sử dụng kính hiển vi trường tối là những cách giúp chẩn đoán và phát hiện vi khuẩn giang mai.

Tùy vào thời gian mắc bệnh mà giang mai có hướng điều trị khác nhau. Nếu mắc giang mai dưới một năm, dùng 1 liều penicillin đã đủ khả năng loại bỏ nhiễm trùng. Nếu bị dị ứng penicillin thì có thể dùng kháng sinh khác thay thế như doxycycline.

Bệnh càng ở giai đoạn sau thì càng cần nhiều liều thuốc hơn. Trong thời gian điều trị, tuyệt đối không quan hệ tình dục cho tới khi khỏi bệnh.

Vi khuẩn Treponema pallidum gây bệnh giang mai có dạng hình xoắn

Giai đoạn bệnh giang mai

Bệnh giang mai có sự tiến triển theo từng giai đoạn, các triệu chứng cũng theo đó thay đổi theo. Tuy nhiên các giai đoạn bệnh có thể không thật sự rõ ràng hoặc chồng chéo lên nhau. Có trường hợp người bị giang mai không nhận ra bất kỳ triệu chứng nào trong nhiều năm.

1. Giai đoạn 1 (Giai đoạn nguyên phát)

Giai đoạn 1 – Giai đoạn nguyên phát hay còn gọi là giai đoạn giang mai sớm/ giang mai sơ cấp có dấu hiệu là xuất hiện một vài vết loét nhỏ, không đau còn được gọi là săng – thường có mặt tại vị trí mà vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể. Các săng giang mai này thường phát triển trong trung bình khoảng 3 tuần sau nhiễm bệnh.

Săng có thể ẩn trong âm đạo, hậu môn hoặc trực tràng, do đó không phải ai bị giang mai cũng phát hiện giai đoạn này. Trong 3 tới 6 tuần, săng có thể tự lành và không để lại sẹo; tuy nhiên nếu không điều trị thì bệnh sẽ chuyển qua giai đoạn tiếp theo.

2. Giai đoạn 2 (Giai đoạn thứ phát)

Giai đoạn này bắt đầu từ 6 tuần tới 6 tháng sau khi có tiếp xúc bệnh và các vết săng dần lành lại. Lúc này người bệnh có thể phát ban màu hồng hình dáng “đồng xu”, ban đầu là ở vùng thân sau đó là toàn bộ cơ thể, bao gồm cả lòng bàn tay và bàn chân.

Tình trạng phát ban có thể kèm theo các nốt mụn giống như mụn nước ở miệng hoặc vùng sinh dục. Người bệnh thường không bị ngứa nhưng một số người sẽ bị rụng tóc, sốt, đau nhức cơ thể, đau họng và sưng hạch bạch huyết. Cũng như giai đoạn giang mai nguyên phát, các triệu chứng ở giai đoạn thứ phát có thể thuyên giảm mà không cần tới điều trị.

Tuy nhiên các triệu chứng này tồn tại có thể trong vài tuần hoặc liên tục “đến” và “đi” trong một năm.

Ở giai đoạn 2, người bệnh sẽ có triệu chứng phát ban toàn cơ thể

3. Giai đoạn tiềm ẩn

Nếu không phát hiện và điều trị bệnh giai đoạn đầu, giang mai sẽ chuyển sang giai đoạn tiềm ẩn. Giai đoạn tiềm ẩn có thể kéo dài hàng năm. Các triệu chứng có thể không bao giờ tái phát hoặc bệnh sẽ tiếp tục chuyển biến tới giai đoạn cuối.

4. Giai đoạn cuối (Giai đoạn tam phát)

Có khoảng 15% tới 30% người bị nhiễm giang mai đi tới giai đoạn tam phát khi không được điều trị. Sau nhiều năm ở giai đoạn cuối này bệnh có thể gây ra nhiều tổn thương đến não, thần kinh, mắt, tim, mạch máu, gan, xương khớp,… Người bệnh có thể gặp phải các biến chứng nguy hiểm như liệt, mất thị lực, mất thính giác, sa sút trí tuệ hoặc liệt dương; thậm chí là bị đe dọa tới tính mạng. (2)

5. Giang mai thần kinh và giang mai mắt

Ở bất cứ giai đoạn nào như trên, giang mai có thể lan đến não hoặc tủy sống gây ra nhiều tổn thương khác; trong đó có các vấn đề về thần kinh.

Khi nào thì cần gặp bác sĩ?

Nếu nghi ngờ mình có nguy cơ tiếp xúc với bệnh giang mai, bạn nên đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt. Bạn có thể không tự nhận biết được các triệu chứng bệnh nếu không xét nghiệm máu. Nên cung cấp các thông tin dưới đây khi gặp bác sĩ:

Chỉ ra các vết loét nghi ngờ là dấu hiệu bệnh Đã quan hệ với người bị giang mai Đã quan hệ tình dục nhưng chưa từng làm xét nghiệm máu

Bệnh giang mai lây nhiễm qua đường nào?

Vi khuẩn giang mai xâm nhập vào cơ thể khi người bệnh có tiếp xúc trực tiếp với vết săng giang mai trên cơ thể người khác. Tình trạng này phần lớn xảy ra trong các hoạt động tình dục; tuy nhiên cũng có trường hợp vi khuẩn xâm nhập qua qua vết cắt hoặc màng nhầy.

Đối với phụ nữ đang mang thai nếu mắc phải giang mai thì có thể lây truyền bệnh cho thai nhi. Thai nhi mắc giang mai có nguy cơ bị nhẹ cân, sinh non hoặc thai lưu. Em bé sau sinh bị giang mai có thể không có dấu hiệu bệnh nhưng có thể phát sinh các vấn đề sức khỏe trong vài tuần nếu không được điều trị như đục thủy tinh thể, điếc, co giật, thậm chí có thể tử vong.

Vì vậy để đảm bảo an toàn hơn, bảo vệ thai nhi tốt hơn, thai phụ nên xét nghiệm giang mai ít nhất 1 lần trong thai kỳ. Nếu phát hiện bệnh cần lập tức điều trị.

Bệnh giang mai không lây lan trực tiếp qua một số hành động/ vật dụng như đi toilet, cầm nắm tay nắm cửa, sử dụng bể bơi/ bồn tắm, quần áo mặc chung hoặc chung dụng cụ ăn uống. Tuy nhiên việc dùng chung vật dụng cá nhân lại vẫn có thể lây nhiễm gián tiếp nếu các vật dụng này có chứa xoắn khuẩn giang mai, khi người sử dụng có vết thương hở sẽ có nguy cơ nhiễm khuẩn.

Quan hệ tình dục là con đường lây lan giang mai chủ yếu

Cách phòng tránh bệnh giang mai

Giang mai có thể quay trở lại sau khi điều trị khỏi. Cách phòng bệnh tốt nhất chính là thực hiện các biện pháp quan hệ tình dục an toàn. Sử dụng bao cao su cho bất kỳ hình thức quan hệ tình dục là điều nên làm. Ngoài ra để tăng khả năng phòng ngừa, việc sàng lọc các STI cùng như không dùng chung kim tiêm/ đồ chơi tình dục là việc cần thiết.

Xem thêm: Các loại hình xăm yakuza và ý nghĩa của chúng, 199+ hình xăm yakuza nhật bản đẹp nhất 2023

Giang mai là bệnh có thể điều trị được. Phát hiện các giai đoạn bệnh giang mai càng sớm càng giúp người bệnh giảm bớt nguy cơ bị ảnh hưởng nặng tới sức khỏe. Do đây là bệnh dễ lây lan nhưng khó phát hiện nên việc tự bảo vệ bản thân bằng cách biện pháp an toàn là điều rất cần thiết. Đối với các bệnh STI như giang mai, thăm khám và điều trị ở các cơ sở có chuyên khoa là điều nên làm.

Trung tâm Tiết niệu Thận học, Khoa Nam học của Hệ thống BVĐK Tâm Anh quy tụ đội ngũ các chuyên gia đầu ngành, Nội khoa và Ngoại khoa, giỏi chuyên môn, tận tâm.

Nhà giáo nhân dân GS.TS.BS Trần Quán Anh, Thầy thuốc ưu tú PGS.TS.BS Vũ Lê Chuyên là những cây đại thụ trong ngành Tiết niệu Thận học Việt Nam. Cùng với các tên tuổi Thầy thuốc ưu tú TS.BS Nguyễn Thế Trường Thầy thuốc ưu tú BS.CKII Tạ Phương Dung, TS.BS Nguyễn Hoàng Đức, TS.BS Từ Thành Trí Dũng, Th
S.BS.CKI Nguyễn Đức Nhuận, BS.CKII Nguyễn Lê Tuyên, Th
S.BS Nguyễn Tân Cương, Th
S.BS Tạ Ngọc Thạch, BS.CKI Phan Trường Nam…

Các chuyên gia, bác sĩ của Trung tâm luôn tự tin làm chủ những kỹ thuật mới nhất, phát hiện sớm và điều trị hiệu quả các bệnh lý về thận và đường tiết niệu, bệnh nam giới giúp người bệnh rút ngắn thời gian nằm viện, hạn chế nguy cơ tái phát, nâng cao chất lượng cuộc sống.

Để đặt lịch khám và điều trị với các chuyên gia đầu ngành tại Trung tâm Tiết niệu Thận học, Khoa Nam học – Tiết niệu Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, quý khách có thể đặt hẹn trực tuyến qua các cách sau đây:

Gửi tin nhắn trên Fanpage Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh hoặc Fanpage Tiết niệu – Nam học BVĐK Tâm Anh Nhắn tin qua Zalo OA của BVĐK Tâm Anh.

Giang mai là căn bệnh nguy hiểm gặm nhấm người bệnh trong âm thầm. Rất khó để phát hiện bệnh giai đoạn đầu vì chúng không có nhiều biểu hiện. Thế nhưng khi cơ thể ốm yếu, đau đớn, phát hiện ra thì bệnh đã ủ từ lâu. Phần lớn người bệnh đều phát hiện ra khi bệnh đến giai đoạn ba. Vậy dấu hiệu nhận biết bệnh giang mai giai đoạn 3 có những hiện tượng nổi bật nào? Liệu có kịp thời cứu chữa hay không?

Tổng quan về bệnh giang mai giai đoạn 3 

Giang mai là một loại bệnh xã hội. Chúng thường xuất hiện ở những người có lối sống buông thả, quan hệ linh tinh, không lành mạnh. Giang mai được xem là căn bệnh nguy hiểm bậc nhất, chỉ đứng sau HIV/AIDS. 

*

Tổng quan về bệnh giang mai giai đoạn 3 

Giang mai là căn bệnh có thể chữa khỏi nếu phát hiện sớm. Nhưng thực tế, người bệnh không hề biết đến sự tồn tại của chúng ở trong cơ thể vào thời kỳ đầu. Khi xoắn khuẩn giang mai thâm nhập vào cơ thể, chúng hình thành các ổ bệnh một cách thầm lặng. Lúc này, cơ thể không có hiện tượng lạ, không đau đớn hay mệt mỏi.

Khi cơ thể có những dấu hiệu nhẹ đầu tiên thì bệnh đã bước sang giai đoạn mới. Dù có những vết trầy, loét nhẹ trên da nhưng chúng không hề gây ra cảm giác gì. Nhiều người thường chủ quan cho rằng đây chỉ là vết côn trùng cắn hay va đập vào đâu đó.

Phần lớn mọi người phát hiện bản thân bị bệnh là khi cơ thể có dấu hiệu đau đớn, mỏi mệt và nhiều dấu vết trên cơ thể. Lúc này bệnh tình của bạn gần như đã bước sang giai đoạn 3. Đây cũng là bệnh giang mai giai đoạn cuối.Nếu không kịp thời chữa trị tính mạng của người bệnh sẽ bị đe dọa.. 

Bệnh giang mai giai đoạn 3 hiểu đơn giản nhất là thời điểm bệnh đã đi sâu, có những dấu hiệu rõ ràng nhất về cả trạng thái cơ thể lẫn các dấu hiệu bên ngoài.

Các biểu hiện dễ nhận biết khi bệnh giang mai chuyển giai đoạn 3

Nếu ở giai đoạn 1, 2, những dấu hiệu ngoài da vẫn còn mờ nhạt, không gây tổn thương. Nhưng khi bệnh giang mai bước vào giai đoạn 3, tốc độ ăn sâu của xoắn khuẩn diễn ra nhanh hơn. Chúng dần tàn phá cơ thể, các cơ quan nội tạng, thậm chí là cả xương khớp. Các ổ loét, viêm có xu hướng lan rộng, gây ra những vết thương không thể phục hồi. Cứ như vậy, bệnh giang mai giai đoạn cuối sẽ không thể cứu chữa được..

*

Các biểu hiện dễ nhận biết khi bệnh giang mai chuyển giai đoạn 3

Tiến trình ủ bệnh giai đoạn 3 của giang mai rất dài. Theo nhiều nghiên cứu, giai đoạn này sẽ bắt đầu từ năm thứ 3 cho đến năm thứ 10 kể từ như xoắn khuẩn xâm nhập vào cơ thể, Vậy nên khi nhận thấy những biểu hiện lạ ở cơ thể, sức khỏe yếu, suy nhược thì cần đến ngay bệnh viện, phòng khám chuyên khoa để kiểm tra. Theo đó, những dấu hiệu bệnh giang mai giai đoạn 3 bạn cần nắm rõ là:

Giang mai củ

Giang mai củ là một trong những dấu hiệu dễ thấy nhất khi bệnh bước đến giai đoạn 3. Những ổ giang mai này thường có màu đỏ đồng, hơi lồi lên so với bề mặt da. Giang mai củ có kích thước khá nhỏ, dạng hình tròn đường kính bé hơn 1cm. 

Số lượng giang mai củ trên cơ thể là không nhiều, cũng không tập trung ở một vùng cố định nào cả. Chúng có thể xuất hiện ở bất cứ đâu trên cơ thể, phổ biến nhất là lưng, tay và chân. Một vài trường hợp giang mai củ xuất hiện trên mặt và dính với nhau thành một khối lớn. Bề mặt của các ổ giang mai này thường khô và bông viền tróc lên như vẩy nến.

*

Giang mai củ

Giang mai củ là biểu hiện thường gặp nhất, ít gây đau đớn và tổn thương đến người bệnh hơn. Vì thế, khi chớm thấy những giang mai củ có kích thước nhỏ, bạn cần đến các cơ sở khám chữa ngay lập tức. Bằng việc có phác đồ điều trị cụ thể, việc chữa khỏi và hồi phục sẽ được rút ngắn đáng kể trước khi bệnh trở nặng hơn.

Gôm giang mai

Gôm giang mai là một dấu hiệu khác bạn dễ nhận thấy khi bệnh vào giai đoạn 3. Gôm giang mai có hình dạng là một khối tròn, khi mới xuất hiện thì rất cứng và khô. Chúng nổi lên và tách biệt hoàn toàn với những vùng da lành, khỏe mạnh xung quanh. Tuy nhiên, khi xoắn khuẩn giang mai hoạt động mạnh, những gôm giang mai này sẽ mềm dần đi.

Gôm giang mai mềm hóa chứng tỏ bệnh tình đang trở nặng. Ban đầu gôm giang mai vẫn còn khá nông, nhưng khi mềm hoàn toàn, chúng sẽ dính chặt lấy da. Khi gôm giang mai vỡ, chúng sẽ tạo nên các vết lở loét trên cơ thể. Gọi là gôm vì lúc này, các dính mủ sánh nhầy trong ổ bệnh sẽ tràn ra ngoài, có mùi rất hôi.

*

Gôm giang mai

Sau khi dịch vụ tràn hết, đáy ổ bệnh sẽ là một lớp sừng dày, cứng và lẫn cả máu, mưng mủ. Đưa mũi lại cần bạn sẽ thấy chúng có mùi rất hôi, giống như đang bị phân hủy. Gôm giang mai xuất hiện khắp nơi trên cơ thể, từ mặt, da dầu, chân tay đến cả cơ thể, mông đùi, … 

Gôm giang mai còn xuất hiện ở những điểm nhạy cảm trên cơ thể. Điển hình có thể kể đến khoang miệng, môi, lưỡi hay cơ quan sinh dục. Đây là những nơi rất khó để làm sạch cũng như đảm bảo sự thông thoáng cho các vết loét. Môi trường ẩm ướt, có nhiều vi khuẩn dễ khiến các vết thương này trở nặng và lan rộng hơn.

Giang mai tim mạch

Giang mai tim mạch là một biểu hiện khác khi bệnh nhân không được chữa trị sớm. Các chuyên gia chỉ ra rằng, có khoảng 10% người mắc bệnh sẽ có dạng tổn thương giang mai này. Chúng xuất hiện khi xoắn khuẩn đã xâm nhập vào cơ thể từ 10 đến 40 năm, tức là đã rất lâu kể từ giai đoạn đầu.

*

Giang mai tim mạch gây ra những cơn đau nguy hiểm

Vì xuất hiện sau thời gian dài ủ bệnh nên giang mai tim mạch luôn tiềm ẩn những nguy hiểm. Bộ phận mà dạng tổn thương giang mai này tác động nhiều nhất chính là động mạnh chủ. Ở thể trạng bình thường, các dấu hiệu chúng mang lại giống như các vấn đề tim mạch thông thường. 

Trường hợp bệnh giang mai giai đoạn ba chuyển xấu, van động mạch chủ có hiện tượng hở dẫn đến tình trạng suy tim. Khi khám chuyên sâu, bác sĩ có thể nghe thấy rõ âm động mạch chủ hở đang thở. Huyết áp người bệnh khi đó cũng không ổn định, lúc cao, lúc thấp. Tình trạng này không được khắc phục kịp thời sẽ khiến độ dãn động mạch rộng hơn. Trường hợp xấu nhất người bệnh sẽ tử vong vì động mạch bị vỡ.

Giang mai thần kinh

Giang mai thần kinh là vùng tổn thương sinh ra ở tủy sống. Chúng hình thành và ăn sâu vào tủy, ảnh hưởng trực tiếp đến hệ thần kinh của con người. Khi xoắn khuẩn giang mai vào nhu mô não, một số triệu chứng bệnh lý xảy ra có thể kể đến như viêm màng não, viêm tủy hay viêm não. Tình trạng ổ beejh này sẽ xảy ra khi người bệnh nhiễm từ 10 đến 20 năm.

*

Giang mai thần kinh gây ra những tổn thương nghiêm trọng như viêm não hay viêm tủy

Giang mai thần kinh không chỉ gây bệnh mà còn mang đến những cơn đau dai dẳng cho người bệnh. Bạn sẽ cảm thấy cơ thể đau yếu hơn, lực cơ giảm đáng kể và cảm xúc và niệu dục luôn trong tình trạng rối loạn. Nếu không nhận thức rõ ràng, rất nhiều người nhầm lẫn đây là dấu hiệu của bệnh thần kinh.

> triệu chứng bệnh giang mai và cách phòng ngừa

Xác định và điều trị bệnh ra sao mới hiệu quả?

Với bệnh nhân, cách tốt nhất để phán đoán bệnh giang mai đến giai đoạn 3 hay chưa là dựa vào các biểu hiện bên trong và bên ngoài. Khi một bộ phận nào đó trên cơ thể bị tổn thương thì trước hết cần phải tiến hành chẩn đoán, phân biệt xem đó là do giang mai hay chỉ là bệnh lý thông thường. Để đưa ra kết quả chính xác nhất, bệnh nhân cần làm xét nghiệm huyết thanh và có kết quả nhận lại là dương tính.

*

Xác định và điều trị bệnh ra sao mới hiệu quả?

Nếu đến giang mai giai đoạn 3, bạn cũng không cần lo lắng quá nhiều vì lúc này vẫn cứu chữa được. Chủ yếu bệnh nhân sẽ được sử dụng thuốc kháng sinh Penicillin. Đây là loại thuốc điều trị phổ biến, mang lại những hiệu quả ràng nhất. Cùng với việc dùng thuốc, bạn cũng cần xây dựng lối sống lành mạnh, khoa học, không dùng chất kích thích hay quan hệ bừa bãi.

> Xét nghiệm bệnh giang mai ở đâu? Chi phí có cao không?

> Điều trị giang mai như thế nào? Thời gian bao lâu?

Bệnh giang mai giai đoạn 3 là lúc người bệnh ở trong tình trạng nghiêm trọng nhất. Tùy vào biểu hiện bệnh mà bạn sẽ biết được khả năng cứu chữa có cao hay không. Dựa vào những kiến thức được chia sẻ trên, việc chủ động chăm sóc sức khỏe, nhạy cảm với cơ thể là điều cần thiết để bảo vệ cuộc sống của chính bạn!

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

x

Welcome Back!

Login to your account below

Retrieve your password

Please enter your username or email address to reset your password.